Có hai
trường hợp độc đáo nên khảo sát: hoàn cảnh Phật Giáo thăng trầm tại Nhật Bản và
Sri Lanka.
Trường
hợp Phật Giáo Nhật Bản, tuy bị nhiều người xem như đang hấp hối, nhưng vẫn đang
có ảnh hưởng truyền giáo tại nhiều nước khác trên thế giới, và nhiều người da
trắng vì yêu chuộng Phật Giáo đã vào sống hòa nhập với người dân Nhật Bản đề
hoằng pháp trở lại. Như thế, tất nhiên có một sức mạnh văn hóa từ Phật Giáo
Nhật Bản đã và đang quyến rũ nhiều người khác trên thế giới.
Nhưng
tuyệt vời độc đáo là trường hợp Sri Lanka -- nơi từng bị thực dân Bồ Đào Nha
chiếm đóng trong thế kỷ 16, Hòa Lan chiếm đóng trong thế kỷ 17, và Anh chiếm
đóng trong thế kỷ 19 – hệ thống tăng già Phật Giáo đã nhiều lần bị xóa sổ, tới
nổi mấy lần, khi các anh hùng dân tộc nổi dậy giành lại đất nước thì thấy rằng
không còn một vị sư nào hết, và đã mấy lần đưa các đoàn sa di sang Miến Điện (lần
đầu năm 1597, lần thứ nhì năm 1862), và sang Thái Lan (giữa thế kỷ 18, trong
đời vua Sri Vijaya Raajasinha) để xin
thọ cụ túc giới từ chư tăng Miến Điện và Thái Lan.
Hãy đặt
câu hỏi rằng, khi đối diện với hoàn cảnh 21% dân số Sri Lanka theo đạo Thiên
Chúa trong thế kỷ 17 vì ảnh hưởng truyền
giáó của thực dân Bồ Đào Nha và Hòa Lan, chư tăng đã hoằng pháp thế nào để mời
gọi người dân Sri Lanka trở lại Phật Giáo để bây giờ chỉ còn hơn 6% dân số theo
đạọ Thiên Chúa (tính chung cả Công Giáo La Mã và Tin Lành)? Và hãy hình dung, nếu
21% dân số Việt Nam theo đạọ Thiên Chúa, chúng ta làm thế nào để mời gọi lại
2/3 khối người đó trở về lại Phật Giáo? Nghĩ như thế, mới thấy kỳ công của dân
tộc Sri Lanka.
Thực tế,
những cuộc kháng chiến giành độc lập cho Sri Lanka đã là một nỗ lực đi tìm và
xây dựng lại căn cước Phật Giáo cho Sri Lanka: tất cả các chùa được biến thành
trường học để dạy người dân tu học theo giáo lý nhà Phật và chia sẻ tự hào với
lịch sử Sri Lanka, nơi vận mệnh đất nước đã gắn liền với Đạo Phật từ thế kỷ thứ
2 trước công nguyên.
Trong
khi đó, thế giới vẫn nhìn Nhật Bản như một quốc gia có đại đa số người dân theo
Phật Giáo, nhưng người dân không còn bận tâm nhiều về tôn giáo nữa. Tuy một
cách truyền thống, nhiều người dân Nhật theo cả Thần Đạo và Phật Giáo, tương tự
như nhiều người dân Việt Nam theo cả Đạo Mẫu và Phật Giáo, nhưng quan tâm về
tôn giáo đã rất nhạt mờ.
Bản
thống kê CIA Factbook cho biết dân số Nhật Bản ước tính vào tháng 7-2011 là
126,475,664 người, trong đó ước tính năm 2005 về thành phần người dân có tôn
giáo thì Thần Đạo 83.9%, Phật Giáo 71.4%, Thiên Chúa Giáo 2%, các đạo khác
7.8%.
Thực tế
bi quan hơn các con số đó. Tự Điển Bách Khoa Wikipedia ghi rằng, các bản khảo
sát của nhật báo Yomiuri Shimbun cho thấy quan tâm tôn giáo nhạt theo thời
gian: Bản khảo sát 1952 cho thấy, 64.7% dân Nhật nói rằng họ tin vào một tôn
giaó cụ thể; bản khảo sát năm 1958 nói, số này chỉ còn 35%; năm 1963 chỉ còn
31%; năm 1973 chỉ còn 25%; năm 1978 tăng lên lại 34%; năm 1983 chỉ còn 32%.
Cũng bản
khảo sát Yomiuri cho thấy: bản năm 2000 ghi là, có 76.6% dân Nhật trả lời rằng
họ không tin vào một tôn giáo cụ thể; năm 2005, có 72% dân Nhật nói không liên
hệ tới tôn giaó cụ thể nào, và chỉ 25% nói họ có tin vào tôn giáo và 20% nói họ
có tu tập theo một tôn giáo.
Một quan
điểm phổ biến nhìn rằng, Phật Giáo Nhật Bản suy tàn vì đa số các sư lập gia
đình. Hình như các thống kê cụ thể về số lượng sư lập gia đình không được phổ
biến. Nhưng một điều chắc chắn rằng, vẫn còn nhiều vị sư gìn giữ 250 giới.
Trang
web Vatican (của Thiên Chúa Giáo La Mã) đã đăng một bài viết của Thiền Sư Soko
Morinaga, nhan đề “Celibacy: The View of a Zen Monk from Japan” (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cclergy/documents/rc_con_cclergy_doc_01011993_zen_en.html)
trong đó cho thấy một phần toàn cảnh Phật Giáo Nhật Bản.
Soko
Morinaga (1925–1995) là một vị sư dòng Lâm Tế (Rinzai Zen), là Hiệu Trưởng đại
học
Hanazono
University và là tu viện trưởng Thiền Viện Daishu-in tại Kyoto. Thiền Sư Soko
Morinaga là tác giả một số sách về Thiền. Một số đệ tử Tây Phương được truyền
pháp của Thiền Sư đã thiết lập các thiền đường ở Anh và Hoa Kỳ. Trong đó có
Thiền Viện Daishu-in West ở quận Humboldt County, Bắc California, và Thiền Viện
Shobo-an tại London, Anh Quốc.
Một điểm
chú ý trong bài viết của Morinaga trên trang Vatican là chính quyền Nhật Bản
đóng một vai chính trong việc thăng trầm của Phật Giáo Nhật Bản.
Bài này
trích dịch như sau:
“... Một sắc lệnh mang số 133, ban hành bởi tân chính phủ Meiji năm
1872, ra lệnh rằng các vị sư có quyền tự do “ăn thịt, lấy vợ, và cạo đầu” tùy
ý. Từ đó, việc thế tục hóa các vị sư nhanh chóng diễn ra. Tại Tasho năm 1920,
Tịnh Độ Tông Nhật Bản (Jodo) ban hành một số quy định gọi là “Điều Lệ về Gia
Đình Trong Tự Viện” (Regulations for Temple Families.”
... Tuy nhiên, trong cương vị một vị sư tu Thiền, đã bước vào đời
sống tự viện để thành đạt mục tiêu tự giác và giác tha, tôi cảm thấy dễ dàng
thực hiện mục tiêu hơn khi không có gia đình và không có nhu cầu tài sản cá
nhân; do vậy, đối với tôi, sự lựa chọn đời sống độc thân và khó nghèo là một
lựa chọn tự nhiên và hạnh phúc. Tôi chắc chắn không phải là người duy nhất cảm
thấy hạnh phúc với đời sống độc thân. Truyền thống Phật Giáo Theravada ở Đông
Nam Á cổ thời cũng có nhiều bài thơ ca ngợi niềm vui của độc thân. Mặc dù có
thể vẫn còn tham ái khởi lên, như tham ái tình dục, niềm vui này bảo vệ đời
sống độc thân...”(hết
trích dịch)
Một đặc
điểm còn thấy ở Nhật Bản: một số người Tây Phương vào Nhật để góp sức gìn giữ
Phật Giáo.
Như
trường hợp Hugo Deslippe, sinh trưởng ở Canada, theo Đạo Phật khi còn ở đại
học. Lúc đó, anh học về Đông Á Học, được một người bạn mời dự một lớp dạy Thiền
Tông ở Montreal. Bạn của Hugo cũng là người Canada, nhưng thọ giới cụ túc ở tu
viện Koya-san ở Nhật Bản năm 2001 để thành một vị sư tu theo Chân Ngôn Tông
(Shingon, người Việt quen gọi là Mật Tông, có khi gọi là Đông Mật để nói về các
dòng Mật Tông ở phương Đông).
Bây giờ
thì, qua trang web Đạo Phật Nhật Bản (http://www.japanese-buddhism.com/),
Hugo cho biết anh dạy Anh Ngữ cho các trường tiểu học ở Nagano, và từ đất nước
mà anh gọi là huyền thoại, anh hoằng pháp bằng mạng Anh Ngữ với “...Mục đích của tôi là thảo luận, bằng ngôn ngữ đời thường,
về lịch sử, về niềm tin và về biểu tượng, cùng nhiều đề tài khác, của Phật Giáo
với chủ điểm về Nhật Bản, nơi nghệ thuật và mỹ học mạnh mẽ ảnh hưởng bởi Thiền
Tông.”(hết trích dịch)
Một
người Tây Phương khác cũng vào Nhật để tu học, và rồi trở thành viện trưởng
Thiền Viện Antaiji: Sinh năm 1968 tại Berlin, Đức Quốc, trưởng thành ở Tây Đức,
năm 16 tuổi được một vị thầy trung học dạy ngồi thiền, từ đó đã mơ ước trở
thành một Thiền Sư, học tiếng Nhật ở một đại học Berlin cùng với triết học và
vật lý học, sang học một năm ở Kyoto University, năm 22 tuổi trở thành cư sĩ tu
học ở Antaiji trong 6 tháng, và ba năm sau khi tốt nghiệp đại học trở thành một
vị sư với tên là Muho, chuyển sang tu thiền một năm ở Thiền Viện Tokufuji dòng
Lâm Tế ở Kyoto, và tu một năm ở Tu Viện Hosshinji ở Obama. Sau khi được ấn khả
truyền pháp từ Miyaura Roshi (Viện Chủ Antaiji), Muho quyết định sống đời một
vị sư vô gia cư ở một công viên ở Osaka, nơi Muho hướng dẫn một nhóm tập thiền;
lúc đó, Muho 33 tuổi. Sau 6 tháng làm nhà sư vô gia cư, vào tháng 2-2002, được
tin thầy viên tịch, Muho được gọi về lại Antaiji và được cử lên làm Viện Chủ
đời thứ 9 của thiền viện này, cũng trong năm 2002. Điều để suy nghĩ: Muho cưới
vợ năm 2002.
Nhưng kỷ
luật tu thiền ở Antaiji rất nghiêm ngặt. Thiền viện này mở cửa đón người muốn
vào tập thiền, cả ngắn hạn và dài hạn. Khi nhập thất nhiếp tâm (sesshin), tất cả
các sư ngồi thiền 15 tiếng đồng hồ/ngày. Những ngày khác, phải ngồi Thiền 4
giờ/ngày. Noí ngồi Thiền, nhưng là luân chuyển cả đi bộ Thiền hành. Các vị sư
đều phải lao động nặng, kể cả chặt cây và xây cất.
Trang
web Anh Ngữ của Antaiji ở đây: http://antaiji.dogen-zen.de/eng/index.shtml
Như thế,
Phật Giáo Nhật Bản có một sức mạnh quyến rũ kể cả ở những vùng thật xa như
Canada và Đức Quốc. Câu hỏi nơi đây rằng: vì sao Phật Giáo Nhật Bản đang hấp hối?
Một số
người trẻ Nhật Bản trả lời trên mạng City-data.com rằng, nhiều chi phái lạ mang
danh Phật Giáo xuất hiện đã lấy đi rất nhiều tín đồ; và một thanh niên ký tên
Sonny viết trên mạng Vấn Đáp Yahoo, “Hãy yêu cầu bất
kỳ người Nhật nào kể tên ra một giáo pháp Phật Giáo nào xem, chỉ cần kể ra một
thôi. Các bạn sẽ thấy rằng không những họ không biết gì cả, họ còn không biết
là có những giáo pháp đó từng hiện hữu và sau khi nói chuyện với bạn xong, họ
cũng sẽ không bận tâm tìm hiểu về các giáo pháp đó.” (http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20111208150100AAcC4Fl)
Tình
hình vừa nói cũng dễ dàng thấy tại Việt Nam và Trung Quốc, nơi đa số người dân
chỉ biết sơ sài về giáo pháp nhà Phật, kể cả các gia đình Phật Tử truyền thống.
Nhưng với Sri Lanka, nơi cũng thường được dân Việt gọi là Tích Lan, thì khác hẳn:
nơi đây, tất cả các chùa đều biến thành nơi dạy Phật Pháp và hun đúc tinh thần
dân tộc.
Theo CIA
Factbook, ước tính vào tháng 7-2011, dân số Sri Lanka có 21,283,913 người; trong đó, theo thống kê
2001 có 69.1% theo Phật Giáo, 7.6% theo Hồi Giáo, 7.1% theo Ấn Độ Giáo, 6.2%
theo Thiên Chúa Giáo, 10% không cụ thể.
Thông
tin từ Bách Khoa Tự Điển Wikipedia cho các con số hơi khác, trích dịch:
“Dân số
Sri Lanka theo nhiều tôn giáo: 70% dân theo Phật Giáo Theravada, 15% theo Ấn Độ
Giáo, 7.5% theo Hồi Giáo, và 7.5% theo Thiên Chúa Giáo. Sri Lanka được xếp hàng
thứ 3 thế giới về tính mộ đạo, theo một bản thăm dò Gallup 2008, với 99% dân
Sri Lanka nói rằng tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngaỳ của
họ.
“Theo các truyền thống Thiên Chúa Giáo, thánh tông đồ Thomas the
Apostle đầu tiên đã tới Sri Lanka (cũng như tới Ấn Độ) trong thế kỷ thứ nhất. Sau
khi tới, một số cộng đoàn nhỏ của các tín đồ Thiên Chúa Giáo được thiết lập ở
vùng ven biển Sri Lanka. Tuy nhiên, số lượng tín đồ Thiên Chúa Giáo không tăng
nhiều cho tới khi các đoàn truyền giáo Bồ Đào Nha vào trung thế kỷ 15. Trong
thế kỷ 17, người Hòa Lan chiếm Sri Lanka, và các đoàn truyền giáo Hòa Lan đã có
thể chuyển 21% dân số Sri Lanka theo Thiên Chúa Giáo vào năm 1722...” (hết trích dịch)
(Link: http://en.wikipedia.org/wiki/Religion_in_Sri_Lanka)
Theo
Thiên Chúa Giáo tới 21%, và rồi càng lúc càng co cụm để bây giờ chỉ còn xấp xỉ
7%? Đó là trường hợp độc đáó của Sri Lanka.
Phật
Giáo được truyền vào Sri Lanka vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên bởi Đại Sư
Mahinda, con trai của Hoàng Đế Ashoka, trong triều vua King Devanampiya Tissa
đang trị vì Sri Lanka.
Một chồi
Cây Bồ Đề mang vào trồng ở Sri Lanka, và các tu viện đầu tiên được thiết lập
với bảo trợ của vua Sri Lanka. Tạng Kinh Pali, trước đó được giữ gìn qua truyền
khẩu, đầu tiên được chép xuống tại Sri Lanka vào năm 20 trước công nguyên.
Ni
Trưởng Arahath Sanghamitra, con gái của Vua Ashoka, cũng vào thiết lập Ni Đoàn ở
Sri Lanka. Bây giờ, không còn Ni Đoàn tại đây.
Vào khoảng
năm 200 trước công nguyên, Phật Giáo trở thành quốc giáo ở Sri Lanka. Xá Lợi Răng
Đức Phật được mang vào Sri Lanka trong thế kỷ thứ 4 bởi Hoàng Tử Danta và Công
Chúa Hemamala. Sri Lanka có một lịch sử Phật Giáo liên tục dài nhất so với bất
kỳ quốc gia Phật Giáo nào. Trong những thời kỳ suy thoái, khi Tăng Đoàn biến mất,
các sa di lại được đưa sang Miến Điện và Thái Lan để thọ giới cụ túc và thiết lập
lại Tăng Đoàn.
Sau đây
sẽ tóm lược một số chi tiết về thăng trầm của Phật Giáo Sri Lanka, dựa vào thông
tin từ các nguồn khác nhau, trong đó phần lớn là từ bài viết “Buddhism in Sri Lanka: A Short History” (Lược Sử Phật
Giáo Sri Lanka) của tác giả H.R. Perera. Những người quan tâm nên tìm đọc bản gốc
Anh Văn, sẽ có nhiều thông tin hơn. Bài này có link ở: http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/perera/wheel100.html.
Người Bồ
Đào Nha đặt chân vào Sri Lanka năm 1505, khi Vua Vira Paraakramabaahu VIII
(1484-1508) đang trị vì. Họ hứa hẹn viện trợ quân sự để giúp vua chống lại những
đối thủ thù nghịch, hứa hẹn thịnh vượng từ việc giao thương mà họ xin thiết lập.
Họ đánh đuổi người Hồi Giáo ra khỏi Colombo, và được phép dựng một đồn lũy bên
bờ biển này, nơi bây giờ là thủ đô Sri Lanka, và dần dần thực hiện nhiều cuộc tấn
công vào nội địa, chiếm trọn các tỉnh ven biển năm 1658.
Các sử
gia Sri Lanka và cả các sử gia Bồ Đào Nha từ thời đó đã mô tả họ như là tàn bạo,
phi nhân, đàn áp Phật Giáo để áp đặt đức tin của họ -- Công Giáo La Mã – vào dân
tộc Sri Lanka.
Vua của xứ Kotte là King Bhuvanekabaahu VI (1534-1551),
trong nỗ lực nhờ người Bồ Đào Nha giúp người cháu là Dharmapaala lên ngôi đã gửi
một tượng ngà mang hình người cháu này tới Bồ Đào Nha, nơi vua Bồ Đào Nha thực
hiện lễ phong vương cho pho tượng ngà này. Khi các sứ thần Sinhalese (sắc tộc
chính của Sri Lanka, tương tự người Kinh tại VN) về nước, cùng đi có các linh mục
dòng Franciscan theo lệnh vua Bồ Đaò Nha tới Sri Lanka, và với sự cho phép của
vua hải đaỏ này, đã rao giảng Công Giáo. Các cộng đoàn Công Giáo thiết lập ở các
tỉnh ven biển Sri Lanka.
Dharmapaala,
nguyên đã theo Công Giaó với tên thánh Don Juan Dharmapaala, sau khi lên ngôi đã
bày tỏ lòng mang ơn bằng cách dùng lợi tức cúng dường từ Ngôi Chùa Răng Phật
(Chùa Daladaa Maaligaawa) và lợi tức cúng dường từ tất cả các chùa trên hải đảo
để duy trì các cơ sở truyền giáo Công Giáo.
Và rồi tới
thời dùng bạo lực truyền giáo. Những người dân muốn giữ chức quyền, phải theo Công
Giáo và rừa tội để lấy tên thánh. Những người giữ Đạọ Phật và bày tỏ chống đối đã
bị đàn áp tàn nhẫn. Đã có những chuyện kể về người bị ném vào sông để cá sấu ăn
thịt, về các em bé bị chiến binh đâm lưỡi giáo và đưa ra trước mặt ba mẹ các
em, về trẻ em bị đè dưới đá trước mắt các bà mẹ và rồi các bà mẹ sau đó bị tra
tấn tới chết. Những người theo Phật Giáo công khai, hay dám mặc áo vàng tu sĩ là
bị tử hình. Các chùa Phật Giáo bị phá hủy, tài sản trong chùa bị cướp đi, thư
viện bị đốt.
Vua King
Raajasinha I (1581-1592), con trai của Mayaadunne, em của Bhuvenekabaahu VI, trị
vì ở vùng Sitawaka trong khi người Bồ Đào Nha cai trị ở Kotte, thuyết phục dân
tộc Sinhalese đưa quân tấn công người Bồ Đào Nha, thắng nhiều trận. Nhưng vua này
trong cuộc tranh quyền nội bộ vương triều đã tự tay giết vua cha, nên mang mặc ảm
tội lỗi. Raajasinha mới nhờ các vị sư giúp ông xóa khỏi tội giết cha. Khi nghe
các sư nói rằng đó là tội cực nặng, trong năm tội vô giná, vua liền nổi giận, mới
sang quy y các giáo sĩ Ấn Độ Giáo Saivites, và trở thành kẻ thù của Phật Giáo. Đức
Pháp Chủ Phật Giáo bị ném đá tới chết,
nhiều vị sư khác bị chôn dưới đất để hở đầu và đầu của họ bị lưỡi cày đẩy qua đứt
lìa. Một số vị sư khác bị đâm chết. Các chùa vùng này bị đập phá, kinh sách bị đốt.
Năm
1592, khi vua Raajasinha chết, vua Vimala Dharmasuriya I lên nối ngôi, cai trị
trong 12 năm. Mặc dù ngài được giáo dục bởi người Bồ Đào Nha, vua này tỏ thái độ
chống đối Bồ Đào Nha vì tình ái quốc và hộ trì Phật Pháp.
Sau nhiều
trận đánh với người Bồ Đào Nha để gìn giữ các tỉnh nội địa, vua Vimala
Dharmasuriya I cho thiết lập lại các chùa và tượng đàì Phật Giáo. Thấy rằng không
còn một vị sư có đủ giới pháp nào trong vương quốc nữa, vua gửi một pháí đoàn tới
vương quốc Arakan (bây giờ là một phần Miến Điện) để xin giúp thiết lập lạị tăng
đoàn Sri Lanka.
Nhiều vị
sư Miến Điện dưới hướng dẫn của 2 ngài trưởng lão Nandicakka and Candavisaala, đã
tới Kandy (thủ đô vương triều Sri Lanka) và trong năm 1597 trao lễ thọ giới ở Udakukkhepa
Siimaa tại Getambe, gần Kandy. Vua cũng xây một bảo tháp, và mang trở về Xá Lợi
Răng Phật (trong thời chinh chiến được giấu ở Delgamuvihaara) thờ.
Kế vị
vua Vimala Dharmasuriya là Senarat. Người Bồ Đaò Nha lại đưa quân tiến chiếm vùng
Kandy, vua Senarat mang Xá Lợi Răng Phật chạy tới Mahiyangana. Kế vị Senarat là
vua Raajasinha II (1634-1687), người đã dùng binh lực, với hỗ trợ của binh lực
người Hòa Lan, đã khởi dậy cuộc chiến kéo dài hai thập niên và xua đuổi người Bồ
Đàò Nha ra khỏi cả các tỉnh ven biển Sri Lanka vào tháng 6-1658. Vua thưởng công
người Hòa Lan bằng cách cho họ chiếm giữ các tỉnh trước kia do người Bồ Đaò Nha
chiếm.
Người Hòa
Lan truyền đạo Tin Lành (hệ phái Protestant Christianity), nhưng rút kinh nghiệm
người Bồ Đào Nha nên có chính sách hòa bình với vương triều và dân Sri Lanka. Họ
giúp đưa hai phaí đoàn sắc tộc Sinhalese tới Siam (bây giờ là Thái Lan) để thỉnh
các vị sư tới giúp xây dựng tăng đoàn ở Sri Lanka.
Tuy nhiên,
người Hòa Lan thiết lập một hệ thống giáo dục chặt chẽ trên đất họ cai trị (các
tỉnh ven biển): trường học cũng là nhà thờ, thầy giáo và là thầy dạy vừa là mục
sư giảng đạo. Thánh lễ thực hiện ngay ở trường, khai sinh và khai tử đều làm giấy
tờ và nghi lễ theo Tin Lành.
Không một
ai được chọn làm công chức, chỉ trừ người có đaọ Thiên Chúa. Chỉ có người theo đaọ
Thiên Chúa mới được xem là kết hôn hợp pháp hay sinh con hợp pháp.
Vì hệ thống
giaó dục quá rộng lớn, họ phải thuê người Sinhalese làm giáó viên và truyền đaọ
viên. Rất nhiều người bề ngoài là Tin Lành nhưng trong tâm là Phật Giáo, mục đích
là để đăng ký các lễ kết hôn, làm giấy khai sinh cho con đi học, và bản thân họ
được làm công chức. Trong thời kỳ này, Phật Giáo không bị đàn áp bằng bạo lực.
Trong
khi người Hòa Lan chiếm các tỉnh ven biển, các vua sắc tộc Sinhales ở các tỉnh
nội địa lo hồi phục Phật Giáo. Một trong số đó là vua Vimala Dharmasuriya II (1687-1706), con
trai và là người kế vị vua Raajasinha II. Thấy rằng đất nước không còn tới 5 vị sư, vua
gửi một pháí đoàn tới Arakan (Miến Điện), xin thỉnh các sư Miến Điện sang giúp.
Nhờ đó, một lễ thọ cụ túc giới thực hiện ở Getambe, ngay nơi đã có lễ tương tự
trước đó thực hiện ở triêù vua Vimala Dharmasuriya I. Trong lễ này, 33 sa di
thọ giới để trở thành tăng sĩ, và 120 người khác thọ giới sa di.
Trải qua
nhiều thập niên, tăng đoàn lại suy yếu vì nhiều lý do khác nhau. Tới triều vua Sri
Vijaya Raajasinha (1739-1747), thấy rằng tăng đoàn gần như biến mất trên đảo quốc
đầy niềm tin Phật Giáo naỳ, vua gửi 2 pháí đoàn sang Tháí Lan. Người Hòa Lan
cho mượn một chiếc thuyền để chở phaí đoàn. Chuyến đi đầu tiên bị chìm tàu.
Chuyến thứ nhì chưa về thì vua đã chết.
Nối ngôi
Sri Vijaya Raajasinha là vua King Kirti Sri Raajasinha, khi đó không còn một vị
sư nào trên toàn bộ hải đaỏ Sri Lanka thọ giới pháp đầy đủ. Tuy là có nhiều sa
di (tức là, saamaneras), nhưng đa số không có đời sống gương mẫu của tăng sĩ.
Họ không học Giới Luật, Giáp Pháp, mà chạy đua học chiêm tinh, y khoa chữa
bệnh, thờ chư thần, sống bê bối tai tiếng, trồng trọt và cả mua bán giao thương.
Các sa di hưởng lợi từ sự bao cấp rộng rãi của vua quan.
Vua Kirti
Sri Raajasinha gửi một pháí đoàn sang thăm vua King Dhammika của Siam (Thái
Lan) nhờ tái thiết lập tăng đoàn ở Sri Lanka. Hàng trăm vị thọ cụ túc giới, tu
học nghiêm chỉnh. Vua ban hành bộ ứng xử về giới luật đối với các vị sư. Thời kỳ
này, nền văn học Phật Giáo phát triển mạnh mẽ.
Nối ngôi
vua King Kirti Sri Raajasinha là người em, tên là Raajaadhi Raajasinha – vua này
là một học giả nhiều ngôn ngữ, tiếng Pali (Nam Phạn), tiếng Sanskrit (Bắc Phạn),
và tiếng Sinhalese. Vua có nhiều bài thơ xuất sắc viết bằng ngôn ngữ Sinhalese,
và tiến hành nhiều phương tiện hoằng pháp cho Phật Giáo. Cháu trai vua này là Sri
Vikrama Raajasinha, người lên kế vị và là vị vua cuối cùng của Lanka.
Vào năm
1796, trong thời vua Raajaadhi Raajasinha, người Hòa Lan thua trận nên nộp những
vùng lãnh thổ của họ cho thực dân Anh. Thống đốc Anh đầu tiên là Sir Frederick North.
Vào tháng
1-1815, một đạọ binh Anh tiến vào thủ đô Kandy và bắt sống vua của sắc tộc
Sinhalese. Vào ngày 2 tháng 3-1815, trong một đạị hội các quan tướng, tộc trưởng
và tăng sĩ, nhà vua chính thức bị truất ngôi, và toàn bộ lãnh thổ Sri Lanka trở thành thuộc địa Anh Quốc.
Như thế,
kết thúc cuộc chiến của dân tộc Sinhalese
đã đương cự với quân Bồ Đào Nha, quân Hòa Lan, và một thời gian với quân
Anh. Và cũng kết thúc dòng vua trị vì Sri Lanka kéo dài tới 2301 năm, kể từ vị
vua Vijaya lập quốc năm 486 trước công nguyên. Và phải chờ tới năm 1948, Sri
Lanka mới thoát ách cai trị của người Anh, tuyên bố độc lập.
Trong hiệp
ước đầu hàng ngày 2-3-1815, có một điểu khoản ghi rằng đất nước Sri Lanka thuộc
về người Anh với điều kiện người Anh tôn trọng Phật Giáó, phải xem các nghi lễ
Phật Giáo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.Thực tế, người Anh không tuân giữ cam kết này.
Người
Anh đưa chính sách ở các tỉnh ven biển áp đặt lên toàn bộ Sri Lanka, ưu đãi tín
đồ Thiên Chúa Giáo và tăng tốc giáo dục, truyền đạo. Ảnh hưởng lớn nhất là các
hội thánh Tin Lành Baptists, từ năm 1792; rồi Hội Thánh Wesleyan Methodists, từ
năm 1814; Tin Lành Americans, từ năm 1816; và Church of England (Anh Giáo), từ
năm 1818.
Các trụ
sở hội thánh vừa là nhà thờ, vừa là trường học. Công chức chỉ tuyển từ người đã
học ở các trường này, nơi trẻ em học Kinh Thánh, và là nơi Phật Giáo bị chế giễu công khai, xem tôn giaó của ba mẹ
các em là đạọ của những đám đông lạc hậu.
Các hệ
phái Thiên Chúa Giáo cũng mở trường dạy nữ sinh, trong đó có những trường nội
trú và tu viện giành cho thiếu nữ.
Thống kê
năm 1886 cho thấy, trên toàn quốc Sri Lanka, Phật Giáo có 12 trường học, Ấn Độ
Giáo có 5 trường, tư thục có 25 trường, năm hệ pháí Thiên Chúa Giáo có tổng cộng
806 trường.
Lấy ký
hiệu cho trường dạy tiếng Anh là A, dạy song ngữ là SN, dạy bản ngữ Sinhalese là
S, chúng ta có bảng thống kê 1886 như sau:
TRƯỜNG HỌC
Ở SRI LANKA NĂM 1886
Tin Lành
Wesley Miss.: 18 A, 18 SN, 170 S, tổng cộng 206 trường.
Công Giáo
La Mã: 25 A, 5 SN, 175 S, tổng cộng 205 trường.
Tin Lành
C.M.S.: 28 A, 18 SN, 178 S, tổng cộng 224 trường.
Tin Lành
Amer. Miss: 8 A, 9 SN, 116 S, tổng cộng 133 trường.
Tin Lành
Baptist: 1 A, 5 SN, 32 S, tổng cộng 38 trường.
Trường tư:
7 A, 5 SN, 13 S, tổng cộng 25 trường.
Ấn Độ Giáo:
5 S, tổng cộng 5 trường.
Phật Giáo:
1 SN, 11 S, tổng cộng 12 trường.
Các linh
mục, mục sư cũng nghiên cứu và viết sách về Phật Giáo, dùng tiếng bản ngữ
Sinhalese in sách, ra báo chỉ trích Phật Giáo, đi khắp các làng trao tặng sách đả
kích Phật Giáo và tung hô Thiên Chúa Giáo.
Vào khoảng
năm 1860, có một sa di trẻ, tên là Mohottiwatte Gunaananda đứng ra thách thức các
tu sĩ Thiên Chúa Giáo tranh luận công khai. Vị sa di trẻ này đã học ở trường đaọ,
nên thuộc cả Kinh Thánh bên cạnh Kinh điển Phật Giáo. Sa di này cũng làm như các
tu sĩ Thiên Chúa Giáo, đi khắp các làng nói chuyện, kể cả trong các xóm đạọ.
Nhiều ngàn người tìm nghe vị sa di này thuyết pháp, tranh luận.
Các tu sĩ
Thiên Chúa Giáo thấy tác động quẩn chúng lớn, nên chấp nhận 3 cuộc tranh luận công khai: một ở Udanvita vào năm 1866, một ở
Gampola năm 1871 và cuối cùng ở Panadura năm 1873.
Cuộc
tranh luận ở Panadura kéo dài 1 tuần lễ, là quan trọng nhất. Đó là cao điểm nỗ
lực của vị sa di trẻ và đã đánh thức một phong trào học Phật rộng lớn.
Tranh luận
tổ chức với hiện diện của các Phật Tử và giáó dân hàng đầu của sắc tộc
Sinhalese. Tờ báo Anh ngữ hàng đầu lúc đó là The Ceylon Times gửi đặc pháí viên
tường thuật hàng ngaỳ, kèm theo các bài nói chuyện của các diễn giả đã sửa lỗi
do chính các diễn giả in trên báo Anh ngữ này.
Tranh luận
kết thúc bằng chiến thắng của các Phật Tử, không chỉ nêu rõ các lý luận và niềm
tin hoang tưởng của các diễn giả Thiên Chúa, mà cũng nêu bật giaó lý Phật Giáo.
Khi các diễn giả Thiên Chúa rút lui, Phật Tử tưng bừng vui mừng. Lễ hội tổ chức
khắp các chùa để mừng chiến thắng, và hình nộm của ngài Gunaananda được rước từ
làng này qua làng kia.
Một học
giả Hoa Kỳ tên là Dr. Peebles có mặt ở Sri Lanka vào lúc diễn ra cuộc tranh luận
Panadura,
đã viết lại diễn tiến tranh luận này trong một cuốn sách khi về lại Hoa Kỳ. Đại
Tá
Henry
Steele Olcott đầu tiên chú ý về Phật Giáo nhờ đọc cuốn sách này trong một thư
viện công cộng ở Mỹ. Olcott sinh ở Hoa Kỳ, thời trẻ là một nông dân thành công,
và vào quân đội, trở thành đaị tá của cả hải quân và bộ binh. Vào năm 43 tuổi,
lúc đó là năm 1875, ông rời mọi chuyện thế gian để cùng bà Madame Blavatsky sáng
lập hội Theosophical Society để nghiên cứu về tất cả các tôn giaó. Đọc về cuộc
tranh luận Panadura, ông thấy tầm quan trọng của Phật Pháp, và năm 1880 ông cùng
bà Madame Blavatsky tới Sri Lanka để trực tiếp nghiên cứu Phật Giáo. Chính nơi đây,
ông trở thành Phật Tử và hoạt động cho Phật Giáo tại Sri Lanka.
Olcotte
trình bày với các lãnh đạọ Phật Giáo Sri Lanka rằng cần phải ưu tiên cho nền giáo
dục Phật Học. Dưới hướng dẫn và lãnh đaọ
của Olcott, và với hỗ trợ từ tất cả các nhà sư, các cư sĩ tại Sri Lanka thiết lập
hội Buddhist Theosophical Society vaò ngày 17-6-1880. Mục tiêu chính của hội là
thiết lập các trường học Phật Giáo, và mang tất cả công nhân Phật Tử vào một tổ
chức mà không phân biệt giai cấp, thành phần, chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi Phật Tử
ở Sri Lanka.
Khi
Olcott tới Sri Lanka, lúc đó chỉ có 3 trường Phật Giáo được chính phủ tài trợ
ngân sách. Năm 1897, tức 12 năm sau khi hộị này hoạt động, có 25 trường nam
sinh, 11 trường nữ sinh, và 10 trường hỗn hợp nam nữ do hội thành lập. Năm
1903, có 174 trường dưới quản trị của hội, và học sinh lên tới 30,000 trẻ em. Năm
1940, số lượng trường tăng tới 429 trường.
Hội cũng
thành lập một tờ báo viết bằng tiếng Sinhalese, tờ Sarasavisandarasa, vào tháng
12-1880, và sau đó làm tờ phụ bản Anh ngữ, tờ The Buddhist, bây giờ là nguyệt
san của hội YMBA, tại Colombo.
Cũng chính
Đạị Tá Olcott đã vận động giành lại cho Phật Tử Sri Lanka quyền làm các lễ hội
Phật Giáo và ngày trăng tròn Vesak được tuyên bố là ngaỳ lễ toàn quốc. Lá cờ Phật
Giáo cũng do Olcott vẽ ra.
Bên cạnh
đó, còn có các nỗ lực khác của vị học giả biện tài Mohottivatte Gunaananda
Thera và các thân hữu. Họ lập một nhà xuất bản chuyên trả lời các chỉ trích từ
người Thiên Chúa Giáo, và in sách về nghiên cứu Phật Học. Do vậy, nhà xuất bản đầu
tiên kiểm soát bởi Phật Tử Sinhalese xuất hiện năm 1862, với tên Lankopakaara
Press, là hiến tặng của Vua Thái Lan. Trong cùng năm, Mohottivatte Gunaananda
Thera lập nhà xuất bản Sarvajña-saasanaabhivurddhi-daayaka Press tại Kotahena, gần
Colombo. Kế tiếp, là các nhà xuất bản Lakrivikirana Press lập năm 1863, và Lankabhinavavisruta
Press năm 1864. Phong trào học Phật sôi nổi khắp nơi. Thời kỳ này, có nhiều học
giả Phương Tây tới để nghiên cứu Phật Giáo.
Năm
1948, Sri Lanka tuyên bố độc lập, kết thúc thời kỳ 133 năm làm thuộc địa của Vương
Quốc Anh. Cuộc chiến đấu giành độc lập cam go đã gắn bó các nhà hoạt động Phật
Giáó với phong trào gây ý thức dân tộc tự chủ.
Những ngày
nghỉ cuối tuần, trước kia là Chủ Nhật, kể từ năm 1966 được chính phủ đổi thành
bốn ngày Poya trong tháng (tức là, ngày trăng tròn, ngày trăng mới mọc, và hai
ngày trăng mọc hay tàn ¼ -- i.e., full and new moon, and the two quarter moon
days). Tất cả các chùa tại Sri Lanka đều có trường dạy Phật Pháp cho trẻ em vào
các ngày Poya này (khi còn người Anh, là dạy các ngày Chủ Nhật). Bộ Văn Hóa Sri
Lanka cung cấp sách học cho trẻ em, và trao giaỉ thưởng cho các trẻ em có điểm
thi xuất sắc các kỳ khảo sát Phật Học.
Phần trên,
chúng ta đã khảo sát về trường hợp Phật Giáo thăng trầm ở Nhật Bản và Sri
Lanka.
Phật Giáo
Việt Nam sẽ học được bài học nào từ hai trường hợp trên? Đó là câu hỏi chung
cho mọi người quan tâm vậy.
Cư Sĩ
Nguyên Giác, 2012.
Bài viết liên quan đến chủ đề:●
SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO TẠI TÍCH LAN - Nguyên tác Đức ngữ: Ernst Benz. - Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
●
XỨ PHẬT SRILANKA - ĐÃ MỘT LẦN NHƯ THẾ - Thích Như Điển