Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Thế nào là luân hồi
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 39 Vu Lan | THÍCH THIỆN CHÂU
29/06/2017 16:05 (GMT+7)

 thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo. Nói cách khác, sau khi thân xác này ngưng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống  ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý, dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme étemelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Sự tái sinh (renaissance): theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất định sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”. do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý), mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như căm thù, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành. Như vậy dòng suối cứ tiếp diễn trong trạng thái thay đổi như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chùng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian  và hai hoàn cảnh “không giống nhau”, nhưng cũng không khác nhau”.

Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả trong hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.

Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “Sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục, và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “Không còn gì nữa sau khi chết”.

Không còn nghiệp thì không tái sinh ví như trường hợp của các vị A La Hán và Phật. Đức Phật và A la hán là các bậc giải thoát  không có những hành động vì “ta”, không tạo nhân sống chết nên không còn sống chết. Giải thoát ra khỏi luân hồi là điều rất khó. Cho nên đối với chúng sinh  chưa đủ giải thoát. Đức Phật dạy cho họ những phương pháp tu dưỡng để khỏi sa đọa sinh vào  những cảnh giới xấu, khổ như súc sinh, ngạ quỷ và loài cực khổ và để sanh vào thế giới an lành như cảnh giới các trời hay ít nhất là được sanh lại trong thế giới loài người, những nơi mà điều kiện sinh sống tương đối an vui và co thể giúp họ tiếp tục tiến bộ trên đường giác ngộ.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 39 Vu Lan | THÍCH THIỆN CHÂU

Các tin đã đăng:
Về đầu trang