lượng
khổng lồ các đàn ong do nhiều loại thuốc trừ sâu rầy cực mạnh và ô
nhiễm môi trường, đồng thời thúc giục thế giới nỗ lực bảo vệ loài côn
trùng giúp thụ phấn cho hoa màu này.
Theo
báo cáo của cơ quan đặc trách môi trường của LHQ, hầu hết sự suy giảm,
lên tới 85% tại một số vùng kỹ nghệ hóa của bắc bán cầu là do rất nhiều
yếu tố. Những yếu tố đó bao gồm thuốc trừ sâu rầy, ô nhiễm không khí và
một loại ký sinh nhỏ bằng đầu kim gây tử vong cho loài ong ở bắc bán
cầu, còn ở Âu Châu thì quản trị sai lầm vùng nông thôn, mất đi những
loài cây có hoa và giảm thiểu các nhà nuôi ong đã gây ra tại họa nói
trên.
Ô.
Achim Stein - Giám Đốc Điều Hành UNEP nói rằng “Cách mà con người quản
trị hoặc quản trị sai lầm tài sản thiên nhiên trong đó có loài ong sẽ
xác định tương lai chung của chúng ta trong thế kỷ 21. Sự thật hiển
nhiên là trong 100 loại hoa màu cung cấp 90% lương thực cho thế giới thì
70% do loài ong giúp thụ phấn”
Theo
báo cáo thì ong dại, đặc biệt là các đàn ong mật sống từ những tổ ong
là loài giúp thụ phấn hoa nhiều nhất trên các cánh đồng và những nơi
trồng hoa màu. Nói một cách tổng quát, loài ong đã cho chúng ta 153 tỉ
euros ($212 tỉ đô-la) hay 9.5% của tổng sản lượng lương thực như rau,
trái cây.
Ô.
Peter Neumann, một trong những tác giả của bản báo cáo đầu tiên về vấn
đề này cho biết những đàn ong mật đã giảm trong những năm gần đây từ 10%
đến 30% ở Âu Châu, 30% ở Hoa Kỳ và 85% ở Trung Đông. Nhưng còn ở Nam
Mỹ, Phi Châu và Úc Đại Lợi thì không thấy báo cáo về sự tổn thất lớn
lao. Ô Neumann thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Loài Ong của chính phủ Thụy
Sĩ nói thêm,”Đây là vấn đề phức tạp. Có rất nhiều yếu tố liên hệ với
nhau mà một quốc gia không thể giải quyết được vấn đề, chắc chắn là như
thế. Chúng ta cần một hệ thống quốc tế, một nỗ lực toàn cầu.”
Một
vài cơ cấu đằng sau khuynh hướng kéo dài đã bốn thập niên, dường như đã
tăng cường độ vào những năm cuối thập niên 1990 là không hiểu biết.
UNEP cảnh giác là vấn đề có liên quan đến việc quản trị nông thôn rộng
lớn và khu vực bảo vệ thú vật. Ô. Nick Nuttall- phát ngôn viên của UNEP
nói với các phóng viên rằng loài ong sẽ là tin tức hàng đầu của câu
chuyện này. Ông nói thêm, “Nhưng trong ý nghĩa loài ong là chỉ dấu của
sự thay đổi rộng lớn đang xảy ra ở vùng nông thôn nhưng cũng còn cả nơi
đô thị, liệu thiên nhiên có thể nào làm chức năng mà nó đã làm trong
hằng ngàn, hằng triệu năm khi mà khí hậu thay đổi sâu sắc như thế này.”
Tuy
nhiên các khoa học gia cho đến nay chưa có thể định lượng tác động trực
tiếp của sự suy giảm ong đối với hoa màu và cây cối và Ô. Neumann nhấn
mạnh rằng tác động có tính cách phẩm chất.
Trích
dẫn sự khảo cứu của Anh Quốc, bản báo cáo ước lượng rằng sự thụ phấn
của loài ong được quản lý trị giá từ 22.8 tỉ tới 57 tỉ euros về hoa màu
và một vài loại trái cây, hạt có thể giảm tới 90% nếu không có loài ong.
Một
trong động lực chính khiến ong bị hủy diệt ở Âu Châu và Bắc Mỹ là một
loại rầy tấn công ong mà các người nuôi ong phải chật vật đối phó. Ô.
Neumann nói rằng “Thật sửng sốt khi chúng ta biết rất ít về loại rầy
chính giết hại ong cho dù chúng nó đã gây thảm họa hơn 20 năm rồi. Nhưng
không hiểu sao ở Phi Châu ong lại miễn nhiễm.”
Trong
khi sự xử dụng đất đai thay đổi thường xuyên, sự thoái hóa và chia cắt
từng mảnh của nông thôn, sự giao thương đã truyền những chủng loại tai
họa chẳng hạn như đưa loài ong bắp cầy Á Châu vào Pháp, loài nấm có nọc
độc, những loại bơm xịt có hóa chất, thuốc trừ sâu rầy cũng như sự thay
đổi mùa do khí hậu thay đổi đã giúp thêm vào môi trường hủy hoại loài
ong. /.
Bản dịch của Đào Văn Bình