Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Vài câu hỏi xin được chuyển đến PGS - TS Nguyễn Lân Cường
28/07/2011 08:11 (GMT+7)



 thể hiện ngay ở đầu đề bài viết của Phó Giáo sư. Tựa đề bài viết của tôi là một câu nghi vấn, có dấu chấm hỏi đặt ở cuối tựa đề, tức là vấn đề, về cơ bản, chỉ nêu lên ở mức độ “thắc mắc”, chưa xác định dứt khoát. Tuy nhiên, khi trích dẫn lại, không hiểu vì đâu, mà dấu chấm hỏi có ý nghĩa quan trọng, xác định cách đặt vấn đề của tôi, lại biến mất?


Lạt ma Dashi - Dorzho Itigilov người Nga an nhiên thị tịch trong khi hành thiền


Không còn dấu chấm hỏi, người đọc có thể hiểu lầm cách đặt vấn đề của tôi, cũng như Phó Giáo sư đã hiểu.
Tuy nhiên, phản hồi bài viết của Phó Giáo sư, tôi chỉ xin nêu mấy câu hỏi, sau khi xác định lại một số điểm cần thiết.
Thực ra, vấn đề không phải là ở chỗ thuật ngữ, mà là vấn đề có hay không có sự mầu nhiệm ở đây? Tôi là Phật tử, và qua hiện tượng nhục thân liệt vị Tổ sư Phật giáo Việt Nam còn trong tình trạng nguyên vẹn sau mấy trăm năm, tôi tin đó là kết quả của sự tu chứng, không phải là kết quả của công nghệ như Phó Giáo sư đã miêu tả, xác định thành phần tham gia (từ được Phó Giáo sư dùng là “chất liệu”) và khẳng định “Rõ ràng nhục thân được giữ hàng trăm năm là nhờ vào các chất liệu trên” (người viết bài này - MT - nhấn mạnh).

Như vậy, một bên cho rằng nhục thân được giữ qua hàng trăm năm là do tu.
Còn một bên cho rằng nhục thân được giữ hàng trăm năm “là nhờ vào các chất liệu trên”.
Vậy, thật sự, là nhờ vào đâu?
Câu hỏi thứ nhất được nêu ra với Phó Giáo sư, là nếu “nhờ vào các chất liệu trên” với quy trình như Phó Giáo sư miêu tả, thì bây giờ, nếu chúng ta làm thí nghiệm “nhờ vào các chất liệu trên” để bảo quản xác một người có độ tuổi khoảng như các vị Tổ sư Việt Nam để lại nhục thân, thì có bảo quản được xác người đó qua vài trăm năm hay không? Nếu được, thì không còn gì phải bàn. Còn nếu không được qua mấy trăm năm, thì thời gian bảo quản xác “nhờ vào các chất liệu trên” phỏng chừng là bao nhiêu năm?
Câu hỏi thứ hai: Nếu “Rõ ràng nhục thân được giữ hàng trăm năm nhờ vào các chất liệu trên” thì “Rõ ràng nhục thân được giữ nhờ vào các chất liệu” phổ biến, không đắt tiền. Dễ tìm, dễ làm, thế thì tại sao “các chất liệu trên” không được dùng để giữ nhục thân các vị tu sĩ Phật giáo khác cũng như tất cả những người có mong muốn “nhục thân được giữ”. Nói cách khác, tại sao một công nghệ bảo tồn cơ thể sau khi chết với chất liệu phổ biến, dễ tìm, không đắt tiền như vậy, không thể trở nên phổ biến và áp dụng cho đến ngày hôm nay?

Câu hỏi thứ ba, là nếu Phó Giáo sư cho rằng “theo nghiên cứu của chúng tôi thì táng thức này không thấy ở các nước khác trừ ta và Trung Hoa”, thì Phó Giáo sư bình luận ra sao đối với hiện tượng tương tự ở Lạt ma Phật giáo Nga Dashi - Dorzho Itigilov, với miêu tả chi tiết trong bài viết kèm theo đây và có thể tham khảo qua nhiều tài liệu khi tra cứu bằng công cụ tìm kiếm với từ khóa nói trên, đặc biệt là ở Wikipedia tiếng Nga và tiếng Anh.

Còn phía ý kiến chủ quan của tôi, có thể chưa phải là đã hoàn toàn đúng, thì nhục thân Tổ sư Dashi - Dorzho Itigilov, nhục thân tứ vị Tổ sư Việt Nam mà chúng ta đề cập ở đây, nhục thân Lục tổ Huệ Năng ở Trung Hoa, đều là cùng một tình trạng tương tự, được bảo tồn do ý muốn chủ quan của chư vị Tổ sư đó nhằm để lại cho đệ tử biết chỉ dấu về sự tu chứng (có những vị khác cũng tu chứng, nhưng để lại chỉ dấu bằng những hình thức khác, hoặc không để lại chỉ dấu). Còn các “chất liệu” nào đó, chỉ là cái mà người sau thêm vào bên ngoài, và không phải là cái “nhờ vào” đó mà nhục thân được bảo quản.
Các câu hỏi được chuyển đến Phó Giáo sư cuối cùng là đều tập trung vào câu hỏi:
 Vậy, thật sự, là “nhờ vào” đâu? 

Minh Thạn
h

Các tin đã đăng:
Về đầu trang