Một lần, chúng tôi tổ chức đại lễ cầu siêu ở Bến Tre, hôm đó gió rất
lớn. Cạnh hội trường có một cây sứ rất cao to. Khi vị đại đức đọc kinh,
cái cây ấy cứ nghiêng dần về phía ngược chiều gió rồi bật gốc đổ rầm
xuống nơi ông đang đứng trong sự ngạc nhiên, lo sợ của những người dự
khán. Tôi giải thích với họ rằng, không phải sợ hãi. Đó là tín hiệu cho
thấy hàng ngàn hàng vạn vong hồn về dự khán. Lần khánh thành Bệnh xá
Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi cũng vậy, mưa như trút nước khiến buổi lễ sẽ
khó
thực hiện đúng giờ. Có người ra chân tượng chị phát tâm xin ngưng mưa
và thật kỳ lạ, cơn mưa nhỏ dần sau đó thì ngớt hẳn. Buổi lễ diễn ra đúng
giờ suôn sẻ, ngay sau buổi lễ, trời lại tiếp tục mưa. Những trải nghiệm
cho tôi hiểu rằng anh linh những người đã khuất vẫn tồn tại, sẵn sàng
lắng nghe và đã thấu tỏ tấm lòng người sống
Năm 2005, miền Trung tan tác sau cơn bão số 7. Chưa kịp hoàn hồn thì
đã có tin cơn bão số 8 sức gió mạnh hơn sẽ tràn vào bờ biển sau 3 ngày
nữa. Các đồng nghiệp miền Trung gọi vào cho tôi than thở: “Dân miền
Trung khổ quá rồi. Có cách nào xin thôi bão được không”. Tôi nói, xem có
vị lãnh đạo nào thành tâm cùng anh em ăn chay, cầu nguyện và nhờ chùa
gióng chuông trì chú cầu nguyện ngay trong ngày, chắc trời đất thấu
hiểu. Họ làm theo, và như một phép mầu, cơn bão ấy chuyển hướng không
vào đất
liền nữa, các nước đặt tên là cơn bão “Con bò rừng”.
Tôi nhớ nhất kỷ niệm một lần ở Côn Đảo là vì đoàn người năm ấy muốn
vào nghĩa trang để thắp nhang cầu nguyện. Thế nhưng, không hiểu sao
người quản trang nhất quyết không cho đoàn vào bên trong. Thấy lạ quá,
tôi phát tâm tìm câu trả lời. Nhiều vong hồn ở nghĩa trang nói với tôi
rằng: “Chúng tôi ở đây, quanh năm người thăm viếng hương khói rất nhiều.
Còn nhiều anh em, đồng bào ta nằm giữa biển khơi. Xin hãy cứu giúp họ
trước”.
Đêm hôm đó, chúng tôi lập hương án trên bờ biển cầu siêu. Một cảnh
tượng lạ lùng diễn ra. Càng tụng kinh đến đâu, những vệt màu lạ bay lên
đến đó. Hàng chục ngàn vong hồn hàng hàng lớp lớp vỗ tay hạnh phúc, một
không khí hoan vui bao trùm. Hôm sau, chúng tôi vào lại nghĩa trang thì
đã thấy người quản trang đợi sẵn, tay bắt mặt mừng hoan hỉ mời vào. Ông
không hề nhớ chuyện xảy ra hôm trước, tuồng như có vong hồn liệt sĩ bên
trong nghĩa trang nhập vào, bắt ông phải làm như vậy.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã cùng các đồng sự trong hành trình lên đỉnh Fansipan.
Một lần chúng tôi cầu siêu ở Lào Cai thì có rất nhiều vong hồn lính
phía Trung Quốc nhờ cứu giúp. Cả đoàn phải nhờ người qua bên kia, tìm
một ngôi chùa cầu nguyện để gửi linh hồn họ vào đó. Người trải nghiệm
tâm linh nhiều như chúng tôi đều nhận thấy trong thế giới ấy cũng có
những cơ duyên kỳ lạ, những điều kỳ diệu, hấp dẫn chưa nhiều người chạm
tới. Những năm tháng tìm mộ, có những trường hợp tôi nhớ mãi. Ví dụ như:
Mộ liệt sĩ tên Hoa thì tìm thấy trên đất bà Nở (Hoa nở), hoặc hài cốt
liệt sĩ Đức ở trên đất ông Đạo (Đạo Đức)...đó là những cơ duyên thú
vị như thế. Lại nhớ, lúc tìm ra mộ của một tỉnh ủy viên ở nghĩa trang.
Lãnh đạo tỉnh tất tả có ý dời mộ ông lên hàng đầu, cao nhất nghĩa
trang. Hồn ông tỉnh ủy viên nhập vào con trai nói rằng: “Hãy để tôi nằm
yên cùng anh em, đồng đội”. Lãnh đạo tỉnh hầu như lần đầu gặp phải một
hiện tượng tâm linh lạ lùng và thiêng liêng như vậy, ai cũng ngỡ ngàng.
Cuối cùng, họ quyết định làm theo di nguyện của người đã khuất.
Và ánh linh Phật pháp
Suốt những năm tháng hoạt động ngoại cảm và cả về sau này, điều mà
tôi luôn trăn trở cùng bạn đọc là làm sao để vong hồn siêu thoát về
những cảnh giới tốt đẹp hơn? Hàng chục năm như người tìm đường, tôi đã
tìm ra “kho báu” mang tên: Phật pháp. Phật pháp ở nước ta cũng đã có
lịch sử lâu đời và sức cuốn hút không cần phải khẳng định lại.Còn tôi
nhận thấy đường tu ắt phải thú vị và hấp dẫn lắm. Mỗi lần nhìn tượng đức
Phật đều toát lên niềm an vui tự tại.
Lần tôi theo đoàn lên núi Trúc Lâm Yên Tử, một vị tổng giám đốc
trong đoàn lần đầu biết đến sự tích vua Trần Nhân Tông đi tu lập nên
Thiền phái này, ông cảm phục và nhận ra tu theo Phật pháp không phải cực
khổ hành xác mà là nơi đạt đến vui sướng, hạnh phúc thực sự. Ông về ăn
chay niệm phật luôn từ đó. Riêng tôi đi nhiều nơi và gặp nhiều người mới
thấy rằng: Làm một người đứng đầu đơn vị mà hướng tâm thực hành Phật
pháp thì không chỉ giúp mình mà còn giúp được nhiều người dưới mình.
Giám
đốc một doanh nghiệp tôi vừa gặp kể rằng ông niệm phật ăn chay
trường nhiều năm qua. Trong khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp ông vẫn
làm ăn ổn định, đơn hàng đến đều đặn. Ông coi đó là nhờ ánh sáng Phật
pháp soi đường.
Một số vị lãnh đạo, chủ doanh nghiệp khác vốn là chỗ quen thân với
tôi nhiều năm trước bị bệnh nan y đi chạy chữa ở khắp nơi trong và ngoài
nước nhưng không thuyên giảm đã hỏi tôi còn giải pháp nào không về mặt
tâm linh ? Tôi trả lời, bệnh của họ chỉ có trời Phật cứu, nếu tin vào
tâm linh hãy thành tâm ăn chay niệm Phật.. Thật kỳ lạ, hầu hết họ nói
khối u lúc trước to như trái chanh thì sau khi họ ăn chay, niệm Phật,
hướng thiện đã dần dần nhỏ đi, teo dần. Một số rất vui mừng đã đi hẳn
vào
con đường tu.
Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để thấy đức Phật hiển linh? Tôi cho
rằng duyên đến và chỉ đến với người vững tin, kiên nhẫn. Lần tôi ở một
ngôi chùa tại Đà Nẵng, cả đạo tràng đang trì chú thì mưa to. Thật kỳ lạ
là nơi phật tử ngồi, bán kính chừng 10m không có mưa, không ai bị ướt.
Có lần cầu siêu ở Nghệ An, hàng ngàn người dự, bỗng có ánh hào quang Đức
Quán Thế Âm hiện ra trong không trung. Tôi và nhiều nhà ngoại cảm khác
biết rằng những lúc như vậy, Bồ Tát đã hiển linh, đã thấu tỏ lòng
người.
Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là lần cùng các nhà ngoại cảm khác
thỉnh tượng đức thánh Trần và tượng Quán Thế Âm lên đỉnh Fansipan.
Đường đi gian khổ mất 3 ngày 2 đêm từ Sapa mới lên tới đỉnh. Người Mèo
dẫn đường lên đỉnh núi rất e ngại vì chưa thấy đoàn người cao tuổi nào
đi. Lên được đỉnh Fansipan phải là người trẻ, còn phải rèn luyện thể lực
hai tháng mới đi được. Đoàn người hôm đó chỉ có sức mạnh là ý chí và
niềm tin, cuối cùng cũng lên được đỉnh. Đỉnh núi âm u, mây phủ, điều
kiện
áp suất thấp rất khó thở, buồn nôn khiến người thường chỉ nán lại 15
phút rồi quay về. Tôi cùng 7 nhà tâm linh khác đi đến một quyết định
táo bạo: Ở lại một đêm tụng kinh tĩnh tâm cầu nguyện trên đỉnh núi. Thật
kỳ lạ, dù đã lớn tuổi nhưng không ai hề hấn gì.
Trước khi đi một tuần tất cả đều ăn chay. Mấy ngày leo núi cũng chỉ
ăn chay nhưng ai cũng khỏe mạnh lạ thường. Đến sáng, đoàn người tiếp tục
trì chú niệm Phật thì bỗng thấy mặt trời mọc. Có vài người trong đoàn
đều cảm nhận tín hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát hiển linh. Vì trên đỉnh núi
ấy rất hiếm khi nhìn thấy mặt trời. Chợt nhớ lời thầy Huyền Diệu rằng
Fansipan là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới, một
Kailash của Việt Nam, quả đúng không sai.
Còn nhiều câu chuyện khác không thể kể hết. Tựu trung lại, thế giới
tâm linh bao la và rộng lớn, có những cõi giới cao hơn thế giới con
người đang sống rất nhiều. Không có trợ lực từ các thế giới ấy, con
người khó nhận ra giá trị của cuộc sống. Tâm linh là hành trình đưa con
người đến với những điều tốt đẹp, cho con người chúng ta một tâm thế
sống và xa hơn nữa là một tâm thế khi rời xa thể phách này. Nếu nhận
diện được điều ý nghĩa kỳ diệu này là đã đến được với điểm xuất phát của
hành
trình thiêng liêng đó rồi.
“Người nào đặt tâm linh cao hơn vật chất tức là đã gieo mầm hạnh
phúc. Chinh phục con người bằng tâm linh tức là đã mang đến hạnh phúc.
Tâm linh là một “vũ khí”. Nơi nào tâm linh mạnh, ở đó có chiến thắng và
sự trường tồn”.- Hòa thượng Thích Huyền Diệu.
Theo Kiến thức