Từ khi Ngài
phát tâm lúc 13 tuổi xin xuất gia, Ngài thề rằng: Viễn thiệu Như Lai
cận quan nhi pháp. Chí nguyện của Ngài từ đó về sau cho đến khi mãn cuộc
dịch kinh, trọn cuộc đời trước sau như một, không lay chuyển. Bao nhiêu
khó khăn vất vả, bao nhiêu vinh quang không lay chuyển.
Bao nhiêu khó khăn vất vả, bao nhiêu vinh quang không lay chuyển. Một
là ý nguyện lớn lao như hòn núi Tu di. Lớn lao mà khiên cố, chứ không
phải lớn lao mà không kiên cố. Nếu lớn lao mà không kiên cố thì vác trời
hai bữa rồi cũng bỏ thôi.
Nếu kiên cố mà không lớn lao thì kiên cố đó cũng là kiên cố đi chơi
chứ không ăn thua gì. Cho nên so với chúng ta, Ngài là chí nguyện Tu di,
còn chúng ta như một hạt cơm hạt gạo mà thôi. Hạt gạo thì nó nấu kịp
thì thành hạt cơm, vừa đủ dán cái bì thơ chứ không làm chi hơn hết. Nếu
không kịp nấu cơm để lâu vài hôm thì mọt nó ăn hết.
Như vậy cuộc đời Ngài ta thấy rõ từ khi phát tâm xuất gia 13 tuổi cho
đến khi 25 tuổi đi thỉnh kinh, Ngài chuyên môn học. 25 tuổi qua Ấn cầu
pháp học 17 năm. Về nước 19 năm chuyên môn dịch cho đến khi gác bút nhắm
mắt thì thôi, chí nguyện không bao giờ lay chuyển. Trong đó không thấy
nói Ngài nghỉ giờ giải lao hay tiêu khiển, không thấy nói đi khám bệnh
hay đi nằm viện chi hết, đó là chuyện lạ. Trong công trình dịch kinh của
Ngài, Ngài dịch một bộ Bát Nhã 600 quyển mà trước đó chưa ai dịch hết.
Vì trước đó thì người ta dịch rãi rác từng bộ từng bộ thôi. Về Bát Nhã
thì người ta cũng dịch rãi rác từng bộ như ngài La Thập dịch Kim Cang
hay Phóng Quang Bát Nhã … đến Ngài thì Ngài dịch trọn bộ Bát Nhã 600
quyển. Rồi dịch tiếp luận về Duy Thức, Đại Tỳ-bà-sa 200 cuốn. Thuận
Chánh Lý luận 80 quyển, Hiển Tôn luận 49 quyển, Câu-xá luận 30 quyển. Và
còn nhiều bộ luận khác mà Ngài dịch trong 19 năm trời. Đặc biệt Ngài dở
ra là dịch chứ không cần phải ngồi suy tư nữa, 19 năm như vậy Ngài dịch
kinh kiên trì như hòn núi Tu di là hiếm có ai bì kịp.
Qua sự dịch đó, các vị nên cố gắng bắt chước đôi chút, chứ không thì
không ích lợi gì hết. Trong việc dịch có kinh Bát-nhã nhưng Ngài lại
thiên trọng về đạo lý Duy thức hơn. Mà trong Duy thức thì nói Vạn pháp
Duy thức có 4 thứ. Tiền ngũ thức, ý thức, mạt na thức và A-lại-da thức. Ở
đây có một chi tiết nên chú ý. Tại sao phái đoàn Tây du thỉnh kinh mà
không cấu tạo 2 nhân vật, 3 nhân vật, 5 nhân vật, 6 nhân vật, 7 nhân vật
mà lại cấu tạo 4 nhân vật thôi? Ông Ngô Thừa Ân ông có ý gì không? Chắc
chắn có. Trong 4 nhân vật của ông cấu tạo là để tiêu biểu cho 4 cái
thức của mỗi con người chúng ta. Tam Tạng là tiêu biểu cho A-lại-da
thức, có vẻ vô tư, vô thiện, vô ác, vô phú, vô ký tánh. Trư Bát Giới là
tiêu biểu cho đệ thất thức, anh đó say mê ăn ngủ, ưa chấp ngã lắm, cho
nên bao nhiêu cái hư hỏng phiền não là do anh mà ra hết. Rồi ý thức là
Tề Thiên Đại Thánh, là anh bay trên trời cũng được, lặn xuống nước cũng
được biến hóa thần thông ,biểu hiện trí tuệ . Quá khứ vị lai hiện tại
anh ta đều biết cả. Tiền ngũ thức là Sa Tăng. Anh Sa Tăng là anh xuôi
xuôi theo vậy thôi.
Trong chuyện Tây Du có phải vậy không? Sa Tăng thì xuôi xuôi như vậy,
đó là đặc tính của tiền ngũ thức, gặp đâu hay đó, gặp sắc thì hay sắc,
gặp riêng thì nghe tiếng, hễ tiếng qua đi rồi thì thôi. Khi đó chỉ có
anh ý thức thôi chứ tiền ngũ thức anh không làm việc đó. đây ta nói
người thôi chứ ai nói ngựa làm gì. Ngựa là chuyện khác. Trong đoàn đó
chính thức là 4 người. Còn gặp chuyện nam nữ yêu quái giữa đường đó là
tiêu biểu cho mấy tâm sở. Nói như vậy để biết mỗi người trong chúng ta
có 4 tâm đó không? Có. Như vậy mỗi người chúng ta là 1 đoàn thỉnh kinh,
một đoàn Tây du đi thỉnh kinh. Dầu có hay đến hay không đến, cái đó tùy
mỗi người thôi. Thấy hết như vậy rồi thì chính mình là một đoàn thỉnh
kinh chứ không ai khác, chứ không riêng Ngài đi thỉnh đâu mà chính mình
đi thỉnh đó. Trong con người chúng ta đều có 4 đại diện cho những nhân
vật Tây Du ký có Từ Bi - hỷ xả, nhiệt tình-Trí tuệ , lười biếng- ham
muốn dục vọng và .. chăm chỉ- thờ ơ với mọi việc.
--------------------------
Đường Tăng - thầy Trần Huyền Trang (Tam Tạng) đi từ Đông Độ qua thỉnh
Kinh Tây Phương là chuyện lịch sử hoàn toàn có thật. Trần Huyền Trang
là một nhân vật trong lịch sử nổi tiếng nhà Đường. Ông tên thật là Trần
Vỹ, sinh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (596 sau TL) tại
huyện Câu Thi (hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam. Và chuyện thỉnh kinh
Tây Phương cũng là chuyện có thật, đã được chính Huyền Trang thuật lại
rất cặn kẽ trong bộ "Đại Đường Tây Vực Ký". Thầy chính là một nhân vật
sống đã vào lịch sử một cách vinh quang. Thầy từng làm tôi cho vua Đương
Thái Tôn (Lý Thế Dân) là bậc minh quân đem lại hiển vinh cho lịch sử
Trung Quốc.
Sự thực thầy Huyền Trang chỉ đi một mình, cưỡi một con ngựa già làm
phương tiện. Ông đi và ở suốt 17 năm bên Tây phương, gồm 2 năm đi, 2 năm
về và 13 năm ở lại du học tại Ấn Độ. Đi từ năm 629 mãi đến năm 645 (sau
TL) mới về đến thành Trường an (Trung quốc). Tính ra Huyền Trang đã rời
Đại Đường đến 17 năm, đi trên năm vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn
nhỏ. Khi về, ông đã mang về:
- 150 Xá Lợi tử ( Tinh cốt của Như Lai).
- 2 tượng Phật gỗ đàn tô ngân cao 4 thước
- 3 Tượng Phật bằng đàn hương : Cao 3th5, 2th9, 2th3
- 657 bộ Kinh, chia làm 520 hiệp
- Cùng một số bảo vật khác nữa. và phải dùng voi, lạc đà và 24 ngưạ mới chở hết.
Trên thực tế, đường đi không có gặp yêu tinh cản trở (có chăng là bọn
mọi dữ trong rừng thích ăn thịt người) nhưng những khó khăn trở ngại
cản trở lẫn vật chất và tinh thần lại hết sức nhiều , nếu là người khác
ắt vô phương vượt khỏi. Có lúc Thầy Huyền Trang nhịn đói nhịn khát suốt
bảy tám ngày ròng rã giữa một sa mạc trời nắng chang chang, không một
bóng cây, cũng không một bóng người qua lại. Nhưng ý chí của Thầy thật
là sắt đá. Có lần đói khát khổ quá, bụng tính quay trở về phía đông để
tìm chỗ xin nước uống đem theo rồi sẽ đi nữa, nhưng vừa quày ngựa trở về
hương đông thầy lại tự nhủ: "Trước kia, đã thề nếu không đến Ấn Độ,
quyết không trở về Đông một bước. Nay thà đi về hướng Tây mà chết, chớ
lẽ nào đi về Đông để sống hèn".
Một lần khác, thầy gặp bọn mọi ăn thịt người (Tức bọn yêu tinh kể
trong truyện Tây Du). Thầy Tam Tạng sẵn lòng hiến thân cho bọn quỷ khát
máu ấy. Nhưng giữa lúc bàn tính, có mưa to sét lơn. Bọn người rừng kinh
sợ vì cho rằng trời không bằng lòng. Chúng lật đật giục thầy lên đường,
nhưng thầy khăng khăng một mực nài bọn kia: hoặc hãy "ăn thịt Thầy" nếu
quả thật thầy có phép làm cho bọn nó sống lâu muôn tuổi, hoặc nếu bọn
chúng muốn cho thầy lên đường thì phải ăn năn sám hối, chừa thú tinh,
chừa ăn thịt người từ đây. Và rốt cuộc Tam Tạng cải hóa được bọn chúng.
Hơn một ngàn ba trăm năm trước đây một người một ngựa đã dám vượt
suối trèo non, băng sa mạc, càn rừng sâu đi đến xứ Ấn Độ huyền bí xa
xăm, Trần Huyền Trang quả là một nhà du thám vĩ đại trong lịch sử. Kỳ
công đó, tinh thần nghị lực đó, người đời sau không thể không nghiêng
mình bái phục.
Trong thời gian mười ba năm lưu trú tại Ấn độ, thầy đi viếng hầu hết
các di tích của đạo Phật, đặc biệt nhất là thầy ở lại chùa Ananda, học
đạo trong sáu năm. Tất cả những kinh điển của phái Đại Thừa, Tiểu Thừa,
Kinh (Veda), các sách thuốc, sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v v...
đều tập trung tại chùa này. Chùa do pháp sư Giới Hiền chủ trì và pháp sư
có đến trên mười ngàn tín đồ theo học đạo.
Sau sáu năm học tập, Huyền Trang trở nên một trong ba người học trò
giỏi nhất của vị cao tăng Giới Hiền. Theo sách khảo cứu Pháp văn, chẳng
những là một nhà sư đạo đức, Huyền Trang còn tỏ ra là một học giả uyên
thâm, một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý
học đại tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, đặc biệt là một nhà phiên
dịch giỏi không ai bằng. Lúc còn ở Tây Phương, đi đến đâu, thầy cũng
nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình từng địa phương. Khi về Trường an, thầy
viết lại thành bộ Đại Đường Tây Vực Ký, gồm 12 quyển, trong ấy ghi lại
đầy đủ lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán v.v. của 128 nước đã trải
qua hoặc từng trú ngụ. Ngày nay, những tài liệu của Thầy để lại vẫn còn
giúp ích rất nhiều cho các chuyên gia khảo cổ Ấn Độ và bất kỳ ai ngày
nay cũng công nhận những điều nghe thấy và ghi chép của Thầy Huyền Trang
rất là đích xác.
Từ ngày về Trường an, thầy Huyền Trang bắt tay vào công việc phiên
dịch. Suốt mười chín năm ròng rã (từ 645-644) thầy dịch được tất cả bẩy
mươi lăm bộ kinh, gần một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển từ Phạn tự dịch
qua Hán tự và một bộ (Đạo đức Kinh) và một bản dịch "Đại Thừa khởi tín
luận" từ chữ Hán ra chữ Phạn, cùng để lại cho đời một bộ "Đại Đường Tây
Vực ký" .
Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, Thầy Huyền Trang gác bút nghìn thu
tại chùa Ngọc Hoa, vì bệnh duyên và già yếu. Thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng
4 thi hài Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Ngày cử hành
tang lễ có đến một triệu ngươì ở Trường An và các vùng lân cận qui tụ để
tiễn chân thầy về nơi Cực Lạc. Đám táng xong, có đến ba vạn người cất
lều cư tang gần mộ phần. Từ xưa đến nay chưa có vị đế vương nào được
ngưỡng mộ sùng bái bằng vị Thánh Tăng có một không hai này.
Nguon: chuahaiquang.com.vn