chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi
người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một
hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm
nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến
môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
Trái
đất là một hành tinh sống động, và nó phải thay đổi để duy trì sự sống
của
nó. Những nhà địa chất học cho chúng ta
biết rằng trái đất chia thành nhiều lớp.
Trung tâm trái đất là nóng nhất, kế tiếp là lớp phủ mantle, nhiệt độ
thấp
hơn trung tâm nhưng vẫn rất nóng, và nó chứa đựng đá nóng chảy gọi là
magma hay
dung nham. Phía bên ngoài trái đất là lớp
vỏ cứng. (Jean Zukowski and Susan S. Johnston,p. 141) Lớp vỏ cứng vở
ra thành cả chục mãnh. Những mãnh trên bề mặt này dường như “trôi”
trên đá nóng chảy, dung nham, như gỗ trôi trên nước. Khi những mãnh vở
này di chuyển, mặt đất thay
đổi. Núi lửa bùng nổ, và động đất gầm
thét. Đôi khi hình thành thung lũng và
núi non vươn lên. Một số mãnh của trái đất
va chạm vào nhau bên dưới đại dương và biển cả.
Những bản đồ mới với những thông tin từ vệ tinh đã giúp những nhà địa
lý
nghiên cứu những sự thay đổi của lớp vỏ cứng, bề mặt của trái đất và đã
thấy nó
hoạt động như thế nào. (p.139)
Những
nhà khoa học biết rằng tất cả những bộ phận của trái đất hoạt động tương ứng với
nhau. Bề mặt của trái đất thì cứng, nhưng
người ta biết rằng bên dưới lớp vỏ cứng giống như nước sôi trong nồi, dung nham
nóng bỏng tuôn chảy từ trung tâm hướng về phía bể mặt trái đất. Những chuyển động cuộn tròn này mang theo những
mãnh của trái đất với chúng. Những chuyển
động đối lưu này cũng hình thành chức năng làm sạch trái đất. Thán khí trong không khí trên bề mặt trái đất
hòa tan vào trong nước của đại dương. Những
làn sóng vươn lên trên không khí và “bắt” lấy thán khí CO2. Thán khí biến thành carbonat rắn (CO3) trong
nước và chìm xuống đáy đại dương. Ở đấy
nó biến thành một loại đá. Khi những
mãnh của trái đất trên bề mặt của đáy đại dương tiến vào bên dưới những mãnh của
đại lục, đá carbonat tan chảy thành dung nham magma. Vì thế một số thán khí (CO2) hâm nóng địa cầu
được tiêu thụ. (p. 22)
Con
người đã khống chế môi trường chung quanh họ hơn bất cứ chủng loại nào khác
trên trái đất. Với sự phối hợp của óc
thông minh và khả năng làm ra những công cụ, con người đã tìm ra những phương
thức để làm cho hầu hết đất đai trên địa cầu được sử dụng, những phương thức để
sử dụng tài nguyên thực vật và động vật, và những phương thức để sử dụng khoáng
vật, dầu khí, cùng những vật chất và tài nguyên khác của địa cầu. .( p. 35) Tuy chỉ là một bộ phận của toàn thể địa cầu,
nhưng số lượng của nhân loại đã làm cho
những tài nguyên cạn kiệt không thể tái tạo.
Điều này đã làm nên sự mất cân bằng trong hệ thống sinh quyển. Ô nhiễm nguồn nước là điều trước tiên, thứ
hai là việc sử dụng nhiên liệu từ lòng đất, và thứ ba là vấn đề tàn phá rừng. Rừng nhiệt đới là một thí dụ điển hình của một
loại hệ thống sinh quyển. Thực vật vùng
giàu mưa được hổ trợ hình thành một sự đa dạng kỳ thú của những chủng loại cho
trái đất. Chúng đồng thời hấp thu thán
khí (CO2) và nhả ra dưỡng khí (O2). Thán khí được cây cối và thực vật tiêu thụ
trong một tiến trình mà cây xanh sử dụng năng lượng của ánh sáng, thán khí, và
nước để sản sinh carbohydrate trong sự hiện diện của diệp lục tố (màu xanh lá
cây). Chức năng này của rừng nhiệt đới
là quan trọng vì, đối với con người, thán khí có thể ảnh hưởng đến khí hậu. Trong một ý nghĩa nào đấy, rừng nhiệt đới làm
sạch không khí. Con người cần dưỡng khí
(oxygen – O2), và thực vật đặc biệt cây cối của rừng nhiệt đới – cung cấp
oxygen. Nhưng bất hạnh thay, rừng nhiệt
đới đang bị biến mất, và đất đai ở những nơi nào đấy đang biến thành sa mạc. Khi con người cố gắng khống chế hành tinh và
làm cho đời sống thoãi mái hơn, người ta tiêu tán tài nguyên cần đến vì sự sinh
tồn của tất cả. (p. 36)
Báo
cáo năm 1995 của Ủy Ban Liên Quốc Gia Vì Vấn Đề Khí Hậu Biến Đổi (IPCC) tuyên bố,
“Bằng chứng về sự cân bằng sinh thái thừa nhận một sự ảnh hưởng thấy rõ của con
người trên sự thay đổi của khí hậu” (Meyerson, 445). Trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
cùng phục vụ, con người đốt cháy nhiên liệu từ lòng đất, phá rừng, sử dụng phân
bón và sản xuất hóa chất- hợp chất- nguyên tố (chlorofluorocarbons). Tất cả những việc làm này thải ra khí nhà
kính (khoảng 56% carbon dioxide, 24% CFC's, 15% methane và 5% nitrous oxide) vào khí
quyển (Meyerson, 447). Sự gia tăng của
khí nhà kính trong khí quyển cô cạn được quyết định bởi khả năng hấp thu của đại
dương và đất đai và số lượng của khí nhà
kính được phân hủy là bao nhiêu bởi phản ứng hóa học. Tất cả khí nhà kính không được hấp thu hay
phân hủy tồn tại trong khí quyển của trái đất và làm cho sự vận hành của khí hậu
trở nên phức tạp, bao gồm cả việc gia tăng nhiệt độ.” *(Meyerson,445).
Trái
đất ấm lên là một đe dọa nghiêm trọng, nó làm cho sự sống của chúng ta lâm vào
tình trạng nguy hiểm (Trái Đất Ấm Lên Là Một Đe Dọa Nghiêm Trọng - Ross
Gelbspan) bao gồm những hiện tượng:
- Băng
tan ở Bắc Băng Dương, châu Nam cực, và Băng hà ở Hy Mã Lạp Sơn.
- Thời
tiết khắc nghiệt (khô hạn, lụt lội, cuồng phong, bảo tuyết, động đất,…)
- Động
vật chết hàng loạt (hải cẩu, cá heo, cò,…)
Con
người đã làm cho mất sự cân bằng của thiên nhiên. Tất cả những hệ thống tự nhiên, như hệ thống
sinh thái, hướng đến sự cân bằng trong những nhân tố và năng lực trái nghịch. Tất cả những vấn nạn sinh ra từ việc sử dụng
quá mức tài nguyên và việc con người chiến đấu để kiểm soát môi trường. (p. 39) Những hội nghị Quốc tế về trái đất ấm lên
luôn là những tin tức hàng đầu. Hầu hết
mọi người đồng ý rằng sự gia tăng nhiệt độ của thế giới là do ảnh hưởng của
thán khí nhà kính trong khí quyển. Hầu hết
mọi người nhất trí rằng sự nóng ấm đang ảnh hưởng lên mô thức khí hậu của thế
giới. Thí dụ, nhiều bảo tố nguy hiểm hơn
được hình thành do bởi đại dương ấm lên.
Lụt lội tàn phá nhà cửa và mùa màng bởi bảo tố. Và nó xảy ra do bởi tác động của con người
lên tự nhiên. . (p. 51)
Phía
bên trên trái đất là một lớp thán khí (cùng với hơi nước và methane từ sự phân
hủy của những chất hữu cơ) hoạt động như một lớp phủ. Nó ngăn sức nóng từ mặt trời đến gần hành
tinh của chúng ta. Hầu hết những rắc rối
với thán khí CO2 đến từ việc đốt cháy nhiên liệu từ lòng đất (dầu mõ, than đá,
và khí thiên nhiên) cho năng lượng. Sự đốt
cháy nhiên liệu từ lòng đất làm gia tăng loại khí độc hại này trong khí quyển. Hơn thế nữa, ít người tin rằng công kỷ nghệ sẽ
giảm thiểu. Thực tế, khi dân số gia
tăng, sự sản sinh thán khí CO2 có thể gia tăng lên tám tỉ tấn mà bây giờ chúng
ta đang sản xuất hằng năm. (p.51)
Giống
như những giọt nhỏ hơi nước tập trung chung quanh những đốm bụi nhỏ hình thành
những cơn mưa, những giải pháp tập hợp quan những ý tưởng này:
1. Giảm
thiểu sự lệ thuộc vào nhiên liệu từ lòng đất và công kỷ nghệ.
2. Tìm
những nguồn tài nguyên năng lượng thay đổi (vì thế có thể giảm thiểu sự tiêu
dùng nhiên liệu từ lòng đất đã làm gia tăng thán khí vào khí quyển).
3. Phát
triển thực vật (qua nghiên cứu thực vật) có thể sẽ hấp thu nhiều thán khí hơn.
4. Tìm
những phương thức làm cho đại dương tiêu thụ thán khí CO2 nhiều hơn (p.52)
Một
số đề xuất lý tưởng bên ngoài tiến trình công kỷ nghệ. Một số đề nghị cho cá nhân, cộng đồng và quốc
gia hành động trong việc làm chậm tiến trình hâm nóng toàn cầu. Bởi vì những nhà khoa học và chuyên môn nói rằng
đây là một vấn đề không phải bất cứ một quốc gia nào có thể giải quyết một cách
đơn độc, mà là vấn đề của cả địa cầu, của cả nhân loại. Vì vậy, bất cứ ý tưởng nào hướng đến toàn thể
mọi người trên trái đất và được tất cả mọi người hưởng ứng thì vấn nạn hâm nóng
toàn cầu mới có thể giải quyết.
Đề
xuất cho mỗi cá nhân trong sáu tỉ con người trên trái đất này: Mỗi người dành năm ngày trong một tháng để :
1.
Một ngày quán chiếu về hòa bình. Tâm bình thế giới bình. Những
buổi lễ của Phật Giáo thường có một
phút nhập từ bi quán nhưng bây giờ: Hãy
nghĩ về hòa bình, trong một ngày. Vì mỗi
hành động vì hòa bình hay chiến tranh trước tiên xãy ra trong tâm tư
mỗi người
chúng ta. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm năng tác thiên đường. Tâm năng
tác địa ngục.” Có thể nói rằng, hòa
bình là thiên đường, chiến tranh là địa ngục.
Phần lớn tài nguyên của địa cầu được dùng vào cho kỷ nghệ chiến
tranh. Và kỷ nghệ là nguyên nhân chính của
việc sản sinh thán khí vào khí quyển và làm trái đất nóng lên. Một
hành động cho hòa bình trước tiên xãy ra
trong tâm tư mỗi chúng ta như lời Thiền sư Nhất Hạnh nói: “Hòa bình
trong tự tâm, hòa bình trên thế giới.” (Peace in oneself. Peace in
the world). Hãy chế tác một tâm thức
hòa bình, hãy sản sinh một con người hòa bình, và hãy gởi thông điệp
của tâm
linh hòa bình vào không gian, nhưng cũng vì như D. Livingstone Smith
nói trong quyển Động Vật
Nguy Hiểm Nhất, rằng “Sự đổ vở của môi trường và xã hội bây giờ lan
rộng và
trong mức độ toàn cầu. Phát triển kỷ thuật
đã cung cấp căn bản cho một loại tiến hóa xã hội mới vượt khỏi biên
giới của
văn hóa, tôn giáo hay tâm linh. Tuy
nhiên, kỷ thuật không là lý do trực tiếp một cách căn bản, nhưng bằng
thúc đẩy
nội tại của xã hội và tâm lý. Loài người
có những khía cạnh tàn phá cũng như dễ thương.
Với mức độ mà chúng ta có thể ăn mừng nghệ thuật, kiến thức khoa học và
lòng
vị tha của chúng ta, thì chúng ta không thể quên sự thật rằng chúng ta
cũng là
“động vật nguy hiểm nhất.” [1] Nên chúng ta phải tư duy về hòa bình!
2.
Một
ngày không nghĩ bất cứ điều gì liên hệ đến nóng.
Những gì gọi là nóng ở đây có thể là tâm giận
dữ, thù hận, buồn bực, tham lam và dục vọng.
Hãy dành một ngày trong tháng tránh không nghĩ đến những điều này, và
đừng
gởi những thông điệp nóng bức để không gian chung quanh chúng ta được
an
hòa. Vì nóng bức cũng làm thán khí tăng
lên bằng hành động thực tế hay từ trong tâm tư hãy tiết chế về những
điều nóng,
những điểm nóng... Và cũng vì như Thiền Sư Nhất Hạnh nói về Bốn Chân Lý
Cao Quý
của Đạo Phật như sau: Chân lý thứ nhất
là khổ đau hiện hữu. Chân lý thứ hai là
khổ đau có nguyên nhân của chúng. Chân
lý thứ ba là hạnh phúc là có thể hiện thực.
Chân lý thứ tư là có một con đường đưa đến hạnh phúc. Điều đầu tiên
gọi là dukkha, khổ đau. Điều thứ ba gọi là sukha, hạnh phúc. Chúng
hoàn toàn khác nhau. Chúng ta thường làm lẫn tham muốn hay dục vọng
với hạnh phúc. Chúng ta không cần phải sợ
hải khổ đau; chúng ta có thể đối diện chúng.
Nếu chúng ta chạy trốn nó chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để chuyển
hóa nó.” [2] Lại nguyện:Xin thổi ngọn gió từ bi, thanh lương vào thế
gian nóng
bức,Đem mặt trời trí tuệ rạng rỡ, về ngự giữa không gian âm u. (chúc
tán của
Làng Mai).
3.
Một ngày không dùng đến lửa. Trong nhiều cộng đồng hay quốc gia hằng năm
có một ngày không dùng đến xe hơi. Ở Á
Đông, như Trung Hoa hay Việt Nam có tiết hàn thực, tức là ngày ăn đồ lạnh,
không dùng đến lửa, để kỷ niệm hiền sĩ Giới Tử Thôi, không màng danh lợi thà chết trong lửa chứ không ra mặt để lãnh lấy
công danh. Chúng ta có thể biến thành một
ngày trong tháng để tiết kiệm năng lượng và cũng đề nhớ rằng: Vì “rõ ràng rằng lửa là thảm họa chính của sự
thay đổi khí hậu của địa cầu” như lời nói của Swetnam, giám đốc Phòng Nghiên Cứu
Vành Đai Xanh của Đại Học Arizona. [3]
4.
Một ngày tư duy
về màu xanh lá cây. Có nghĩa là hãy dành một ngày chỉ để nghĩ về
màu xanh lá cây chung quanh chúng ta và để tiệm lực nội tại chống lại sự tàn
phá rừng. “Vì sự chặt phá và cháy rừng
nhiệt đới đã làm gia tăng 25% tổng lượng khí carbon sản sinh. Điều này vẫn có thể cứu chửa. [4]
5.
Một ngày để trồng
thêm một cây xanh. Mỗi người dành một ngày trong tháng chỉ để trồng
thêm một cây xanh. Một hành động thực tế.
Đề xuất cho những
cộng đồng hay quốc gia:
Bao
phủ mỗi tấc đất, bất cứ nơi nào, nhất là những vùng đất hoang hóa, với cây xanh
quanh năm (evergreen) ngay cả sa mạc vì người ta đã chế tạo ra nước khô (dry
water), và một số người đã mơ đến việc lái xe qua những khu rừng ở sa mạc.
Tại nhiều vùng
trên thế giới, chẳng hạn như ở Mauna Loa ở Hawaii, các nhà khoa học đã đo được
sự gia tăng do con người tạo nên trong thán khí nhà kính, nguyên nhân chính của
tình trạng nóng lên của địa cầu. Lượng
thán khí trong khí quyển dao động hàng năm, bởi vì nó được kéo xuống trong mùa
hè nhờ nhiều khu rừng rộng lớn ở Bắc Bán Cầu.
Tuần hoàn hàng năm, trong biểu đồ trên, biểu hiện như “răng cưa” đàng
sau gia tăng trung bình hàng năm. [5]
Trên
đây có thể chỉ là những dự kiến để tham chiếu vì như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói,
chúng ta chỉ có một trái đất mà thôi.
Hãy nhìn những con mèo hay con chó khi nó sắp chết, những con ký sinh
trùng sống trên thân thể nó vội vàng bỏ chạy khỏi thân thể con vật sắp chết để
đi tìm những con vật khác đề tiếp tục sự sống, nhưng con người chúng ta nếu
trái đất này giẩy chết thì chúng ta chạy đi đến hành tinh nào để tị nạn. Bởi vì cũng lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì
gia đình nhân loại chúng ta dường như đơn độc trong vũ trụ này, trái đất là
ngôi nhà duy nhất của chúng ta, và như chúng ta biết trái đất cũng là một sinh
vật sống, nếu chúng ta có bảo vệ sự sống thì trái đất sẽ sống cùng sự tồn tại của
con người, bằng trái lại nếu trái đất có mệnh hệ nào thì chúng ta cũng cùng
chung số phận.
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Nhân loại chúng ta sống trên trái đất này đối
diện với một nhiệm vụ tạo dựng một đời sống hạnh phúc cho chính chúng ta.
Trích
dẫn:
Tuệ
Uyển soạn dịch:28/09/2010
P.
141, 139, 22, 35, 36, 39, 51: Between the Lines
*(Meyerson,445). (http://f01.middlebury.edu/EC428A/Conferences/Environment/2001-f/Rodman/how.html)
[1]
[1] D.
Livingstone Smith [2007] The Most
Dangerous Animal, http://www.ecobuddhism.org/wisdom/introduction/buddhism_and_the_climate_energy_emergency/
[2]
2. Thich
Nhat Hanh [2007] Art of Power, http://www.ecobuddhism.org/science/climate/a_climate_in_crisis/
[3]
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/04/090423142332.htm
[4] http://www.ecobuddhism.org/science/ecology_and_energy/the_climate_energy_emergency
[5]http://www.ecobuddhism.org/350_target/350_target/350_target___background_and_dalai_lama_s_endorse/