|
Thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm – lớn gấp đôi 30 năm trước |
Các tác giả bản tường trình “cái bóng dài của đàn bò” đã tính
toán không chỉ số lượng khí metan do đàn bò thải ra, mà cả ác loại khí
bốc ra từ chất thải của chúng, số nhiên liệu tiêu hao khi vận chuyển
thịt đến điểm tiêu thụ, số điện tiêu thụ bảo quản thịt đông lạnh, lượng
gas sử dụng trong khâu chế biến, năng lượng tiêu hao để làm đất nuôi
trồng thức ăn cho gia súc, và thậm chí cả nước ngọt cần thiết cho đàn
bò. Và kết quả là một con số lớn hơn tổng khí thải của xe hơi, máy bay
và các phương tiện vận tải cơ giới gộp lại.
Các nhà khoa học
thuộc Ngân hàng Thế giới đã tăng con số trên tới 51% sau khi tính cả
nhiều nhân tố khác, như các khoản chi phí sản xuất phân bón cần thiết
cho nuôi trồng thức ăn chăn nuôi hoặc kim loại để đóng tầu vận chuyển
gia súc.
Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với
môi trường là cơn ác mộng toán học. Và dù tính chi li hay xuê xoa, dù
chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, thì
ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động làm hủy hoại môi trường
lớn nhất.
2. Ngốn quá nhiều đất đai
Mức
gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp
đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh
dưỡng nghiêm trọng. Việc sản xuất thực phẩm chiếm dụng diện tích ngày
càng lớn trên Trái đất. Nhu cầu của con người ăn chay cần không gian nhỏ
hơn nhiều so với người ăn thịt. Một gia đình trung bình tám khẩu ăn
chay ở Banglades chỉ cần diện tích canh tác 1 ha, trong khi một người Mỹ
tiêu thụ trung bình 120 kg thịt/năm cần tới 20 ha đất đai!
|
Gần 30% địa bàn Trái đất không bị đóng băng được sử dụng để chăn nuôi bò hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho chúng |
Gần 30% địa bàn Trái đất không bị đóng băng được sử dụng để
chăn nuôi bò hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho chúng. Trong khi đàn bò ăn
phần lớn các sản phẩm canh tác thì trên hành tinh mỗi ngày có hàng tỷ
người đói ăn! Các nhà khoa học thuộc Đại học Corrnell (Mỹ) đã tính được
rằng năm 1997 diện tích trồng rau, lúa mỳ, hoa quả, khoai tây và đậu
nành trên toàn nước Mỹ chỉ chiếm diện tích 13 triệu hécta. Trong khi
diện tích sử dụng chăn nuôi bò lên tới 302 triệu héc ta. Rắc rối ẩn giấu
ở chỗ: hiệu suất “chế biến” thức ăn thành sản phẩm của gia súc nuôi đại
trà quá thấp. Trong khi để sản xuất 1 kg thịt, gia cầm chỉ cần trung
bình 3,4 kg thức ăn, nhưng để có 1 kg thịt lợn nuôi phải cần tới 8,4 kg
thức ăn.
Các nhà khoa học cũng tính được, nếu sử dụng số ngũ cốc
phương Tây chăn nuôi gia súc để chế biến thức ăn cho con người, ít nhất
có thể nuôi sống số nhân loại lớn hơn hai lần so với hiện nay.
Súc
vật hiện được chăn nuôi tại các quốc gia châu Âu duy nhất nhằm mục đích
giết mổ lấy thịt trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong khi tại các
vùng lãnh thổ nghèo, đặc biệt tại những vùng khô cằn, động vật có sừng
đóng vai trò thành phần trung tâm của cuộc sống và nền văn hóa, thường
là nguồn sống và tài sản đối với hàng triệu dân chăn thả. Dân du mục
quanh năm vận động theo đàn súc vật trở thành nền tảng nền kinh tế nhiều
quốc gia châu Phi. Theo Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế, hình
thức nuôi thả động vật có sức và móng này thân thiện hơn với môi trường
và năng suất cao hơn so với phương pháp chăn nuôi công nghiệp tại
Australia hoặc Mỹ.
3. Tiêu thụ quá nhiều nước ngọtKhi
ăn món bít tết bò hay món gà rán, chúng ta đồng thời đã sử dụng lượng
nước không nhỏ mà những con vật từng tiêu thụ để tồn tại. GS John Robbin
đã tính được, để sản xuất 1 kg khoai tây, lúa mỳ, ngô và gạo cần tương
ứng 120, 216, 336 và 450 lít nước. Tuy nhiên, để sản xuất được 1kg thịt
bò, cần có tới trên 18 ngàn lít nước. Để có một lít sữa bò – cần 1.000
lít nước ngọt.
Lợn cũng thuộc loại động vật tiêu thụ nhiều nước
nhất. Một trang trại chăn nuôi cỡ trung bình (đàn lợn 80 ngàn con) ở Mỹ
mỗi năm tiêu tốn 337,5 triệu lít nước. Những trang trại lớn với đàn lợn
cỡ triệu con sử dụng lượng nước sinh hoạt tương đương một thành phổ.
Thực
tế ngành chăn nuôi gia súc hiện sử dụng tới 70% dự trữ nước ngọt dành
cho con người. Bởi thế nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng, nước ngọt cho nhu
cầu sản xuất lẫn sinh hoạt sẽ cạn kiệt. Các quốc gia giàu có, nhưng
thiếu nước ngọt như A Rập Saudi, Libia, các nước vùng vịnh Persja hay CH
Nam Phi khẳng định, cần sản xuất thực phẩm tại những quốc gia nghèo
hơn, để bảo vệ dự trữ nước ngọt của chính mình. Cũng vì thế mà họ đã mua
hoặc thuê hàng triệu ha đất ở Etiopia và nhiều quốc gia khác. Bằng cách
này họ tiết kiệm nước ngọt tại chính quốc.
Việc chặt phá rừng
trên quy mô toàn cầu kéo dài hơn 30 năm không nhằm mục đích khai thác
gỗ, mà chủ yếu lấy diện tích chăn nuôi bò, trồng đậu nành và trồng cọ
lấy dầu.
Trong bản tường trình “thực phẩm của chúng ta sống bằng
gì?” mới nhất của mình, tổ chức môi trường Friends of the Earth đánh
giá, mỗi năm thế giới tàn phá khoảng 6 triệu heta rừng (tương đương diện
tích nước Litva) vì mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
4. Làm ô nhiễm đất đaiNền
nông nghiệp và chăn nuôi trên phạm vi công nghiệp nắm địa vị chi phối
tại các quốc gia phương Tây. Một trang trại đơn lẻ có thể thải ra lượng
chất thải tương đương một thành phố. Trung bình, để cung cấp một kg thịt
bò cho chúng ta ăn, con bò đã thải ra môi trưởng tối thiểu 40kg chất
thải rắn. Nếu hàng ngàn con bò nuôi trên diện tích hạn chế, hiệu ứng sẽ
thật khủng khiếp. Phân động vật thường được đổ vào những bể chứa khổng
lồ - công trình thường bị vỡ hoặc dò rỉ, làm ô nhiễm dữ trữ nước ngầm và
các dòng sông bởi lượng nito, fosfo và nhiều chất độc hại khác.
Hàng
năm có hàng chục ngàn kilomet sông ngòi tại Mỹ, châu Âu và châu Á bị ô
nhiễm vì chăn nuôi. Chỉ một vết nứt bể chứa dò rỉ hàng triệu lít chất
thải từ trại nuôi lợn lớn ở Bắc Carolina(Mỹ) năm 1995 đã giết chết đàn
cá hàng triệu con và làm tê liệt trang trại nuôi tôm diện tích 364 ngàn
ha mặt nước biển.
5. Ô nhiễm các Đại DươngVụ
tràn dầu ở vịnh Mexico giữa năm 2010 không phải là thảm họa môi trường
duy nhất tại vùng lãnh thổ này. Đã từ lâu, 13.000-20.000 km2 diện tích
mặt biển và cửa sông Mississipi đã bị coi là “vùng chết” vì phân động
vật, các nguyên tố nito, phân hóa học và những thứ độc hại khác thải ra
từ các trang trại chăn nuôi. Các chất ô nhiễm đã lấy hết nguồn oxy của
cơ thể sống khác.
|
Cửa sông Mississipi đã bị coi là “vùng chết” vì phân động vật và những thứ độc hại khác thải ra từ các trang trại chăn nuôi |
Từ bờ biển Bắc Âu đến bờ biển Đông Nam Á, giới khoa học đã nhận
diện được 400 vùng biển chết với diện tích 1.000-70.000 km2. Chăn nuôi
không phải là thủ phạm duy nhất, song chắc chắn là một trong số các
nguyên nhân nghiêm trọng nhất.
6. Ô nhiễm bầu không khí
Tất
cả những ai sống gần trang trại chăn nuôi lợn đều biết rõ bầu không khí
tại đó khó chịu thế nào. Ngoài các chất gây hiệu ứng nhà kính như metan
hay cacbonic, đàn bò và lợn còn thải ra nhiều khí độc hại khác. Tại Mỹ,
đàn bò và canh tác ngũ cốc làm thức ăn gia súc đảm trách 37% tổng số
thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại quốc gia này, trên 50% thuốc kháng
sinh sản xuất tại Mỹ, 1/3 lượng nito và fosfo thải vào nguồn nước. Các
trang trại nuôi bò tạo ra gần 2/3 lượng amoniac tổng hợp(nhân tố chính
tạo mưa axit).
7. Đầu độc con người
Chất
thải động vật chăn nuôi chữa nhiều mầm bệnh, trong đó có khuẩn
salmonella, vi trùng E.Coli và nhiều vi trùng gây bệnh khác có thể thâm
nhập vào cơ thể con người. Mỗi năm người ta trộn hàng tấn thuốc kháng
sinh vào thức ăn gia súc – yếu tố làm xuất hiện nhiều loại vi trùng nhờn
thuốc kháng sinh, tức gây khó khăn trong nỗ lực điều trị bệnh ở con
người.
8. Góp phần làm cạn kiệt dự trữ dầu lửa thế giới
Ngành
công nghiệp chăn nuôi ở các quốc gia phương Tây phát triển dựa vào dầu
lửa. Vì thế năm 2008, khi giá nhiên liệu đột ngột nhảy vọt, tại 23 quốc
gia đã xảy ra bạo động vì lý do tăng giá các mặt hàng thực phẩm. Theo
một số nghiên cứu tại Mỹ, ngành chăn nuôi đã tiêu thụ 1/3 tổng sản lượng
các nguồn nhiên liệu khai khoáng hàng năm của đất nước.
Nguồn bee.net/ (Theo Hoa Quỳ - Tri Thức Trẻ / Nauka)