Nó chỉ có thể là tò mò, nhưng đó không phải là
một lý do dễ sợ hay sâu sắc cho việc đến đây, dĩ nhiên, mặc dù nó có thể đem
chúng ta đến đây. Nhưng ngay cả nếu chúng ta đến đây vì tò mò, thế thì tôi nghĩ
rằng chúng ta có thể cố gắng để làm thời gian chúng ta ở đây với nhau hơi đầy đủ
ý nghĩa hơn về tư duy, "À, tôi thật sự liên hệ việc hiện diện này như thế
nào với toàn bộ vấn đề tái sanh?"
Tái sanh là điều gì đấy được đề cập một cách rất
nghiêm chỉnh, không chỉ trong Đạo Phật mà trong nhiều hệ thống tư tưởng trên thế
giới (dĩ nhiên với những quan niệm khác biệt về vấn đề nó là gì và nó hoạt động ra sao). Và
có lẽ có điều gì đấy trong đó. Có lẽ nó có thể thật sự đúng. Và, nếu nó là
đúng, nó thật sự có nghĩa gì trong dạng thức của đời sống của tôi và tôi sẽ hướng
dẫn cuộc sống của tôi ra sao? Vì thế, nếu chúng ta suy nghĩ trong những cung
cách đó, rồi thì đến đây cũng là với mục đích để thấy, "À, có phải đây là
điều gì đó có thể trở thành một bộ phận của thế giới quan của tôi và là điều sẽ
hổ trợ tôi trong đời sống của tôi không?"
Do vậy, có lẽ hãy tái khẳng định loại mục tiêu này
cho việc hiện diện ở đây - trong một cách thực tiển, điều ấy có nghĩa bạn không
có những mong đợi rằng, sau một bài thuyết trình ngắn, đột nhiên chúng ta sẽ thấu
hiểu quan niệm của Đạo Phật về tái sanh một cách hoàn toàn, hay chúng ta sẽ đạt
được quan điểm mà chúng ta nói rằng, "Trời ơi! Bây giờ tôi tin". Sẽ
hoàn toàn không xảy ra như vậy. Nhưng điều này có thể là một sự bắt đầu - hay nếu
chúng ta đã thực hiện một sự khởi đầu, một bước xa hơn, có lẽ - trong chiều hướng
suy nghĩ về vấn đề này hoàn toàn nghiêm chỉnh hơn. Vì thế, hãy suy nghĩ về điều
đó trong một lúc.
Bây giờ khi chúng ta nói về tái sanh - hay bất cứ điều
gì thật sự, một cách tổng quát - có nhiều cách mà chúng ta có thể biết về nó.
Dĩ nhiên, chúng ta có thể có một nhận thức sai lầm; đó là một cách biết về nó.
Một cách khác là, chúng ta có thể cho là đúng, nhưng chúng ta không thật sự thấu
hiểu nó. Hay chúng ta có thể thấu hiểu nó một cách luận lý và bị thuyết phục
qua sự hợp lý rằng phải có sự tái sanh. Hay chúng ta có thể có một kinh nghiệm
thật sự minh chứng rằng có một điều gọi là tái sanh, hoặc là trong dạng nhớ lại
những kiếp sống của chính ta hay gặp gở ai đấy trong vài kiếp sống.
Nếu tôi nhìn lại kinh nghiệm cá nhân của chính tôi với
vấn đề tái sanh này: tôi đã sanh ra ở Hoa Kỳ trong một gia đình tuyệt đối không
hề quan tâm bất cứ điều gì ở Á châu. Và, từ phía chính tôi, như một thiếu niên
tôi đã thích thú về triết lý Á châu; tôi đã bắt đầu tập yoga ở tuổi mười ba. Và
ở đại học tôi đã học các ngôn ngữ Á châu và những triết lý Á châu, và lần đầu
tiên đi tới Á châu khi hai mươi tuổi. Và khi tôi hai mươi bốn tuổi tôi đã chuyển
tới sống ở Ấn Độ một cách căn bản và học tập với người Tây Tạng, và tôi luôn
luôn có cảm nhận tuyệt đối và hoàn toàn
như ở nhà ở đấy. Và mặc dù hầu hết mọi người mà tôi đã biết ở các xứ sở phương
Tây đến Ấn Độ đã làm như thế, học tập với người Tây Tạng, luôn luôn có những
khó khăn trong việc có được giấy nhập cảnh và tất cả hệ thống hành chính để ở lại
Ấn Độ, tôi không bao giờ có một chút khó khăn nào với việc đó trong hai mươi
chín năm. Và, từ rất sớm, phương hướng của tôi rất, rất là rõ ràng - trong việc
muốn trở thành một thông dịch viên, chuyển dịch không chỉ ngôn ngữ mà là chuyển
dịch Phật Giáo từ một nền văn minh này đến một nền văn minh khác, đem nó đến
phương Tây, và v.v…Tôi nghĩ, từ tuổi mười bảy, rất rõ ràng, những gì tôi muốn
làm. Điều đó hơn bốn mươi năm trước đây.
Cho nên loại đời sống ấy tuyệt đối xa lạ, nếu liên hệ
đến quá khứ của gia đình và nền văn hóa tôi được sanh ra. Và vì vậy khái niệm
tái sanh là điều gì đó rất hấp dẫn, bởi vì nó có ý nghĩa gì đó với cuộc sống của
tôi - điều đó không nghi ngờ gì nữa trong một kiếp sống quá khứ nào đó tôi phải
là người Tây Tạng hay hầu như là một người nào đó liên hệ sâu đậm với Phật
Giáo, Ấn Độ, với người Tây Tạng, và v.v… Thế nên nó có ý nghĩa nào đó với đời sống
của tôi, và mặc dù tôi không thật sự thấu hiểu tái sanh - cung cách của tôi
liên hệ với tái sanh chỉ cho là nó đúng, mà không thật sự hiểu nó hoạt động như
thế nào hay bất cứ điều gì như thế - nhưng bởi vì nó có ý nghĩa với đời sống của
tôi, nó thật sự hoàn toàn hữu ích trong dạng thức cho tôi niềm tin vững chắc để
tiếp tục phương hướng này, hơn là: "Tôi háo hức phát điên để làm thực hiện
điều này". Nó rất hữu ích.
Do thế, khi tôi học hỏi Đạo Phật ngày càng nhiều
hơn, tôi đã thấy vai trò trung tâm của tái sanh như thế nào trong giáo thuyết
nhà Phật và thực tập và tiếp cận với sự sống như thế nào. Và vì vậy, tôi học nữa
và học nữa luận lý logic đằng sau vấn đề tại sao có sự tái sanh và Phật Giáo thật
sự giải thích về nó như thế nào. Lúc đầu tôi cho là nó đúng và rồi đã thấy,
"À, hãy xem có việc gì xảy ra tiếp theo đó". Và những gì xảy ra từ
đó, trong dạng thức của sự thực tập, là rất hữu ích. Và vì thế, vâng, tôi thật
sự muốn thấu hiểu nó một cách sâu sắc hơn.
Tôi đã có một số quan điểm tri thức về điều này, đã thấy sự hợp lý
của nó, nhưng loại thấu hiểu ấy đi rất sâu. Và câu hỏi thật sự đến: À, bạn sẽ
cảm thấy gì vào thời điểm cái chết của bạn? Tại chỗ ấy, bạn sẽ được thuyết phục
thế nào về tái sanh? Thật tốt là trong đời sống của bạn và trong việc hành
thiền của bạn - bạn nói, "Ô vâng, vâng" - nhưng bạn sẽ tiếp cận với
cái chết với sợ hãi, hay bạn sẽ rất thoải mái về nó, tin chắc về nó?
Và
tôi rất, rất là may mắn trong đời sống của tôi bởi vì tôi đã có cơ hội diệu kỳ
để biết người nào đó trong hai kiếp
sống, và biết họ rất rất, rất là tường tận trong hai kiếp sống. Và điều này một
cách đặc biệt là vị thầy của tôi Serkong Rinpoche; vị thầy chính của tôi. Serkong
Rinpoche trong kiếp sống trước là một trong những giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt
Ma, và tôi đã dành chín năm như một môn nhân của ngài - trong một ý nghĩa rất
cổ điển của việc là một môn nhân - dưới sự bảo bọc của ngài, cùng với ngài
trong một thời gian lâu dài, và ngài rèn luyện cho tôi để là một người thông
dịch, rèn luyện cho tôi để là một người giáo thọ. Và tôi cũng là thư ký của
ngài và đã viết thư cho ngài và những thứ ấy bằng Anh ngữ, và sắp xếp những
cuộc du hành của ngài đến phương Tây, và đi với ngài đến phương Tây, và thông
dịch viên của ngài, và có một mối quan hệ rất, rất gần với ngài. Tôi xem điều
ấy rất, rất may mắn, để có trải nghiệm như vậy.
Mặc dù tôi đã gặp ngài một vài lần trước đây, nhưngviệc
đó chỉ ngắn ngủi khi ngài thăm viếng nơi tôi ở, nhưng khi chuyển đến Dharamsala
và tôi đã đến gặp ngài, sự khởi đầu một cách căn bản để trở thành rất thân cận
với ngài như một môn đệ bên cạnh ngài. Ngài thế nào đấy đã nhận ra nền tảng
nghiệp duyên nối kết mà tôi đã có với ngài, và đúng là từ phía ngài, nói,
"Ở lại. Đừng đi đâu. Hãy ngồi đây. Hãy xem tôi đang tiếp xúc với người
khác như thế nào", ngài bắt đầu dạy tôi những từ ngữ khác nhau về những gì
ngài đang nói, và giải thích mọi thứ, và đúng là … Nó đã đến từ phía ngài. Bạn
hãy chú ý, ngài là một trong những bậc thầy lớn được công nhận của thế hệ trước.
Ngài viên tịch năm 1983. (Và nếu bạn quan tâm đến những
chi tiết khác, toàn bộ câu chuyện của ngài và tiểu sử của ngài, nó có ở website
của tôi. Trong "Những cội nguồn của cảm hứng" có một tiểu sử dài và lớn
về ngài [bây giờ nó ở trong Approaching
Buddhism → Spiritual Teachers].) Nhưng thế nào đi nữa, ngài đã viên tịch
trong những hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Và người Tây Tạng, đây là những lạt ma
rất, rất cao cấp, có thể điều khiển sự tái sanh của họ, và ngài là hoàn toàn là
một chuyên gia về vấn đề này, hơn hầu hết những người có thể làm việc này. Và
vì vậy khi ngài viên tịch; một cách chính xác là 9 tháng đến ngày mà ngài tái
sanh. Ngài không thích thú trong việc ở trong trạng thái trung ấm thân hay bất
cứ loại nào như thế. Đúng là ngay lập tức. Ngài tịch trong những hoàn cảnh đặc
biệt của việc lấy đi một số nghiệp quả chướng ngại đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma,
và vì thế nguy cơ ấy đối với đời sống Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiêu trừ. Vậy là ngài đã lấy nó cho chính mình và tịch
trong cách ấy, để cho mọi người biết - những người nào đó biết - những gì ngài
sẽ làm, rất rõ ràng. Và rồi - bùm! - lập tức tiếp nhận sự tái sanh trong cùng một
nơi mà ngài đã qua đời.
Và thường thường khi người ta tìm kiếm những hóa
thân như thế này, người ta có một số ý tưởng nào đó - một số đại lạt ma có thể
có một số cái thấy nào đó trong giấc mơ, hay những thứ như thế, và sau đó họ đi
kiếm, và thử nghiệm một đứa bé, những thứ như thế. Nhưng thử nghiệm thật sự là
nếu điều gì đấy đến từ phía vị thiếu niên, không phải từ phía những người tìm
kiếm.
Địa điểm nơi Serkong
Rinpoche viên tịch và nơi ngài tái sanh là thung lũng Spiti, ở vùng biên giới của
Tây Tạng ở Ấn Độ. Và Đạo Phật ở trong một tiểu bang rất khó khăn, một tiểu bang
rất điêu tàn, và vị Serkong Rinpoche già đã đến đấy và một cách căn bản khôi phục
Đạo Phật - bắt đầu những tu viện lại, bắt đầu tất cả cho những dòng truyền thừa
của họ lại, bắt đầu cho một trường học, tất cả những thứ như vậy. Vì vậy ngài
như một vị thánh của Spiti Valley. Và vì thế mọi người có một bức hình của ngài
trong nhà họ, kể cả cha mẹ của vị tái sanh, và khi bé Serkong Rinpoche đủ lớn để
nói, vị ấy đến tấm hình trong nhà, chỉ vào tấm hình và nói, "Đấy là
tôi". Mọi thứ rõ ràng từ phía vị ấy để biết vị ấy là ai. Lúc ấy khoảng hai
tuổi. Khi ngài khoảng bốn tuổi, những người nhà của cố lạt ma Serkong Rinpoche
đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hỏi ngài nơi tìm kiếm vị Serkong Rinpoche mới, và Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói cùng nơi thung lũng mà ngài đã viên tịch. Và người ta đã
nhìn cậu bé trẻ, người đã sinh ra với thời gian tương ứng, và khi đoàn người
tìm kiếm đến ngôi nhà của vị tái sanh, cậu bé Serkong Rinpoche, bốn tuổi chạy đến
bên cạnh người thị giả và biết tên của vị ấy; biết danh tánh mà không từng
được nghe nói đến.
Và vị Serkong Rinpoche trẻ nói với tôi - bây giờ ngài
đã trưởng thành, mười tám tuổi - và ngài đã nói với tôi lúc ấy (và đây cũng là
những gì vị thị giả đã nói), ngài không muốn gì hơn là đi với đoàn tìm kiếm tái
sanh. Ngài không thích thú gì ở lại với cha mẹ của ngài nữa - một đứa bé bốn
tuổi, các bạn hãy chú ý điều này. Và ngài nói rằng ngài cảm thấy là ngài phải
đi với đoàn tu sĩ tìm kiếm ngài bởi vì ngài phải gặp gở người nào đó rất quan
trọng với ngài (mà thật sự đó là Đức Đạt Lai Lạt Ma). Và dĩ nhiên là khi vị
thiếu niên ấy đã được công nhận như một vị lạt ma rất cao cấp tái sanh, trong
những người Tây Tạng - hay ở Spiti, vùng văn hóa Tây Tạng này - thế thì
đây được xem là một vinh dự lớn, vì thế
nên cha mẹ hoàn toàn mừng rở với việc ra đi của cậu bé. Nhưng những gì đáng
thích thú là Serkong Rinpoche ra đi, và ngài nói với tôi rằng, và các vị thị
giả cũng thế - tôi muốn nói là, tôi đã biết ngài từ lúc rất trẻ - rằng ngài
không bao giờ nhớ nhung cha mẹ ngài. Ngài không bao giờ khóc, không bao giờ
muốn về nhà, ngay cả không bao giờ thích thú trong việc gặp gở với họ nữa. Bây
giờ điều đó thật bất thường đối với một đứa bé bốn tuổi. Và không phải là họ đã
ngược đãi ngài hay bất cứ điều gì như thế. Họ là những người rất dễ thương.
Và
lúc ấy tôi không đã không có mặt ở Dharamsala. Tôi đang ở trong một chuyến
giảng dạy khi ngài đến Dharamsala, nhưng
vài tháng sau tôi trở về và tôi đã đến thăm ngài. Ngài vẫn khoảng bốn tuổi, có
lẽ năm tuổi. Và tôi đã đến gặp ngài, và vị thị giả nói, "Ngài có biết đây
là ai không?" Và cậu bé nói, "Đừng ngu ngơ. Dĩ nhiên tôi biết đây là
ai". Nè, tôi hơi nghi ngờ, bởi vì thật sự hình của tôi … tôi muốn nói có nhiều nhiều tấm hình của tôi
- người Tây Tạng thích có những tấm hình ở khắp trên tường - và có một tấm hình
trên tường là của vị Serkong Rinpoche già và tôi khi Serkong Rinpoche diện kiến với Đức Giáo
Hoàng. Hầu như những hình ảnh ở đấy, và tôi đã
nghĩ, à, có thể cậu bé này đã biết tôi từ tấm hình. Nhưng những gì đã
thuyết phục tôi là sự kiện rằng cậu bé bốn tuổi hoàn toàn chấp nhận tôi như
người nào đấy rất, rất thân cận với cậu, như một thành viên của gia đình, và
ngay lập tức từ lúc bắt đầu. Cậu bé không như thế đối với những người khác, mặc
dù cậu rất thân thiện. Tôi đúng là hoàn toàn được cậu chấp nhận, và hoàn toàn,
hoàn toàn thoải mái - Tôi muốn nói việc ngài với tôi. Và điều này đến từ một
cậu bé bốn tuổi. Không phải là điều gì đó có mà bạn có thể giả vờ như một cậu
bé bốn tuổi hay năm tuổi.
Trải qua những năm tháng khi ngài lớn lên - như tôi
đã nói, bây giờ là 18 tuổi - tôi đã từng trong nhiều cách, có những ý kiến tổng
quát và hướng dẫn về vấn đề ngài sẽ được nuôi dưỡng như thế nào. Nhưng tôi
đã giữ một chút khoảng cách, một cách rất
cố ý, bởi vì tôi không muốn ngài bị tiêm nhiễm - nếu tôi có thể dùng từ ngữ nặng
nề ấy - bởi những cung cách phương Tây của tôi hay bởi văn hóa phương Tây. Tôi
vô cùng muốn để cho ngài lớn lên hoàn toàn trong không khí của Tây Tạng và để cảm
thấy hoàn toàn như ở tại nhà trong phạm trù tu viện Tây Tạng ấy. Và ngài đã làm
thế.
Vậy là, khi đến lúc cần sự giáo dục cho ngài trong
những môn hiện đại, tôi đã sắp đặt cho một người Tây Tạng dạy ngài tiếng Anh,
không phải là một người phương Tây - và khoa học, và tất cả những thứ ấy - để
ngài học nó một cách chính xác giống như những thiếu niên Tây Tạng học tại trường
ở Ấn Độ. Ngài không cần học những kiễu như American Sesame Street[1[1] ]và
những loại không thích hợp này - việc đó chỉ làm ra sự xung đột văn hóa - ngài
không cần biết về Cookie Monster[2[2] ]và
tất cả những thứ này. Và tôi nghĩ là sự tiếp cận này đã rất, rất thành công. Và
ngài đã lớn lên hoàn toàn thoải mái trong vị trí của ngài, bởi vì ngài và tái
sanh của Ling
Rinpoche (vị trưởng lão giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma) là những ứng viên
chính sẽ là những giáo thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15. Và đây là điều gì đấy
mà ngài đã tiếp nhận một cách rất mạnh mẽ nghiêm túc như vị trí của ngài trong
đời sống, và ngài rất thoải mái với điều ấy.
Mặc
dù như tôi đã nói, khi Serkong Rinpoche lớn lên, tôi gặp ngài mỗi vài
năm hay như thế, nhưng tôi không thật sự dành nhiều thời gian với ngài. Tuy
thế, bây giờ mới gần đây hơn, khi ngài đã trưởng thành, tôi đã dành nhiều thời
gian với ngài, và nói chuyện với ngài qua điện thoại, sắp đặt và tháp tùng với
ngài trong lần thăm viếng đầu tiên của ngài đến phương Tây, và thông dịch cho
ngài trong chuyến viếng thăm này. Mối quan hệ cực kỳ gần gũi, và rất, rất mạnh
mẽ từ phía của ngài - không giống như tôi đang bám vào, "Tôi muốn thật gần
gũi với ngài" từ phía ngài, ngài nói như thế ấy.
Thật
vô cùng hấp dẫn. Một năm rưởi về trước tôi đã đi Ấn Độ. Tôi nghĩ là Serkong
Rinpoche đang ở vào thời kỳ cận kề hoàn
tất một bước trong sự học vấn của ngài
và sẽ bước lên bậc kế tiếp. Và vì thế tôi đã đi vì sự kiện ấy. Và tôi đã với
một người bạn phương Tây khác cũng là đệ tử của Serkong Rinpoche già, một người
Anh [Alan Turner], và trong kiếp sống trước tôi đã phiên dịch một khối lượng
khổng lồ cho ông (những giáo huấn cá nhân), và Serkong Rinpoche lần nữa đã thấy
ông như rất đặc biệt. Và cách mà Serkong Rinpoche già thường dạy cho tôi trong
hầu hết mọi trường hợp, ngài không bao giờ dạy cho tôi bất cứ điều gì riêng cho
tôi; tôi đã phải thông dịch nó cho một người nào khác, nhằm để học hỏi điều gì
đó từ ngài. Vì vậy điều nhấn mạnh luôn luôn là sự học vấn của tôi phải với động
cơ để giúp đở người khác, không chỉ riêng cho tôi. Thế là chúng tôi đã đến Ấn
Độ cho buổi tốt nghiệp này. Và, vào lúc ấy, tôi đã thỉnh cầu Serkong Rinpoche
một giáo huấn đặc biệt trong một sự trao truyền nào đó mà tôi biết ngài có. Và
dĩ nhiên người bạn của tôi Alan ở đấy,
và tôi cần thông dịch nó cho Alan. Và vì thế chúng tôi đã ngồi ở đấy với vị Serkong
Rinpoche mới, và tôi đã nói với ngài, "Thầy biết không, điều này thật sự
là một cảm nhận tuyệt vời để thông dịch cho thầy một giáo huấn một lần nữa".
Đấy là lần đầu tiên mà tôi đã làm cho ngài trong kiếp sống đặc thù này. Và sự
trả lời của ngài là: "Dĩ nhiên ông đang làm điều này. Đây là nghiệp của
ông. Kiếp sống trước, kiếp sống này - tự nhiên tuyệt đối. Dĩ nhiên."
Vậy
là, như tôi đã nói, và mối quan hệ đã tiếp diễn ngày càng nồng ấm hơn từ đấy.
Và nó là những việc như thế này, từ kinh nghiệm cá nhân, việc đó trở thành
thuyết phục hơn nhiều - hơn qua luận lý
hợp lý - về giá trị của tái sanh, rằng nó là thật sự. Bởi vì những gì tiếp
diễn, thật sự, là sự nối kết rất, rất là gần gũi. Bên cạnh những thói quen nào
đó mà ngài có, và những quan tâm ngài có, và những thứ nào đó ngài học hỏi mà
ngài rất thích thú, tương tự đến những gì ngài có trong kiếp sống trước. Nhưng
sự nối kết này, mối quan hệ cá nhân này - đối với tôi là có sức thuyết phục
nhất.
Ngài
rất hổ trợ cho chương trình website, và
v.v… Chúng tôi là một đội ngủ, và một đội ngủ tiếp tục. Mặc dù dĩ nhiên vị thế
liên hệ trong trong dạng thức của tuổi tác và kinh nghiệm khác nhau, nhưng sự kiện
là một đội ngủ và làm việc với nhau - cùng sự tương tục. Ngài đã giúp đở với
website và hổ trợ cho toàn bộ chương trình. Bởi vì những gì tôi đang làm trong
website này, rất nhiều, là đang bảo tồn những giáo huấn của ngài từ kiếp sống
trước của ngài. Cho nên nó không chỉ là một nơi chứa đựng thông tin cho ngài,
để tiếp tục những giáo huấn mà ngài đã trao truyền trong kiếp sống trước, mà
cũng là tôi đang chuẩn bị cho chính tôi trong kiếp sống tới của tôi, vì thế tôi
sẽ tiếp xúc với điều này, một cách hy vọng, và cũng sẽ tiếp tục. Tôi muốn nói
là toàn bộ kinh nghiệm này với Serkong Rinpoche đã thật sự thuyết phục tôi về
sự tương tục này.
Và tôi đã có một kinh nghiệm rất đáng chú ý trong dạng thức
này, bởi vì Ling Rinpoche (trưởng lão giáo thọ) - tôi cũng từng biết ngài trong
hai kiếp sống. Vị già, tôi cũng thỉnh thoảng thông dịch cho ngài - mặc dù không
thường, như với Serkong Rinpoche - nhưng chỉ thỉnh thoảng tôi mới thông dịch
cho ngài, và tôi chắc chắn đã học hỏi với ngài. Và bây giờ tôi cũng biết vị tái
sanh, người hiện tại trẻ hơn Serkong Rinpoche một tuổi; ngài mười bảy tuổi. Vì
thế khi tôi ở Ấn Độ cho lễ tốt nghiệp của Serkong Rinpoche, tôi đã đến thăm
Ling Rinpoche với người bạn Alan. Và tôi đã không gặp ngài, thật sự đã nhiều
năm. Lần cuối cùng, tôi đã gặp ngài lúc ngài trẻ hơn nhiều. Và dĩ nhiên ngài
nhớ tôi và nhận ra tôi, và rất quan tâm với những gì tôi đang làm, v.v… Và điều
vô cùng ấn tượng - tôi muốn nói là thật tiếu lâm - người Tây Tạng, khi bạn đến
thăm, họ luôn luôn mời bạn trà và bánh ngọt. Bây giờ có một loại bánh ngọt đặc
biệt của Anh quốc dễ tiêu hóa - đây là hiệu bánh mà tôi thật sự ưa thích.
HỎI: Loại nào?
ĐÁP: Hiệu bánh McVitie’s
digestive biscuits .
Và
chúng tôi ở trong một tu viện giữa rừng ở Nam Ấn Độ. Đây là nơi mà Serkong
Rinpoche và Ling Rinpoche sống. Ngài đã yêu cầu vị thị giả mang trà và bánh
ngọt đến cho tôi và bạn tôi. Vị ấy mang bánh McVitie’s digestive biscuits đến
cho tôi dùng với trà. Trời đất ơi sao mà vị ấy biết đây là loại bánh tôi thích,
tôi thật sự không có ý kiến gì. Và ngài chỉ hình như nhìn tôi và "Ha ha
ha!" thế ấy đấy - "Bạn không tin vào nghiệp quả và tái sanh
chứ?" thế ấy đấy.
HỎI: Không có trên website của giáo sư chứ?
ĐÁP: Không có trên website của tôi. Ông ấy có
những thứ này từ đâu, tôi không có ý kiến, nhưng một cách tự nhiên đây là những
gì ngài đã mời tôi. Và ngài ở trên một giường, giống thế này, và tôi ở trên một
chiếc giường khác xếp vuông góc với nhau. Và tôi đã ngồi ở đấy và nói chuyện,
và đột nhiên chúng tôi thấy một con bò cạp lớn trên sàn nhà giữa chúng tôi. Và Ling
Rinpoche – ngài là Yamantaka, vị Phật này (ngài là một chuyên gia trong vấn đề
này), là một Đức Phật hung tợn và sinh động, các bạn biết không, với những ngọn
lửa và tất cả những thứ ấy - nhìn vào nó, và ngài nhìn vào tôi và nói, "Ô
kìa, một con bò cạp", trong một thái độ rất buồn cười, đột ngột. "Ô
kìa, một con bò cạp. Ông có sợ không?" Tôi nhìn vào ngài và nói, "Làm
sao tôi có thể sợ hải con bò cạp trong sự hiện diện của ngài?" Và rồi thì
ngài bật lên cười - như lúc ngài cười khi mang bánh ngọt đến - ngài chỉ cười
vào tôi và rồi gọi người thị giả, và người thị giả, với cách mà người Tây Tạng
làm - đặt chiếc tách trà lên trên con bò cạp và một tấm giấy ở phía dưới nó, và
đem nó đi. Quý vị biết không, ngài đúng là đã hiển hiện con bò cạp này để đùa
với tôi.
Do
vậy, như tôi đã nói, đó là những kinh nghiệm như thế này đã làm cho tôi ngày
càng bị thuyết phục hơn rằng có căn cứ vững chắc trong toàn bộ vấn đề tái sanh.
Thế
này, dĩ nhiên khi chúng ta làm việc với tái sanh như thế này, thật quan trọng
để thấu hiểu những gì thật sự đang diễn tiến với tái sanh, bởi vì chúng ta có
thể được thuyết phục với một nhận thức đúng đắn về nó cũng như một sự thấu hiểu
sai lầm. Nếu quý vị được thuyết phục rằng việc ấy thật sự hiện hữu và là trường
hợp ấy, thế thì thật hữu ích hơn nhiều để được thuyết phục trên căn bản của một
sự thấu hiểu đúng đắn về nó. Khi chúng ta bắt đầu nhìn vào nhận thức của Phật
Giáo, thì thường một sự tiếp cận tổng quát là trước tiên tất cả là bỏ qua một
bên những gì là quan điểm sai lầm về nó vì thế quý vị có thể có được điều gì là
nhận thức đúng đắn về nó.
Cho
nên, những gì không phải là sự giải thích của Đạo Phật, là ý tưởng về một linh
hồn nào đó với đặc tính cố hữu, một thứ cụ thể cứng nhắc, sẽ đi từ một thân thể
này sang một thân thể khác. Bây giờ người ta có thể nghĩ đúng là như thế, bởi
vì Serkong Rinpoche đây ở trong một kiếp sống và giờ đây là Serkong Rinpoche
mới. Vì thế, người ta có thể, à, có một linh hồn, một thực thể gọi là Serkong
Rinpoche đã đi từ một thân thể này đến một thân thể khác. Không phải là vậy.
Thế nên, trong trường hợp của những lạt ma cao cấp hóa thân, dĩ nhiên, họ tiếp tục đồng nhất hóa sự tương tục
- vị tiếp theo, vị tiếp theo, và vị tiếp theo - và người ta cho họ cùng một
danh tánh, nhưng việc đó không phải thông thường như vậy. Và vì vậy chúng ta có
một ấn tượng sai lầm, rằng có một thực thể gọi
là Serkong Rinpoche[3] đi từ kiếp sống này đến
kiếp sống khác. Điều đó không thông
thường. Bởi vì chúng ta đang nói về sự tương tục căn bản trong Đạo Phật, những
gì chúng ta gọi là một sự tương tục tinh thần hay dòng suối tâm; và, việc tùy
thuộc trên những gì chúng ta làm, sự tương tục tinh thần ấy tiếp diễn, mặc dù
nó là cá thể, nó sẽ biểu hiện hay liên kết với một loại thân thể nào đó trong
mỗi kiếp sống kế tục. Nó sẽ liên kết với những yếu tố sẽ làm căn bản cho một
thân thể khác. Cho nên, trong một ý nghĩa, nó sẽ biểu hiện trong một hình thể
khác.
Cho
nên sự tương tục ấy, sự tương tục ấy… Thí dụ bây giờ đây, Alex này, và đặc tính
của nó - Alex con người - và bây giờ Alex con người tái sanh như con chó Fifi.
Không phải như thế. Không phải Alex con người tái sanh như con chó Fifi. Không
phải thế đó. Không phải là có cái thực thể này gọi là Alex này bây giờ là con
chó. Nó chỉ là sự tương tục tại một thời điểm, do bởi sự đa dạng của nghiệp
quả, nhiều hành vi, sẽ biểu hiện trong hình thể con người và chỉ xảy ra để có
cái tên Alex, và vào lúc khác sẽ biểu hiện trong hình thể một con chó và có cái
tên Fifi.
Và,
trong hệ thống diễn tả của Phật Giáo, không phải là sự tái sanh hay hóa thân
lập tức sẽ khá hơn, và một khi bạn được thân người, rằng nó, và [rồi thì] bạn
sẽ luôn luôn sẽ là con người. Đó không phải là quan điểm của Phật Giáo. Quan
điểm Phật Giáo là, tùy thuộc vào những gì kẻ ấy làm, [nó có thể] đi lên và đi
xuống - loài người, thú vật, ma quỷ, bất cứ thứ gì. (Họ tin tưởng vào ma quỷ).
Và hình thể mà sự tương tục này sẽ biểu hiện - mặc dù dĩ nhiên nó là cá thể -
hình thể sẽ được biểu hiện tùy thuộc vào chính thái độ của kẻ ấy, những hành vi
của kẻ ấy. Không phải kẻ bên ngoài nào đấy đưa bạn ra, phân phối bạn ra, như
bạn là một lá bài, phân phối một bài học để học, và ở đây là bài học kế tiếp để
học. Đó cũng không phải là Phật Giáo. Nó đang đến từ hành vi của chính bạn.
Chúng
ta đang đối diện ở đây là sự tương tục. Đây là chìa khóa cho sự thấu hiểu giáo
huấn Đạo Phật về tái sanh. Và chúng ta đang nói về sự tương tục mà nó là một sự
kế thừa liên tục từng thời khắc của điều gì đó; chúng ta đang nói về sự tương
tục trong không gian. Chúng ta đang nói về sự tương tục qua thời gian, như một
bộ phim, đúng hơn như là một dòng sông. Chúng ta đang nói đến như một bộ phim -
từng khoảnh khắc một, tiếp diễn và tiếp diễn. Và chúng ta nói ở đây về một sự
tương tục không có bắt đầu và không kết thúc. Không phải như bài thuyết giảng
tối này có một sự bắt đầu và có một sự chấm dứt, mặc dù có một sự kế tục từng
thời khác của nó. Đây là một vấn đề không có sự bắt đầu và không có chấm dứt,
là điều dĩ nhiên rất khó khăn để thấu hiểu, nhưng đó là điều gì đó mà chúng ta
phải làm việc với nó - hãy cố gắng để suy nghĩ ra tại sao, một cách hợp lý, có
phải là ta không có sự bắt đầu và kết thúc. Bởi vì rõ ràng chúng ta không thể
thấy rằng nó không có sự bắt đầu và không có sự kết thúc; điều đó thật khó khăn
để kinh nghiệm.
Và khi chúng ta nói về "điều gì có một sự tương
tục?" chúng ta đang nói về sự tương tục của tâm. Nó được gọi là sự tương tục
tinh thần. Và vì thế chúng ta phải có một sự thấu hiểu điều mà chúng ta muốn
nói với chữ tâm trong Đạo Phật. Những gì chúng ta muốn nói về tâm là hành vi
tinh thần; chúng ta không nói về một sự vật, như não bộ, hay điều gì đó không
phải vật chất (như phương Tây nói về tâm).
Và chúng ta đang nói về một hành vi tinh thần thật sự sẽ tiếp diễn trong
mọi thời. Dĩ nhiên chúng ta có thể có điều gì đó đang thực hiện hành vi ấy,
nhưng đó không phải là những gì chúng ta đang nói đến. Chúng ta đang nói về thứ
thực hiện hành vi; chúng ta đang nói về chính tự hành vi. Và chúng ta đang nói
về một hành vi chủ quan và nó là cá nhân. Và, nếu chúng ta muốn tìm một từ ngữ
tương xứng trong khuôn khổ nhận thức của phương Tây chúng ta, nó sẽ là hành vi kinh
nghiệm sự vật; sự trải nghiệm chủ quan sự vật[4].
Sự
kinh nghiệm ấy như một hành vi là những gì chúng ta đang làm từng thời khắc. Và
sự kinh nghiệm ấy về sự vật có thể là nhiều hương vị khác nhau, như nó đã là.
Những gì thật sự đang xảy ra trong mỗi thời khắc là có một sự sinh khởi của một
loại hiện hữu tinh thần nào đó và một tinh thần gắn kết với hiện tướng ấy. Cho
nên có một sự sinh khởi của một cảnh tượng; sự sinh khởi của một âm thinh, như
âm thinh của những từ ngữ; sự sinh khởi của một cảnh tượng và việc thấy nó; sự
sinh khởi của những âm thinh của từ ngữ và việc nghe nó; sự sinh khởi của các
tư tưởng và sự suy nghĩ về chúng; sự sinh khởi của các cảm giác hay tình cảm và
cảm nhận về chúng. Nó đúng là đang diễn tả cùng hành vi từ hai quan điểm. Nó
không là một tư tưởng sinh khởi và rồi bạn nghĩ về nó, hay một tình cảm sinh
khởi và rồi thì bạn cảm nhận nó. Không phải như thế, có phải không? Sự sinh khởi của một cảm xúc và cảm
nhận về một tình cảm là cùng một thứ.
Và
điều này đang xảy ra mà không cần có một cái "tôi" riêng biệt với cả
toàn bộ tiến trình, điều đó cũng không làm nó xảy ra, hay kiểm soát nó, hay
vượt khỏi sự kiểm soát, hay quán sát nó. Nó chỉ đang xảy ra. Không có một cái
"tôi" từ đó. Nó chỉ đang diễn tiến. Và, như tôi nói, nó là những
hương vị khác nhau mỗi thời khắc. Bây giờ có một sự thấy, rồi thì một sự nghe,
và rồi một cảm giác giận dữ hay cảm nhận mừng vui, từng thời khắc, không gián
đoạn. Sự ngủ, bất cứ điều gì. Nó không dừng lại khi bạn đi ngủ. Chúng ta đang
trải nghiệm sự ngủ. Một người trải nghiệm sự ngủ. Tôi muốn nói, từ quan điểm
của Đạo Phật có ngay cả một sự kinh nghiệm của sự chết. Cho nên chúng ta luôn
luôn trải nghiệm.
Bây
giờ, khi chúng ta nói về những sự tương tục, những sự tương tục tiếp diễn trong
cùng một phạm trù của các hiện tượng. Cho nên chúng ta có sự tương tục của vật
chất và năng lượng hay chúng ta có một sự tương tục kinh nghiệm sự vật, và vì,
sự vật chuyển hóa từng thời khắc. Và bạn có thể có một cây chuyển hóa thành gỗ,
và gỗ chuyển hóa thành một cái bàn, và điều đó có thể chuyển hóa thành củi, và
rồi điều đó chuyển hóa thành lửa, và tro, và … Giống như thế, năng lượng hơi
nóng, và v.v… Nó là sự tương tục trong cùng phạm trù; đó là vật chất, năng
lượng. Và, tương tự thế, chúng ta có thể có sự kinh nghiệm của sự thích thú có
thể chuyển hóa thành sự chú ý, rằng có thể chuyển hóa thành chán chường, rồi
thành sự mù mịt, rồi thành sự mệt mõi. Nó đang chuyển hóa. Nó cùng loại phạm trù
của các hiện tượng, tất cả những thứ này. Nhưng sự sân hận không thể chuyển hóa
thành một cái bàn, và gỗ không thể chuyển biến thành sân hận.
HỎI: Nhưng sân hận có thể chuyển hóa một cái bàn thành củi đốt.
ĐÁP: Nhưng sự sân hận tự nó
không thể biến thành củi đốt. Sự sân hận có thể thúc đẩy một người chẻ một cái
bàn thành củi đốt, nhưng đó là cái bàn chuyển hóa thành củi đốt, không phải sự
sân hận chuyển hóa thành củi đốt.
Cho
nên khi chúng ta nghĩ trong dạng thức của thân thể. Okay? À, loại tương tục nào
chúng ta có ở đây? Tôi muốn nói, tôi chỉ đang suy nghĩ theo chiều hướng lý trí. Chúng ta không thể xuyên suốt
toàn bộ vấn đề; rất phức tạp. Nhưng trong chiều hướng lý trí … Thí dụ, giống
như, tinh trùng và trứng của cha mẹ có thể chuyển hóa thành thân thể của một
đứa bé, thân thể của đứa bé chuyển hóa thành thân thể của một người lớn, và rồi
có thêm tinh trùng hay trứng, và rồi thì thân thể của thế hệ tiếp theo, và thế
hệ tiếp theo. Cho nên chúng ta có một sự tương tục trên trình độ của thân thể.
Nhưng có phải cùng một thứ xảy ra với việc kinh nghiệm sự vật không? Có phải sự
kinh nghiệm sự vật của cha mẹ chuyển hóa thành kinh nghiệm của đứa bé, đến việc
kinh nghiệm sự vật của đứa bé không? Có phải nó hoạt động cùng cách? Đó là điều
mà chúng ta phải nghĩ đến. Chúng ta có thể học từ sự kinh nghiệm sự vật của cha
mẹ chúng ta. Kinh nghiệm sự vật của cha mẹ chúng ta có thể ảnh hưởng những gì
chúng ta trải nghiệm, nhưng có phải kinh nghiệm xem một bộ phim của cha mẹ tôi,
hay thích một bộ phim, chuyển hóa thành kinh nghiệm xem một bộ phim của tôi
không? Và chúng tôi có thể cả hai đều thích phim ảnh, nhưng có phải sự thích
thú của họ chuyển hóa thành sự thích thú của tôi không? Việc đó không hợp lý
lắm.
Cho
nên có thể phải có một loại cơ cấu khác nào đó đang tiếp diễn ở đây. Sự kinh
nghiệm sự vật. Không phải là sự chuyển biến của cha mẹ đến một đứa bé. Nó không
giống như tinh trùng và trứng và một thân thể. Bây giờ chúng ta có thể nói,
"Nhưng có phải việc kinh nghiệm sự vật có một nguồn gốc vật lý? Có một
thân thể tạo kinh nghiệm sự vật không?" Điều đó các bạn cũng phải thẩm
tra. Các bạn có thể nói, "À, việc kinh nghiệm sự vật luôn luôn phải có một
cơ sở vật lý, điều đó đúng. Vậy thì sự kinh nghiệm đó cần một loại hổ trợ nào
đó, nhưng có phải sự hổ trợ tạo nên việc kinh nghiệm không? Quý vị có thể có
một ly nước. Một ly nước. Đấy là vật chứa. Chiếc ly chứa nước, nhưng có phải
chiếc ly tạo ra nước? Quý vị không thể nói thế. Chiếc ly là cần thiết để chứa
nước, nhưng một cái ly không tạo ra nước. Cho nên, giống như thế, một thân thể
cần thiết để chứa đựng sự kinh nghiệm,
nhưng quý vị không thể nói rằng thân thể tạo ra sự kinh nghiệm.
Do
vậy, rồi thì, chúng ta đã đi hơi sâu hơn một chút. Và như tôi đã nói, nếu chúng
ta hành động sâu hơn và sâu hơn với những thứ này và sau đó nó sẽ trở nên thật
sự vô cùng diệu kỳ. Nếu quý vị nghĩ, "Cái gì là sự tương tục của thân thể
chúng ta?" Hãy đừng chỉ nói về từ cha mẹ đến con cái, trong những thế hệ,
nhưng về trong kiếp sống của chúng ta là gì?" Mỗi nguyên tử trong thân thể
chúng ta có sự tương tục của chính nó, nguyên tử hay lượng tử của năng lượng. Nếu chúng ta nghĩ về nó, nó thật sự
hoàn toàn lạ thường. Dĩ nhiên do bởi tất cả nguyên tử và phân tử của thân thể
biến đổi trong suốt kiếp sống của chúng ta, nhưng có một sự tương tục với tính
chất cá thể. Điều này thật hoàn toàn ấn tượng. Thân thể của một người tám mươi
tuổi, có một sự tương tục của của một đứa bé một tuần tuổi, nhưng khó có bất cứ
nguyên tử, bất cứ phân tử, hay tế bào nào là giống như nhau.
Và
nếu chúng ta nghĩ về tất cả những thứ vật chất trong thân thể chúng ta, nó thật
không ngờ. có những nguyên tử trong thực phẩm, và sau đó nó trở thành thân thể,
và rồi thì nó chuyển hóa và trở thành những nguyên tử của những bộ phận của
thân thể trong một lúc nào đó, và sau đó nó chuyển hóa và trở thành chất thải
hay nó trở thành động năng, có năng lượng từ bên ngoài và rồi thì năng lượng đi
ra ngoài. Thật là kỳ lạ nếu chúng ta nghĩ về nó, có phải không? Tất cả những
nguyên tử khác biệt này từ tất cả những thực
phẩm khác nhau mà chúng ta đã ăn uống, và rồi thì trở thành tất cả những
nguyên tử và tế bào khác nhau của thân thể, và sau đó là tất cả những chất
thải. Có toàn bộ tiến trình đang diễn ra. Mỗi bộ phận của thân thể vật lý của
chúng ta là một sự tương tục của điều gì đó, tại một thời điểm, không phải là
bộ phận của thân thể chúng ta, rồi thì sau một thời gian ngắn nó lại là bộ phận
của thân thể chúng ta, và sau đó nó tiếp tục như điều gì đó, xét cho cùng, khác
với thân thể. Vì thế, mỗi một nguyên tử có sự tương tục của chính nó, và tuy
thế tự chính thân thể có một sự tương tục duy trì tính cá biệt của nó. Việc này
thật ấn tượng, có phải không? Chúng ta thường không nghĩ về nó trong những dạng
thức đó. À, điều gì đã làm nó là "tôi"?
Thế
nên, khi chúng ta bắt đầu nghĩ, "À, nó là cùng một thứ với việc kinh
nghiệm sự vật?" Giống như thân thể tôi được làm thành từ những bộ phận và
nguyên tử khác nhau, và hệ thống tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn, và tất cả những
hệ thống khác nhau này, mỗi thời khắc kinh nghiệm sự vật được làm thành từ
nhiều thành phần khác nhau, tất cả những mạng lưới nối kết với nhau. Do vậy, có
một sự thấy, hay sự nghe, và có sự cảm nhận một trình độ của hạnh phúc hay khổ
đau, và có những cảm xúc, và có sự chú ý, và có sự quan tâm, và có sự tập trung
- và tất cả những thứ này có những sự tương tục của chúng, và tất cả phối hợp
với nhau và nối kết với nhau. Cho nên hãy tự hỏi mình, "Có phải nó tương
tự với thân thể?" Có loại hạnh phúc không là một bộ phận của sự tương tục
không - như thực phẩm - là hầu như là sự hạnh phúc của người khác, và bây giờ
nó vào thân thể của tôi và bây giờ nó là một bộ
phận hạnh phúc của tôi, là sự hạnh phúc của tôi, và sau đó nó có sự
tương tục và nó là niềm hạnh phúc của người nào khác. Như một nguyên tử là một
bộ phận thân thể của chúng sanh nào khác như khi chúng ta ăn thịt, và rồi nó là
bộ phận thân thể của thân thể chúng ta, và rồi khi chúng ta chết hay điều gì
đó, và rồi những con trùng ăn nó và rồi nó là bộ phận thân thể của những con
trùng đó. Có phải như thế không? Có phải nó vô nghĩa? Cho nên nó khác. Tất cả chúng ta có thể nói
là việc kinh nghiệm của tôi về hạnh phúc bây giờ là một sự tương tục về kinh
nghiệm hạnh phúc của tôi trước đây. Nó không là sự tương tục kinh nghiệm hạnh
phúc của người khác. Nó là sự tương tục
hạnh phúc của riêng tôi.
Cho
nên, suy nghĩ thế này, chúng ta đi đến kết luận rằng chủ thể kinh nghiệm sự vật
chỉ có thể là sự tương tục của chính nó - thời khắc trước đó của chính nó, và
những thời khắc sau này của chính nó. Sau đó, chúng ta phải hỏi câu hỏi: Nếu nó
như thế, và một thân thể vật lý chỉ hổ trợ nó nhưng không đang tạo ra nó, thế
thì nó chắc chắn có một sự bắt đầu và một kết thúc tuyệt đối không? Điều đó có
hợp lý không? Như sinh hay thụ thai, và chết. Có phải sự kinh nghiệm này có một
sự bắt đầu tuyệt đối? Rằng, trước đây, nó không có gì, và rồi không có gì được
chuyển hóa thành điều gì đó, thành sự kinh nghiệm? Nếu nó đã như thế, nó đã hoạt
động như thế nào? Hay nó đến từ nơi nào? Và tại thời điểm kết thúc? Có những
thứ diễn tiến từ thời khắc này sang thời khắc khác hình thành một sự tương tục
và rồi thì đột nhiên không có gì cả? Thế ấy thì cũng không có ý nghĩa gì khá
hơn, hay không phải thế?
Vật
chất và năng lượng của thân thể tiếp diễn từ trước khi chúng ta sanh ra và sau
khi chúng ta chết, vậy thì sự kinh nghiệm là thế nào? Đây là điều gì đó để suy
tư thật sự đến, và nó phải làm việc với toàn bộ sự thấu hiểu về nhân và quả. Và
nhân quả, là điều diễn ra từng thời khắc, là điều đang làm ra một sự tương tục
diễn tiến, có thể điều ấy có một sự chấm dứt hay bắt đầu nếu nó tiếp diễn bình
đẳng từ thời khắc này đến thời khắc khác? Điều gì đã làm cho sự tương tục diễn
tiến từ thời khắc này sang thời khắc khác là sự chấp trước này để tiếp tục tồn tại, nó được gọi [là chấp thủ,
chấp ngã, chấp trước]. Do vậy luôn luôn có sự chấp trước để tiếp tục tồn tại;
nó muốn tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục. Chúng ta cũng sẽ có sự chấp trước ấy
vào thời khắc của sự chết. Cho nên nếu sự chấp trước ấy tiếp tục để tồn tại đưa
chúng ta từ thời khắc một đến thời khắc hai, tại sao nó không tiếp tục thời
khắc ấy khi nó là thời khắc của chúng tại thời khắc của sự chết - nó nên tạo
nên một thời khắc khác. Thật vô lý là nó không có hiệu quả. Để tiếp tục tồn
tại. Đó là tại sao chúng ta lấy đầu chúng ta ra khỏi chậu nước khi chúng ta
nhúng đầu chúng ta vào chậu nước. Thật khó khăn để tự chết ngộp bằng cách úp
mặt chúng ta vào chậu nước và chết ngộp. Thật rất khó khăn để làm như thế, có
phải không, bởi vì tự động có một sự chấp trước để tiếp tục tồn tại - ta lấy
đầu ta ra khỏi chậu nước. có người nào có thể làm điều này không? "Tôi sẽ
dừng thở", và rồi ta tự nín thở cho đến khi chết. Điều ấy thật khó khăn để
làm - sẽ rất khó khăn để làm - tôi muốn nói là, một cách tự nhiên chúng ta sẽ thở
một hơi khác.
Thế
nên đây là những thứ mà chúng ta nghĩ đến trong dạng thức của việc cố gắng để
thấu hiểu tái sanh và trở thành được thuyết phục một cách hợp lý mà nó giải
thích tất cả những thứ này.
Và,
khi chúng ta đi sâu hơn và sâu hơn và sâu hơn, rồi thì chúng ta có một sự thấu
hiểu tinh vi hơn, à, nó hoạt động như thế nào và điều gì sẽ tiếp tục từ kiếp
sống này đến kiếp sống khác. Nó không giống như một túi hành lý lớn di chuyển
xuống một chiếc xe chở hành lý trong phi trường. Chúng ta nhận hành lý của
chúng ta, một túi hành lý gọi là Serkong Rinpoche, và bây giờ nó ở đây trong
thân thể ấy. Không giống như thế ấy. Nhưng đấy là sự tương tục. Và chúng ta
thấy sự tương tục trong những kiểu mẫu nào đó; như những sự nối kết, như tôi đã
giải thích, với Serkong Rinpoche trong vài kiếp sống; những thứ này ở đấy. Và
trong những xu hướng nào đó, những thứ nào đó mà ngài rất quan tâm để nghiên
cứu - sẽ hiện diện rất dễ dàng với ngài. Những đặc tính cá nhân. Ngài có cá
tính rất vui vẻ, như ngài đã có trong kiếp sống trước.
Thế
nên sau đó nó biến thành rất nhiều trong dạng thức của kinh nghiệm chính mình
trong đời sống, bởi vì những gì điều này nói đến là loại cá biệt mà chúng ta có
và chúng ta phát triển - và dĩ nhiên chúng ta có thể làm việc trên những cá
tính của chúng ta - và loại những thói quen mà chúng ta có, và thái độ mà chúng
ta có - à, đây là những thứ sẽ tiếp tục. Có sự tương tục của những thứ này. Và
vì thế điều này đặt một trách nhiệm lớn đối với chính chúng ta. Loại tương tục
nào của sự kinh nghiệm mà tôi muốn có? Vậy thì tôi hành động như thế nào - tất
cả những thứ có liên quan này; chúng sẽ có hệ quả. Và không phải trong dạng
thức của tưởng thưởng hay trừng phạt. Không phải người nào đó, một năng lực,
đấng [thần thánh] bên ngoài nào đó, liên
hệ ở đây, trong dạng thức giải thích của Đạo Phật. Nhưng đúng là rất hợp lý
trong dạng thức của nhân và quả. Chúng ta học nghiên cứu gì đó và rồi thì chúng
ta học hỏi nó, thí dụ thế. Cho nên cùng loại sự việc: Chúng ta xây dựng một
loại thói quen nào đó lúc thiếu niên - à, điều ấy sẽ tiếp diễn khi là người
lớn, sau đó nó cũng có thể tiếp diễn trong những kiếp sống tương lai.
Vậy
thì nó cho chúng ta một ý tưởng khái quát. Dĩ nhiên, chúng ta có thể có sự thấu
hiểu tế nhị hơn. Mọi thứ không phát triển theo đường vạch; nó hầu như đi lên và
xuống. Nó không giống như từ kiếp sống này ta khởi đầu một cách chính xác nơi
ta chấm dứt ở kiếp sống trước. Nó phức tạp hơn thế nhiều. Chúng ta có thể tạo
một thói quen nào đó lúc thiếu niên, và hãy nói là, khi chúng ta là một thanh
niên, điều đó có thể không trổi dậy, một
số thứ khác có thể nổi lên, nhưng rồi sau này trong kiếp sống nó lại trổi dậy,
thói quen mà chúng ta có lúc thiếu niên. Mọi thứ không vận hành theo một loại
đường vạch. Tôi muốn nói điều này là tế nhị hơn, cho nhận thức của chúng ta.
Okay.
Vậy là có lẽ đến đây đã đủ về tái sanh. Nhưng, chúng ta có thể thấy, trong Đạo
Phật nó là điều gì đó thật sự phải được khảo sát vô cùng sâu xa. Và đó là một
đề tài mà nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về những sự tương tục và vấn đề thân thể
chúng ta hoạt động như thế nào và sự kinh nghiệm hoạt động như thế nào, một cách tự nhiên chúng ta được
đưa đến sự kết luận này rằng tái sanh là có ý nghĩa hợp lý - không có sự bắt
đầu và không có sự chấm dứt. Dường như nó thật sự là cách duy nhất để giải đáp
điều bí ẩn này, như nó là. Và nghĩ trong cách này, ngay cả nếu chúng ta chỉ giả
sử là nó đúng - Tôi muốn nói, giống như kinh nghiệm của chính tôi - giả sử nó
là đúng, và rồi thì bắt đầu làm việc với sự thấu hiểu và hợp lý logic, nhưng nó
có thể rất ảnh hưởng toàn bộ thế giới quan của chúng ta trong một cách rất xây
dựng tích cực, bởi vì một cách chính yếu nó có nghĩa là đảm nhiệm trách nhiệm
cho chính đời sống của chúng ta, và điều này là rất quan trọng trong Đạo Phật.
Những gì chúng ta trải nghiệm, mặc dù người khác cống hiến đến, một cách căn
bản là trách nhiệm của của chúng ta. Chúng ta có thể ở trong một mối quan hệ tệ
hại kinh khủng và một người nào đó làm những việc kinh khiếp đối với chúng ta, nhưng đấy là trách nhiệm
của chúng ta - tôi đã đi vào mối quan hệ ấy - có phải không?
Và,
nếu chúng ta có cơ hội may mắn, như tôi đã làm, tôi biết người nào đó thật sự
trong hơn một kiếp sống, rồi thì nó sẽ cho thêm ý nghĩa để được thuyết phục
rằng toàn bộ vấn đề này là thật.
Okay.
Hãy chấm dứt ở đây, với bài thuyết giảng, và sau đó chúng ta sẽ tiếp tục với
khoảng 15, 20 cho hỏi đáp, nếu quý vị có câu hỏi.
HỎI: Nếu mọi
thứ từ một thời khắc đến một thời khắc tương tục của kinh nghiệm của các thời
khắc, rồi thì sự giải nghĩa là gì? Rằng vì vị thầy quá cố đã biết rằng giáo sư
thích bánh ngọt đó và rằng vị thầy trẻ hiện tại cũng biết rằng giáo sư thích
bánh ngọt đó, có nó cần điều gì đó giống như một nơi cất chứa? Một chỗ để chứa
ý thức, những thời khắc ý thức?
ĐÁP: À, việc này đi đến một
điểm hoàn toàn kỷ thuật. Khi chúng ta nói về những ký ức… Ký ức hoạt động tương
tự như một thói quen. Ký ức, từ quan điểm của Đạo Phật, không phải là có một
thông tin nào đó được chứa đựng bất cứ nơi nào; nó chỉ là có một loạt các sự kiện
tương tự mà trong đó một người có ý thức, một kinh nghiệm về việc gì đó tương
tự với điều gì đó trước đây. Quý vị biết không, khi tôi nhớ việc đi đến Venice
- à, những gì tôi nhớ, đó là kinh nghiệm ý thức của việc nhớ, không phải chính
xác như kinh nghiệm thật sự, nhưng điều gì đó tương tự. Và rồi thì có thể một
tuần sau tôi lại nhớ một lẫn nữa, nhưng thật tự những gì tôi trải nghiệm xét
cho cùng không giống nhau một cách chính xác, nhưng nó là tương tự. Thế thì nó
là một sự lập lại của một loạt những sự kiện tương tự. Hay, nếu chúng ta nghĩ
trong dạng thức của một thói quen, một thói quen uống trà - à, đúng là có một
loạt những thời khắc thật sự của việc uống trà, đúng là tương tự với những thời
khắc tương tự của việc uống trà. Hay ngay cả việc nhớ lại một sự kiện , như một
cộng một là hai, đúng là những thời khắc của kinh nghiệm của suy nghĩ "một
cộng một là hai", và mỗi thời khắc tương tự đến thời gian trước đây mà
chúng ta nghĩ "một cộng một là hai".
Bây
giờ việc gì là thói quen hay những gì là ký ức? Sự phân tích của Đạo Phật về
điều đó thì đây chỉ đơn thuần là một khái niệm. Chúng tôi gọi việc này là sự
chiết xuất tinh thần. Nó là một điều trừu tượng mà chúng ta sử dụng để sắp xếp
và diễn tả những loạt sự kiện tương tự. Một sự diễn tả. Nó là cung cách của
việc diễn tả. Một cấu trúc tinh thần. Nhưng nó không thật sự "một cộng một
là hai" ở nơi nào đó trong não bộ chúng ta, nơi nào đó trong sự tương tục
đó của kinh nghiệm. Tôi muốn nói, đây là sự giải thích của Phật Giáo - rằng nó
là một khái niệm trừu tượng. Và vì thế,
nếu chúng ta có một loạt những sự kiện tương tự trong kiếp sống này - à, nếu
chúng ta có những sự cố xa hơn những sự kiện tương tự trong kiếp sống tới, thế
thì, như một khái niệm trừu tượng, chúng ta có thể nói, "À, thói quen hay
ký ức ấy tiếp tục từ kiếp sống này đến kiếp sống khác", không có thứ đặc
thù gì đó có thể tìm thấy, giống như một va ly hành lý, mang đi từ kiếp này đến
kiếp khác, hay từ một lúc nào đó trong một kiếp sống đến một lúc nào khác của
kiếp sống ấy.
Cho
nên nó giống như thế ấy. Tôi muốn nói là, sự phân tích đi sâu hơn, sâu hơn và
sâu hơn từ đấy. Bởi vì nó là rất quan trọng trong dạng thức chúng ta loại bỏ
những thói quen tiêu cực như thế nào, và nó là rất quan trọng để thấu hiểu vấn
đề một thói quen tồn tại như thế nào nhằm để thấu hiểu việc chúng ta xa rời nó
như thế nào. Không phải là chúng ta có thể xóa bỏ điều gì đó. Và việc thấy nó
như một khái niệm trừu tượng đưa chúng ta đến việc thấu hiểu vấn đề chúng ta xa
rời nó như thế nào. Nó là một cấu trúc tinh thần. Căn bản những gì chúng ta làm
là việc xa rời bất cứ tình cảnh nào có thể làm cho có một sự tái diễn những
hiện tượng tương tự trong tương lai. Nếu không thể có khả năng cho một kiểu mẫu
tái diễn tương lai, thế thì thói quen biến mất.
HỎI: Sự tương tục kinh nghiệm của một người gặp gở với sự tương tục sự kinh
nghiệm của một chúng sanh khác, và bằng việc tương tác, họ ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu hỏi là: Có những phương tiện khác của việc ảnh hưởng, khác hơn là thái độ,
hay hành động, hay đáp ứng, giống như ở một trình độ năng lực tinh thần không?
ĐÁP: Bạn muốn nói không thật sự làm hay nói điều
gì đó đến một người? Không có sự tiếp xúc vật lý? Bạn muốn nói như điện tín đến
từ một nơi xa xôi hay điều gì như thế? À, vâng. Đạo Phật nói rằng, nếu, thí dụ,
chúng ta thực hiện những sự cầu nguyện hay hành thiền nào đó, và người nào đó ở
rất xa, có thể hoạt động như một tình trạng sẽ ảnh hưởng việc trải nghiệm sự
vật của họ. Đạo Phật nói thế. Và một cách tự nhiên người nào đó viết một quyển
sách 100 năm trước - nếu tôi đọc quyển sách ấy, có một tác động tới tôi, mặc dù
người đó không còn hiện diện trên thế gian nữa.
HỎI: Câu hỏi là: Có một sự tương tục kinh nghiệm và một sự tương tục khác
của kinh nghiệm và chúng gặp gở nhau … Người ta hoàn toàn không thấu hiểu chúng
ở chốn nào, hay chúng sẽ như thế nào. Và người ta không thể hiểu nổi.
ĐÁP: Chúng ở chốn nào? À, giống như một cốc nước,
nước ở trong cốc. Vậy thì nó ở trong - sự tập trung của nó trong dạng thức của
thân thể vật lý đã hổ trợ nó. Nhưng, tôi muốn nói, có một sự khác biệt giữa
kinh nghiệm của một người nào đó chuyển hóa thành kinh nghiệm của một người khác, và kinh nghiệm của
người nào đó tác động đến sự kinh nghiệm của người khác. Những thứ đó hoàn toàn
khác biệt. Niềm hạnh phúc của người nào đó, cái thấy của tôi, có thể là một
hoàn cảnh cho sự cảm nhận hạnh phúc của tôi. Hay sự thấu hiểu của người nào đó
về điều gì đó có là nguồn gốc thông tin kích thích tôi suy nghĩ và rồi tôi thấu
hiểu nó. Nhưng không phải là sự thấu hiểu của họ chuyển hóa thành sự thấu hiểu
của tôi. Chúng ta cần phải khảo sát việc đó sâu sát hơn, bởi vì bạn có thể nói…
À, nó giống như máy telephone: tôi nói điều gì đó rồi người kia nghe nó một
cách khác biệt, và rồi họ lập lại thông điệp đó và nó được chuyển hóa và thay
đổi một chút ít nào đó, và rồi đến người tiếp theo. Cho nên cũng giống như dạng
thức thấu hiểu. Nhưng có phải là một sự chuyển hóa? Đây là những gì tôi đang
nói đến. Rằng tất cả những điều này, những gì tôi đang trình bày, là những đề
tài để tư duy, hành thiền, cố gắng thấu hiểu, phân tích. Có một sự chuyển tiếp
tin tức, nhưng có phải có một sự chuyển tiếp kinh nghiệm hay không? Chúng ta
phải làm một sự khác biệt giữa sự thay đổi thông tin và sự kinh nghiệm.
Như tôi đã nói, đây là
những thứ mà chúng ta không chỉ nhìn vào một cách cạn cợt. Chúng ta phải đi sâu
hơn, sâu hơn và sâu hơn và tư duy về nó. Giống như chúng ta nhìn vào sự tương
đồng của sự chuyển hóa của những nguyên tử, giống như trong thực phẩm. Cho nên,
giống như thế, chúng ta nghĩ về những thí dụ khác, như tin tức, và rồi chúng ta
thấy: "Có phải nó giống với sự kinh nghiệm?" Đó là vấn đề chúng ta
hành động như thế nào với toàn bộ chủ đề tái sanh. Đó là một đề tài để làm việc
nhằm để thấu hiểu nó. Nó không là một vấn đề giáo điều: nó là thế này và hãy chấp nhận nó, hay nếu
quý vị không chấp nhận nó thì quý vị phải rơi vào địa ngục. Không phải như thế.
Trong sự tiếp cận của
Đạo Phật, chúng cho chúng ta những sự cống hiến đa dạng về vấn đề tư duy về nó
như thế nào, phân tích nó như thế nào. Hãy cố gắng để thấu hiểu nó bằng
chính mình. Đó là tại sao tôi nói một sự
loại suy hay tương đồng khác sẽ là tri thức. Nó có giống như tri thức chuyển
hóa không? Mọi thứ ở đấy hay tùy thuộc vào sự thấu hiểu của chúng ta về tâm -
của hành vi tinh thần, của sự kinh nghiệm - bởi vì đây là những gì chúng ta nói
đến rằng có một sự tương tục. Điều ấy không dễ để thấu hiểu hay nhận ra. Những
gì thật sự là sự tương tục? Tôi đã giải thích một ít, trong cách cơ bản nhất.
Điều đó thật khá khó để nhận ra, và để nhận ra trong chính chúng ta. Nó đòi hỏi
hành thiền thật nhiều.
HỎI: [thiếu]
ĐÁP: Okay. Có vài câu hỏi ở
đây. Một trong dạng thức của những sự tương tục và không có linh hồn, và tuy
thế có cá nhân và cá nhân chủ quan. Việc đó hoạt động như thế nào? Và trong một
kiếp sống chúng ta nói trong dạng thức của một cá thể, và có phải đó là một
khái niệm trừu tượng hay có phải rằng điều gì đó có thể diễn tả một cách rõ
ràng? Những loại câu hỏi này. Và nó mờ mịt.
Và vâng, nó mù mờ. Bởi
vì để nhìn một cách sâu sắc trong vấn đề "không có linh hồn, tuy thế có cá
nhân" đi vào toàn bộ nhận thức của Đạo Phật của vấn đề tự ngã tồn tại thế
nào và sự bác bỏ của những cung cách khả dĩ trong điều mà nó tồn tại thế nào.
Những điều đó đi vào một đề tài rất phức tạp.
Thí dụ, nếu chúng ta
nhìn vào một bộ phim. Nó được làm từ những thời khắc cá biệt, từng thời khắc
một. Chỉ một thời khắc xảy ra tại một thời điểm. Không có điều gì thật sự tiếp
diễn, không có điều vật lý gì đi từ một thời điểm này đến thời điểm khác. Chúng
ta đang nói về một mãnh plastic của bộ phim được in; những gì chúng ta nói đến
là những gì được phóng chiếu thật sự, những gì chúng ta thấy. Tuy thế, có một
sự tương tục của bộ phim. Bây giờ, chúng ta có thể cho nó một cái tên. Chúng ta
có thể gọi bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió.
Nhưng không phải mặc dù có điều gì đó trong mỗi thời khắc cá biệt, một cái tên
nho nhỏ được viết bên dưới của màn ảnh mỗi thời khắc, "Cuốn Theo Chiều Gió ", hay bất cứ
điều gì như thế.
Đây là những gì chúng ta
muốn nói đến một khái niệm trừu tượng. Một khái niệm trừu tượng không có nghĩa
là mơ hồ. Nó chỉ có nghĩa là đấy là một cấu trúc tinh thần. Giống như đặt một
cái tên cho một điều gì đó để có thể đặt với nhau một loạt những thời khắc
tương tự theo một trình tự đặc thù, như phim ảnh. Phải thế chứ? Và bộ phim ấy
là cá thể, một bộ phim ấy cá biệt; bộ phim của tôi không là bộ phim của bạn.
Cho nên chúng ta có thời khắc này đến thời khắc khác của sự kinh nghiệm trong
một sự tương tục tinh thần và chúng ta có thể cho nó cái tên là
"tôi". Và cho dù nó có cái tên "Alex con người" hay
"Fifi con chó" trong một kiếp sống khác, việc đó không hề gì. Việc đó
tùy thuộc và những hình thức đặc thù của cuộc sống. Nhưng, qua tất cả chúng, ta
có thể cho cái tên "tôi". "Tôi" là cái tên có thể áp dụng
đến tất cả toàn bộ sự việc, bất chấp kiếp sống, từ một điểm chủ quan của quan
điểm.
Bây giờ vấn đề dĩ nhiên
là nó cảm thấy khi mặc dù cái "tôi" này là điều gì đó riêng lẽ và cụ
thể cứng nhắc với sự kinh nghiệm, điều đó hoặc là kiểm soát, hay đang quán sát
nó, và v.v… Nó cảm thấy thế. Đó là những gì mù mờ. Nhưng thật sự nó chỉ cảm
thấy như thế. Nhưng điều đó, xét cho cùng, mù mờ. Cho nên nó cảm thấy như tôi
không bị tác động bởi bất cứ thứ gì: "Bạn có thể cảm thấy tôi bất cứ cái
tên khủng khiếp nào bạn muốn gọi tôi, nhưng điều đó sẽ không tác động
tôi". Bạn không thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì. Hay nó là đơn nhất:
"Tôi đã đi ngủ tối qua, và thức dậy sáng nay, và đây là tôi một lần
nữa" - cùng là "tôi" giống nhau, giống như nó là một sự vật đồng
bộ cụ thể. Cảm thấy như thế, nhưng đó là sự lừa dối. "Tôi trở lại một lần
nữa. Tôi không là tôi hôm qua khi tôi say rượu, nhưng bây giờ tôi đã trở lại
thật sự là những cảm giác thật sự của tôi. Cái tôi thật sự đã trở lại".
Cho nên tất cả những thứ
này … Không dễ để thấu hiểu, bởi vì chúng ta cảm thấy thế này. Nhưng rồi thì
chúng ta phải phân tích là điều này thật sự thế không. Và vì "tôi" là
… À, có cái "tôi" - Tôi đang ngồi đây, tôi đang nói, và v.v… - và đấy
là một cách của việc sắp đặt kinh nghiệm với nhau. Nó là một cấu trúc tinh
thần. Một cấu trúc tinh thần tồn tại, nhưng chúng ta phải thấu hiểu nó tồn tại
thế nào. Nó không tồn tại như "điều gì" đó cứng nhắc. Có một thứ cụ
thể cứng nhắc, thứ đó bây giờ là Alex con người và bây giờ là Fifi con chó.
Chúng ta phải thật sự làm việc với điều này trong một thời gian dài và để được
thật sự chính xác. Chính yếu là đấy.
Và rồi một thứ khác: Khi
tôi sử dụng từ ngữ khái niệm trừu tượng, nó không có nghĩa, à, cá tính là trừu
tượng, có nghĩa nó là mơ hồ. Nhưng trên thế gian cái gì là một cá tính? Tôi
muốn nói, tất cả gì chúng ta có là những thời khắc này của một loại thái độ
tương tự và rồi chúng ta quy cho nó, chúng ta hàm ý trên nó, chúng ta đặt nó
với nhau và nói, "À, có nét cá tính tiêu biểu này, nét cá tính tiểu biểu
nọ", và rồi thì, trên tất cả những kiểu mẫu đó, chúng ta quy cho một
" cá tính", một từ ngữ tổng quát cho cá tính. Cho nên tất cả đó là
cấu trúc tinh thần. Nhưng nó không phải
mơ hồ; nó có thể là hoàn toàn chính xác. Nó giống như E=mc2[[5]]. Một khái niệm trừu
tượng để diễn tả những hiện tượng tương
tự, nhưng điều đó rất chính xác, có phải không? Thôi có lẽ chúng ta sẽ dừng ở
đây. Nó là một nơi tốt đẹp để dừng: E=mc2.
Chúng ta một lần nữa với
sự hồi hướng. Bất cứ những gì chúng con học hỏi được, nguyện cho nó đi sâu hơn
và sâu hơn và hoạt động như một nguyên nhân cho chúng sanh có thể phát triển
chính mình xa hơn và xa hơn trong một cung cách tích cực là điều giúp đở hữu
hiệu nhất cho mọi người.
Becoming Convinced of
Rebirth: A Personal Story
Ẩn Tâm Lộ , Sunday,
November 17, 2013
Bài liên hệ:
Tương thuộc, tương liên, và bản
chất của thực tạiBạn có tin tưởng tái sanh không?
Tầm quan trọng của việc thông hiểu
tái sanh và niềm tin vào đấy
Nghiệp báo và tái sinh: những câu
hỏi căn bản
[1][1]
Sesame Street (tiếng Anh của "Phố Mè") là một chương trình truyền hình Mỹ dành cho thiếu nhi mở đường cho những chương
trình pha trộn cả giáo dục cả giải trí (edutainment).
[2][2]
Một nhân vật
trong chương trình Sesame Street.
[3] Vì
Serkong Rinpoche chỉ là tên gọi-phụ giải của Tuệ Uyển
[4] Kiến
văn giác tri?- phụ chú của Tuệ Uyển
[5] e mc2là phương trình nổi tiếng của nhà vật lý học
Eistein .Công thức này cho ta thấy mối tương quan giữa khối lượng và năng
lượng.Trong đó
E: năng lượng
m: khối lượng
c: tốc độ ánh sáng trong chân ko (c~3.10^8 m/s)