Khủng
hoảng kinh tế khởi nguồn tại nước Mỹ và lan nhanh sang các châu lục.
Nhiều thể chế tài chính bị ảnh hưởng nặng nề khiến túi tiền của các cá
nhân eo hẹp dần, nhiều gia đình lâm vào khó khăn.
Đến
bây giờ, các loại sách kinh tế mới thực sự có giá bởi người ta đang cố
gắng kiếm tìm trong nó những học thuyết có thể áp dụng vào doanh nghiệp
mình, người tìm kế sinh nhai sau những tháng ngày dài dặc thất nghiệp.
Và người ta cũng tìm đến Phật giáo để mong qua được cơn bĩ cực.
Không như nhiều người mường tưởng Phật giáo chỉ đề cập đến giải thoát
khổ đau chứ không quan tâm đến vấn đề hiện tại. Trong kinh Phật không có
chương riêng biệt nào nói về kinh tế, song khi tổng hợp, kết nối lại
các bộ kinh, ta có một hệ tư tưởng phù hợp với tinh thần Phật giáo.
Chia số tiền kiếm được làm bốn phần
Đức
Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần.
Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất
trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư
sinh lời.
Theo Đức Phật, chỉ cần 1/4 số tiền kiếm được, con người đã có một cuộc
sống tạm ổn. Nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, chữa bệnh, giáo dục, xa hơn nữa
là tinh thần là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm phải được
sản xuất để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội.
Một nền kinh tế phát triển chỉ cần 1/4 tổng thu nhập hàng tháng là có
thể thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu trên.
1/4 thu nhập dành tích lũy tiết kiệm sẽ giúp con người vượt qua khó
khăn lúc bị khủng hoảng kinh tế. Nếu không tích trữ của cải, thì dù là
một cá nhân hay một đất nước chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng, nợ lần
chồng chất.
Đức Phật dạy nguyên nhân của việc phung phí tiền bạc có thể nằm ở sự
đam mê tửu sắc, cờ bạc, giao du với bạn xấu và thói lười biếng. Trong
đó, lười biếng có liên quan trực tiếp đến việc gây dựng tài sản. Khi tài
sản mới chưa gây dựng được, tất nhiên tài sản cũ sẽ bị tiêu hao.
Mùa lũ phải có đê chắn
Một thương gia đã hỏi Đức Phật sinh thời rằng cách phát triển sự nghiệp
của mình. Đức Phật đã giải thích những đặc điểm làm tiền đề cho sự phát
triển. Theo Đức Phật, năng lực và nghị lực là hai tiêu chí cơ bản mà
bất cứ một chức nghiệp nào từ nông dân, công nhân hay thương nhân,… với
tay nghề và sự cần cù sáng tạo, không trì hoãn.
Điều
thứ hai là sự thận trọng gìn giữ tài sản của mình không bị hao tổn vô
ích. Của cải kiếm được bằng mồ hôi nước mắt chúng ta phải bảo vệ và tiết
kiệm.
Mỗi
cá nhân, quốc gia cần đề phòng thói trộm cướp, đề phòng hỏa hoạn, lũ
lụt,… Thứ nữa, của cải dành dụm được cũng có thể bị tiêu tan bởi những
đam mê như nghiện ngập, quan hệ bất chính với phụ nữ; kết thân với những
người không có đạo đức. Giống như một con sông mùa lũ phải có đê chắn.
Việc
tạo ra của cải vật chất phù hợp với đạo đức, luật pháp và không có bạo
lực xứng đáng được tán thán. Việc tiêu dùng những sản phẩm xứng đáng
cũng như sử dụng vào việc bố thí, từ thiện hoặc những vấn đề có lợi về
đạo đức cũng cần khuyến khích.
Tuy
nhiên, con người cần có thái độ không bám víu vào của cải, thậm chí
những thứ làm ra hợp pháp. Hãy dùng nó cho ích lợi của tha nhân, cho
cộng đồng, gia đình và cho cá nhân.
Theo Phật giáo Việt Nam