Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy
triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người
mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người
trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn
đề nầy theo quan điểm Phật giáo . Khi thiên nhiên bất bình, như
chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của
con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân
giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý
nào.
Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại trên thế giới, con
người ở hang cùng ngõ hẻm nào cũng sử dụng được.Và điều đó,
luôn được sử dung rất bén nhạy cho lợi ích, an toàn và hạnh phúc
của con người. Nhưng rõ rành rành là thảm họa nầy không thể
tránh được. Thiên nhiên chạy nhanh hơn con người. Phải chăng
nơi nào con người thành công nơi đó con người sẽ thất bại? Đó
là vấn đề chúng ta không bao giờ tự hỏi chính chúng ta. Thà chúng
ta khám phá trước trong giới hạn của chúng ta, mỗi một chúng ta,
dù ở phương đông, phương tây, phương nam hay phương bắc,
nên làm việc trong những giới hạn đó.
Ngay cả trong thời kỳ tiền khoa học, những thảm họa thường xảy
ra trong thiên nhiên nầy như động đất, núi lửa bùng nổ, sóng
thủy triều, bão nhiệt đới và lũ lụt tàn phá thảm khốc (không
quên trận Đại Hồng Thủy Nô-ê). Con người trên trái đất thời đó
đã giải thích theo cách rất đơn giản như họ nghĩ, những
hiện tượng nầy xảy ra nhiều lần lên đến mức họ cho đó là những
hoạt động thánh thần hay sức mạnh siêu nhiên. Người cổ Ấn
Độ thời Vệ Đà (nghĩa là hằng ngàn năm trước thời kỳ Phật
giáo) đã xem sấm và chớp như những chức năng được phó thác cho
Thần Mưa Parjanya. Cho phép ông ta đánh chết những kẻ làm ác trên
đời bằng những cú sấm chớp. Rgvada rất tiêu biểu khi nói rằng:"
Thần Parjanya, bằng sấm và chớp sẽ đánh chết những kẻ làm ác"
(Parjanyah stanayan hanti duskrtah.)
Thần Nước, Waruna, cũng đáng sợ không kém gì Thần Mưa. Ông
khộng những tỏ ra dữ dội đối với thế giới bên ngoài, bằng những
đợt sóng trào khủng khiếp, mà còn trừng phạt thẳng tay những
kẻ có tội, làm thân hình họ phình trướng nước và cuốn họ trôi vào
vực thẳm như nạn nhân của bệnh phù thủng Ascitis đáng kinh sợ.
Loài người chưa khám phá ra tính đồng nhất của mình với vũ trụ
và nội lực của chính bản thân, đã qùy lạy van xin được che
chở.
Tại một nơi nào đó, thời kỳ có mưa đá từ trên những vòm trời
trút xuống được diễn giải là thần phẫn nộ hay thần báo thù
con người vì đã cư xử sai lầm đầy tội lỗi trên đời. Những
thảm họa đó được cho là những hình phạt từ trên trời giáng xuống,
mà con người phải gánh chịu một cách vô vọng.
Dù diễn giải cách gì con người trên đời vẫn cho những hiện
tượng nầy, người xưa cho là trời giáng xuống, ngày nay moi người
đều biết như những hiện tượng vừa mới tái diễn trện thế
giới chúng ta đang sống, đang xảy ra có chu kỳ. Thiên nhiên trong
vũ trụ là cái đang là, Phật giáo xem đó như là những biến cố
trong thiên nhiên xếp vào loại vận hành của thiên nhiên
(utu-niyama). Chúng hoạt động đều đặn như quá trình nẩy
mầm của những hạt giống trong môi trường thích hợp. Phật giáo gọi
đó là sự vận hành của hạt giống (bija-niyama).
Khi những thảm hoạ nầy xảy ra, cướp đi mạng sống con người,
chim muông và luôn cả thú rừng không từ một cái gì cả. Tàn phá
theo sát gót moi người và muôn vật. Khó tin được sự phán xét nào
cho là có tội hay vô tội giáng xuống cho ai đó, trong thảm
họa nầy. Chúng ta quên nhìn ý nghĩa đạo đức nào thoát ra từ những
điều nầy.
Tuy nhiên, trong những trường hợp như thế nầy, mọi người trong
chúng ta đã sống sót, và ai trong địa bàn sinh hoat thường nhật
của mình đã có lỗi với bạn hay những người chung quanh do
sơ suất hay tính toán, bây giờ nên luôn cảm nhận trong chính tự
tâm mình, một lỗi đạo đức sâu kín. Đó thực sự là lời cầu nguyện
thiết tha- mong điều này nên xảy ra như thế, bất kỳ người
đó thuộc chủng tộc hay tôn giáo đạo đức nào. Hay họ sống nơi nào
trên thế giới nầy.
Đối với mọi người, biến cố mới xảy ra nầy thực sự tạo cơ hội
để thú tội hay tự chuộc tội ngay trong đời này. Đối với những ai
đã khốn khổ trong thảm họa này, không kể đến mặt vật lý,
nếu chúng ta thực sự đau khổ trong suốt trận hỗn loạn nầy, thì
ngày phán xét đã đến. Điều đó không bị trượt mất. Điều nầy
chúng ta chuyển giao như một thông điệp cho nhân loại. Tư duy mới
nầy và sự thay đổi thái độ nầy của chúng ta bây giờ là
nhân tố không thể phủ nhận được trong phương hướng tái thiết lập
cộng đồng đã bị tàn phá bất cứ nơi nào trong vùng chịu thảm họa
này. Tốt hơn hằng bao vàng đầy ắp có hoặc không có dây buộc. Chỉ
điều nầy thôi sẽ đem lại hòa bình trên địa cầu và thiện chí giữa
con người.
Hãy suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta cần cảnh giác
đúng vị trí thực sự của chúng ta trong thế giới chúng ta đang
sống. Chúng ta sẽ không tự xem mình là những người được ân
sủng ở trên đời nầy, có liên lạc trực tiếp với cõi trên, bất kỳ ở
trong vùng riêng biệt nào, khi gặp những hiện tượng nay chúng ta
tiếp tục khấn nguyện phục tùng để nhận được đặc ân hợp lý hóa cho
đời sống hiện nay của chúng ta. Trái lại, chúng ta những
con người phải sinh sống trong mối tương quan của chúng ta với
toàn thể vũ trụ ở tầm cao xa hơn. Đây là ý kiến của Giả thuyết
Biophilia. Chúng ta phải có ý thức về toàn thể hệ sinh thái đang
có quan hệ mật thiết với chúng ta.
Trong thế giới đầy hiểm họa như thể nầy cái chết có thể chắc
chắn hơn sự sống nhiều, điều đó đòi hỏi người phật tử nên sống
cách nào hầu tất cả sinh vật quanh chúng ta có thể sống sung túc
và an toàn. Ai biết được cái chết sẽ đến với chúng ta ngày mai
(Ko jaññā maraņaŋ suve).Tất cả moi người phải lợi dụng tối đa cơ
hội đem phúc lợi cho người khác (Sukhino vā khemino hontu sabbe
sattā bhavantu sukhitattā: ‘Mong cho tất cả chúng sanh được an
vui hạnh phúc. Mong cho sanh mạng của họ đượcc an toàn.’ Điều
nầy phải được thể hiện thực sự chứ không phải chỉ là lời chúc
suông ở đầu môi của ai đó. Về cơ bản đây là hiến chương cho cuộc
sống lành mạnh và hài hòa trong xã hội văn minh.
Người con Phật không hủy diệt sanh mạng của một chúng sanh nào
và họ cũng chẳng xui khiến người khác làm hại ai. Họ chẳng tán
đồng hay ủng hộ bất cứ hình thức sát hại nào do người khác làm.
Lòng bi mẫn phải là đạo lý cơ bản của loài người cho sự tồn
tại của chính họ. Đây chính là lối suy nghĩ trong lành, khiến Nữ
sĩ Victorian Moran viết tác phẩm thú vị có tựa đề là TÌNH
THƯƠNG, ĐẠO LÝ CƠ BẢN.