13/06/2013 16:04 (GMT+7)
Số lượt xem: 97504
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đọc qua những hậu quả tai hại của tội phá thai, chúng ta biết đó là một cái nghiệp rất nặng trong đời người phụ nữ phải mang. Đa phần người phụ nữ nào cũng ít nhiều vướng vào cái nghiệp này, tuy nhiên, không phải vì có nhiều người vướng vào mà hậu quả có thể giảm đi. Nhân quả là công bằng với tất cả, không thiên vị một ai.




 Nói như thế để những ai biết mình đã tạo tội thì bắt đầu từ nay hãy dừng ngay việc làm ấy, đừng tạo thêm tội nữa, cũng đừng ngồi đó mà khóc lóc buồn rầu bởi những gì mình đã tạo, hãy mạnh mẽ lên để chuộc lại những lỗi lầm của mình. Dù có ngồi mà khóc qua năm này đến tháng nọ, dù ngồi mà hối hận cũng không chuyển được cái quả đâu, chi bằng hãy làm những điều tốt có thể. Một phần công đức được tạo ra là một phần tội được giảm đi, tùy theo số công đức chúng ta tạo ít hay nhiều mà số tội cũng giảm theo. Sau đây là một số phương pháp để những người hữu duyên, những người đã tững lầm lỡ chuộc lại lỗi của mình

CHO CON MỘT CÁI TÊN

Chúng tôi thấy đa phần các bậc cha mẹ phá thai đặt tên cho các em là Vô Danh, Rơi, Rớt, Bỏ. Có nhiều em mất xong thì cha mẹ quên hẳn luôn, và mấy em này không có được một cái tên, dù là tên vô danh. Từ nay nếu người nào đã phá thai rồi thì hãy đặt cho con một cái tên họ đàng hoàng, ví dụ cha tên Nguyễn Văn Năm thì có thể đặt cho con là Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Văn … nhưng đừng đặt là Nguyễn Văn Vô Danh, hay Rơi, Rớt, Bỏ. Ví như mẹ tên Nguyễn Thị vui, thì dặt tên cho con là Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị …
Tại sao lại đặt cho con một cái tên đàng hoàng, nhiều khi là một cái tên đẹp? Chúng ta nên nhớ rằng, phá thai là một hành động tước đi quyền sống của một sinh linh, ở đây là tước đi quyền làm người. Khi đứa trẻ làm con của người nào thì tất cả đều có nhân duyên với nhau, bỏ thai là giết đi đứa con của mình. Chúng ta cứ nghĩ xem, nếu ngày trước cha mẹ chúng ta phá thai thì ngày nay ta có còn được ngồi đây nữa không và hoàn cảnh của ta sẽ như thế nào. Thai nhi đau khổ vô cùng, oán hận vô cùng vì cha mẹ đã tước đi quyền làm người của em, mà được làm người không phải là chuyện dễ. Trong nhà Phật có nói được làm người khó như một con rùa ở giữa biển cả mênh mông, lâu lâu mới trồi lên mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bọng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra. Cũng vậy, thân người cũng khó được như con rùa mù gặp bộng cây. Khó vì lâu lắm con rùa mới trồi lên mặt nước một lần và khó hơn là làm sao trong cái khó ấy lại gặp đúng bọng cây giữa biển cả mênh mông. Cho nên, mới nói rằng “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là:
Một lần lỡ mất thân người
Trăm ngàn muôn kiếp than ôi khó tìm.
Thai nhi sẽ có rất nhiều cảm xúc khi bị bỏ, một trong những cảm xúc ấy là tủi thân tủi phận về số kiếp của mình đã không may mắn được làm người. Với những mặc cảm ấy, vong linh thai nhi mong muốn mình được công nhận là một con người, bởi vì thực chất mình là một con người. Chúng ta đã tạo quá nhiều tội với các vong linh thai nhi, đã thiếu nợ các em quá nhiều, bây giờ đặt cho các em một cái tên đàng hoàng như là chúng ta đang chuột lỗi vậy. Các em có cảm giác như cha mẹ mình đã hối lỗi, đã công nhận quyền làm người của mình nên mới đặt cho mình một cái tên mà có họ giống cha hay mẹ. Đặt cho các em một cái tên thôi mà có nhiều kết quả, các em có cảm như là cha mẹ đã biết lo cho mình, đã biết đến sự có mặt của mình bên cạnh. Chúng ta thử nghĩ ngay cả những em còn sống, nếu chúng ta bỏ lơ không thèm để ý lo lắng đến các em thì các em có buồn không. Lo lắng thì các em sẽ vui lên nhiều vì biết cha mẹ còn quan tâm đến mình.
Đặt một cái tên đàng hoàng, là sự quan tâm lớn, là sự công nhận các em là người chứ không phải vất vưởng như lâu nay thường nghĩ. Nó nói lên cái tâm hối lỗi và muốn chuộc tội của cha mẹ, như vậy thôi là đã để lại sự cảm thông của em bé nhiều rồi. Nếu cha mẹ nào chưa đặt cho con cái tên thì ngay bây giờ hãy làm liền, đừng nghĩ là con mất lâu rồi nên không cần đặt tên. Nên nhớ có những em không những theo cha mẹ kiếp này mà cho đến những kiếp khác nữa. Cuộc sống của ta trãi qua mấy mươi năm rồi ra đi, nhưng nếu lúc sống mà ta lỡ phạm vào nghiệp này mà chưa hóa giải được, có khi các em theo qua đến kiếp khác.
Chúng tôi có gặp vài trường hợp người mẹ nói với chúng tôi là tối ngủ thường xuyên nằm mơ thấy con nít xung quanh, mà trong khi đó chưa hề phá thai lần nào. Lạ hơn nữa có một cô gái tuổi khoảng mười lăm và chưa bao giờ phá thai, nhưng hàng đêm cô vẫn cứ nằm mơ thấy em bé xung quanh mình. Nếu chỉ nhìn đời người chỉ có kiếp này xong là hết thì thật khó giải thích trường hợp này, tuy nhiên, vòng luân hồi luẩn quẩn và những người có nghiệp duyên với nhau sẽ gặp nhau để trả cái ân hay đền oán. Được biết cô bé này tiền kiếp đã từng phá thai, mãn kiếp sống ấy nhưng cô vẫn chưa chuộc lại được lỗi của mình. Các em vẫn còn vất vưởng và theo cô đến kiếp này để đòi nợ.
Đừng nghĩ rằng chết là hết, đừng nghĩ thai nhi kia chỉ là một giọt máu mà giết đi, tội lỗi vô vàn lắm.

CHO CON MỘT LỜI HỨA

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có kể trong một lần nói chuyện với nội tộc họ Phan ở Hải Dương câu chuyện chỉ vì một lời hứa mà đứa con ở lại đợi cô đến mấy chục năm sau ở cây đa chỗ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Cô kể khoảng năm 1991, có một cây đa ở tại chỗ bệnh viện này, người ta cần đốn cây đa để làm việc, nhưng khi ai đụng đến cây đa cũng đều xảy ra chuyện. Phan Thị Bích Hằng đến đây và thấy trên cây có rất nhiều em bé bám trên lá cây với nhiều hình dạng khác nhau, có em một hai tháng, có em năm bảy tháng, các em coi đây như nhà của mình. Vì vậy, ai đến đốn cây này cũng đều xảy ra chuyện. Sau đó, một số em được đưa vào chùa, còn một số em thì đi sang cây đa khác. Cô Phan Thị Bích Hằng mới thấy còn một bé gái không chịu đi, hỏi ra mới biết cách đây khoảng ba chục năm trước, mẹ em bỏ em ở trước bệnh viện với lời nhắn có dịp mẹ sẽ quay lại đón con. Nhưng chẳng may đêm hôm ấy có một cơn mưa lớn kéo đến và em đã qua đời vì chết rét. Chỉ vì một lời hứa của mẹ sẽ quay lại đón con mà em không đi, nhất quyết ở lại cây đa đợi mẹ. Không chịu đi về chùa, cũng không chịu đi qua cây đa khác, đã mấy chục năm rồi mà vẫn cứ đợi, có thể lời hứa lúc ấy của mẹ là hứa cho qua thôi nhưng em vẫn nhớ.
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy rằng các em rất thương và rất tin vào cha mẹ, dù chỉ một lời hứa thôi nhưng các em sẽ được an ủi nhiều. Vậy những người cha mẹ nào muốn chuộc lại lỗi hãy cho các em một lời hứa, dĩ nhiên lời hứa này phải đi về hướng tích cực. Nhưng hãy nhớ là hứa thì phải làm, bởi các em sẽ trông mong vào lời hứa và sẽ đợi cha mẹ thực hiện lời hứa của mình.
CON CHO CHA MẸ XIN LỖI
Có thể sẽ không thể chuột lại vụng dại vì tội giết người chỉ với một lời xin lỗi. Nhưng hãy bắt đầu từ lời xin lỗi con một cách chân thành và tha thiết, xuất phát từ tận đáy lòng sâu thẳm của cha mẹ. Chúng tôi nói lời xin lỗi này phải chân thành và tha thiết vì có nhiều người đã giết con rồi mà chỉ nói lời xin lỗi ở đầu môi, không thật sự xuất phát từ tấm lòng ăn năn, hối hận. Các em rất linh thiêng và nhạy cảm, chúng ta có thể qua mặt được người sống chứ làm sao qua mặt được người chết, người chết ấy lại là đứa con đang ở bên cạnh mình. Nếu không thành khẩn thì các em sẽ biết liền và như vậy các em sẽ khó tha thứ cho người đã hại mình, rồi lại còn không chịu ăn năn.
Có nhiều buổi lễ chúng tôi chứng kiến các em đã không đồng ý tha thứ cho cha mẹ và sẽ tiếp tục phá phách nếu cha mẹ không thật tâm hối lỗi. Có nhiều em nói cha không thành tâm hay mẹ không thành tâm, cha mẹ chỉ muốn đẩy con đi thôi để cha mẹ được nhẹ nhàng chứ không phải vì thương con, muốn lo cho con. Có nhiều người nói lời xin lỗi con bằng cử chỉ gượng gạo như là nói cho xong, cho qua. Những trường hợp như thế thật khó có thể khiến các em mở lòng và thiêng liêng cũng sẽ không yểm trợ cho những người này.
Cho dù cha mẹ có bỏ các em vì nguyên nhân gì đi nữa thì hãy cứ nói lời xin lỗi các em, đừng viện cớ này viện cớ nọ để bào chữa cho sự dại dột của mình. Có thể vì hoàn cảnh, vì kinh tế, vì sức khỏe, vì danh dự… nhưng ngẫm lại có công bằng không khi một mạng người mất đi chỉ vì những nguyên nhân ấy. Ví dụ mình không có tiền sống, thấy người trước mặt có một số tiền, mình giêt người ấy rồi nói vì tôi không có tiền để sinh sống nên tôi mới giết anh, chứ đâu phải tự nhiên tôi giết. Có ai chấp nhận kiểu bào chữa ấy không và như vậy thì có bớt tội hay hết tội hay không. Cũng vậy, mình giết con rồi mình nói là vì kinh tế khó khăn nên lúc đó mẹ mới bỏ con. Liệu các em có chấp nhận điều này và có công bằng? Nếu cho các em được nói trước lúc cha mẹ bỏ thì có lẽ các em sẽ nói cha mẹ hãy giữ con lại, vì con là con người, con sẽ cùng mẹ cùng cha vượt qua những ngày gian khó. Cho con được sống, con sợ “Dao kéo vô tình sẽ giết chết đời con”. Chúng ta hãy đọc bài thơ sau đây như lời tâm tình của một thai nhi trước khi bị mẹ quyết định bỏ đi.
Nỗi lòng thai nhi
Đã ba tháng rồi con nằm trong bụng mẹ
Nhưng chưa một lần được nghe mẹ nói tiếng yêu thương.
Cha lìa bỏ mẹ từ khi con hiện diện
Con chẳng thấy mặt cha vì tình đã chia xa.
Chiều lại chiều, mẹ và con ngồi trong thinh lặng
Dưới bóng cây Ngọc Lan hoa nở trắng sân nhà,
Nghe trái tim mẹ đập mãi nhịp âu lo
Con biết mẹ đang gặp nhiều ngang trái
Cay đắng cuộc đời phủ lên khuôn mặt mẹ xanh xao.
Hãy gọi con đi bằng lời yêu từ mẫu,
Ve vuốt con qua bụng mẹ căng tròn,
Hãy thầm thì bên con những buồn vui cuộc sống,
Để mẹ con mình nâng đỡ, ủi an nhau.
Biết mẹ buồn, lòng con khắc khoải
Muốn giơ đôi tay vừa mới hình thành
Để ôm lấy đôi vai gầy của mẹ.
Con muốn khóc nhưng mắt chưa có lệ
Cảm nhận tình đời đã cho con nhiều nỗi xót xa.
Cha phụ bạc mẹ để con thành người con không có bố
Nay mẹ lại đành lòng chối bỏ tình mẫu tử thiêng liêng?
Đừng đưa con đi, mẹ ơi, tới nơi con khiếp sợ,
Dao kéo vô tình sẽ hủy hoại đời con,
Tặng vật mà Thượng Đế đã trao ban cho mẹ
Khi mới là bào thai con đã là một “Thiên Ân” cao trọng.
Mầm xanh địa cầu lòng mẹ cưu mang.
Con mong ước chào đời trong vòng tay ấp yêu của mẹ
Trong hân hoan đón nhận của cuộc đời,
Con sẽ lớn lên trong cao quý tình người.
Ấm áp gia đình, thiêng liêng, cuộc sống,
Con sẽ góp trí óc, trái tim và bàn tay lao động
Cùng mọi người dựng xây một thế giới tươi vui,
Không chiến tranh, hận thù, tham lam, ích kỷ,
Chỉ có ngày mai hạnh phúc thanh bình
Con sẽ là con của mẹ với tấm lòng hiếu thảo
Với tất cả yêu thương và lòng tận tụy hy sinh.
Mẹ yêu ơi! Xin vì mẹ, vì con mà can đảm,
Bảo vệ con dù tủi nhục đắng cay.
Rồi mai đây khi sóng êm gió lặng,
Mẹ con mình sẽ mãi mãi bên nhau.
Dưới bóng cây Ngọc Lan hoa nở trắng sân nhà
Tình mẫu tử ngọt ngào như hương hoa hạnh phúc.
Dương vân loan, sài gòn
Hãy nói lời xin lỗi con với tất cả tấm lòng, đừng viện cớ, đừng bào chữa, đừng đổ thừa hoàn cảnh, bởi vì, dù có cớ gì và hoàn cảnh chi cũng không hợp lý để có thể tước quyền sống của một con con người cả.
SÁM HỐI TỘI LỖI
Sám hối nghĩa là ăn năn lỗi trước và từ bỏ lỗi sau. Con người không ai không có lỗi, vấn đề là có lỗi mà biết sám hối hay không mới là quan trọng. Nếu chỉ có ăn năn không thì chưa đủ, bởi vì ăn năn xong thì có thể sẽ tiếp tục tạo tội nữa, phải ăn năn và hứa sẽ không để tái phạm nữa mới đúng nghã của sám hối và có như vậy mới có cơ hội để chuộc lỗi của mình.
Đức Phật dạy có hai hạng người đáng khen ngợi. Một là người không tạo tội, hai là người tạo tội mà biết sám hối sửa tội. Xét trên khía cạnh này có lẽ chúng ta không ai được xếp vào hạng đầu tiên, bởi vì ai cũng ít nhiều tạo tội, hạng này chỉ có các bậc thánh nhân mà thôi. Nếu có tội mà biết sám hối thì ta được xếp vào hạng thứ hai, dù đó là tội phá thai thì cũng có thể chuyển hóa được.
Nếu theo đạo Phật thì đối trước tam bảo mà sám hối, nếu theo đạo Chúa thì đối trước đức Chúa mà sám hối. Ăn năn và chừa lỗi không bao giờ là muộn màng cả, tất cả rồi sẽ bắt đầu sáng sủa hơn từ ngày chúng ta bắt đầu sám hối.
Phải sám hối cho thật thành tâm thì mới có kết quả, không phải làm cho qua loa lấy lệ, như thế không thu được kết quả gì cả. Hãy thành khẩn nêu lên tội trạng của mình là đã từng phá thai, đã giết bao nhiêu sinh mạng, ngày nay biết sự lỗi lầm nên thành tâm sám hối. Bắt đầu từ ngày hôm nay trở đi, chúng con nguyện sẽ không bao giờ còn dám tái phạm vào những lỗi lầm như thế nữa.
“Con đã gây ra bao lầm lỡ
Khi nói khi làm khi tư duy
Đam mê hờn giận và ngu si
Nay con cúi đầu xin sám hối.
Một lòng con cầu Phật chứng tri
Bắt đầu hôm nay nguyền làm mới
Nguyền sống đêm ngày trong chánh niệm
Nguyện không lập lại lỗi lầm xưa”.

CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện có thể giúp cho vong linh thai nhi bớt khổ nếu ta biết cách cầu nguyện cho đúng. Chúng ta thường cầu nguyện sai, vì vậy cho nên những gì chúng ta cầu thường không có linh ứng. Tuy nhiên, chúng ta thấy cũng có rất nhiều trường hợp có cảm ứng xảy ra đúng như lời cầu nguện, đó là do đã cầu nguyện đúng cách.
Nói cho đúng thì chúng ta thường chỉ có cầu mà ít có nguyện. Cầu là những điều mình mong muốn ơn trên ban cho mình, nguyện như là những lời hứa của mình sẽ làm một việc gì đó để có một phần phước đức tương xứng để đón nhận lời cầu. Nếu chúng ta hiểu được quy luật này trong cầu nguyện thì sẽ có nhiều phép mầu sẽ xảy ra, và cầu nguyện cho đúng thì vong linh thai nhi sẽ bớt khổ và đạt được an vui.
Chúng ta thấy rõ luật nhân quả công bằng trong vấn đề cầu nguyện, phải nguyện thì lời cầu xin mới có cảm ứng, nói dễ hiểu là phải tạo nhân (nguyện) thì mới có quả (cầu).
Do vậy, những bậc cha mẹ muốn sửa lỗi và giúp cho con thì hãy hiểu đúng ý nghĩa này của cầu nguyện và áp dụng hàng ngày trong đời sống của mình. Không phải chỉ cầu nguyện trong một vài ngày là có kết quả liền, chúng ta phải làm hàng ngày và làm với tất cả con tim và sự chân thành tột độ. Để cầu cho con bớt khổ thì cha mẹ hãy nguyện làm một điều tốt đẹp, có phước đức rồi hồi hướng cho con. Thay vì cứ ngồi mà nói cha mẹ đã ăn năn thì hãy làm một việc gì đó có nghĩa thì ích lợi hơn nhiều.

LẤY ÂN BÁO OÁN

Một người con khi tái sinh làm con của người cha mẹ nào thì thường là để đòi nợ, trả nợ, trả ơn, báo oán. Trường hợp đòi nợ, chúng ta hay thấy có những đứa con sinh ra làm cho cha mẹ cả cuộc đời đau khổ và lam lũ để lo cho con. Có nhiều người khổ cả đời rồi mà đến khi nhắm mắt vẫn chưa yên tâm cho đứa con còn lại. Đó là trường hợp cha mẹ nợ con cái, nên đời này phải làm nhiều cách để trả nợ cho đứa con. Còn có những đứa thì nợ cha mẹ nên sống không để cha mẹ phiền lòng và biết lo cho cha mẹ, đây là trường hợp trả nợ.
Có những đứa con sống lo cho cha mẹ đầy đủ về nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần, làm cho cha mẹ nở mặt nở mày với bà con chòm xóm, với bạn bè xung quanh, đây là trường hợp trả ơn. Có những đứa gây cho cha mẹ khổ đau, oan ức, uất giận và đôi khi vì con hư hỏng mà tức giận đến chết, đây là trường hợp báo oán.
Đứng trên trường hợp nào ở trên thì hành động phá thai cũng gây thêm oán hờn cả. Nếu đứa con đến để trả nợ mà cha mẹ lại bỏ đi thì vô tình gây ân thành oán. Nếu đứa con đến với tâm niệm báo oán thì oán oán lại chất chồng. Biết như vậy thì cha mẹ đã phá thai hãy tâm niệm lấy ân báo oán, làm những việc ân nghĩa, những việc đạo đức cho con, vì con 

Trên Facebook

 

Âm lịch

Ảnh đẹp

Từ điển Online

Từ cần tra:
[Dịch văn bản]
Tra theo từ điển: