18/08/2010 16:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 6383
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hệ thống Duy Thức học được truyền tới Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 AD. Tuy nhiên, Bộ Du - Già đã được truyền tới sớm hơn, tức vào thế kỷ thứ 5 AD. Từ bản dịch Kinh Thập Địa Bồ Tát của Ngài Hộ Pháp ( 385-433) và ngài Đức Tuệ ( 367-431) có thể nói đây là những tác phẩm Du- Già đầu tiên được dịch sang tiếng Trung Hoa. Ngài Gunabhadra ( 394-460) đã dịch Kinh Lăng Già và Kinh Giải Thâm Mật, ngài Hộ Pháp đã dịch tác phẩm Thập Địa Kinh Luận.

Có hai dòng truyền hệ thống duy thức vào Trung Hoa. 1. vào năm 513 bởi Bồ Đề Lưu Chi mang vào, đưa đến sự thành lập trường phái Thế Luận vào năm 563. và 2. Bởi Ngài Chân Đế đưa đến sự thành lập trường phái Nhiếp Luận. Đến năm 659 ngài Huyền Trang đã thiết lập sự phát triển của trường phái Pháp Tướng Tôn hay còn gọi là Duy Thức Tôn.

Suốt từ năm 508-512 AD, Ba Tăng sĩ người ấn độ là Lặc Na Ma Đề( Ratnamati) Bồ Đề Lưu Chi và Phật Đà Phiến Đa( Buddhasanta) đã dịch Thập địa Kinh Luận và một bản luận giải trên tác phẩm này của Ngài Thế Thân. Trên tác phẩm này trường phái Tam Luận Tông được thành lập. Vào năm 513 Bồ Đề Lưu Chi đã bắt đầu dịch bộ kinh Lăng Già. Trong lúc đó Bồ Đề Lưu Chi và ngài Lặc Na Ma Đề có một vài sự bất đồng trên nguồn gốc triết lý của Thập Địa Kinh Luận, điều đó dẫn đến sự chi rẻ trong trường phái này. Đệ tử của Bồ Đề Lưu Chi là Ngài Tao-Chung đã phát triển lời dạy của thầy mình đến phía bắc của thành phố có tên là Quảng Châu. Nhánh này được biết như là Tam luận tông miền Bắc. Huệ Quảng ( 467-536) đệ tử của Ngài Lặc Na Ma Đề đã giải thích quan điểm của thầy mình ở phía nam của Quảng Châu, nhánh này được biết như là trường phái Tam luận tông miền Nam. Tam Luận tông phía bắc có thể nói được phồn thịnh sớm hơn vì Tao-Chung là một đại sư nổi tiếng của trường phái này và thâu nhận hàng ngàn đệ tử. Tuy nhiên, về sau ảnh hưởng của ngài không được nhiều người biết đến. Trong khi đó, Tam Luận Tông phía nam có học trò của ngài Huệ Quảng là Pháp Thượng ( 490-580) và học trò của Pháp Thượng là Huệ Viễn ( 523-592) trở thành nhân vật nổi tiếng của trường phái này.

Tam Luận Tông biện minh trên giáo lý duy thức rằng những gì được hiểu biết của thế giới bên ngoài là do thức, cấu trúc của bảy thức ( mạt na và tiền lục thức) có nhiệm vụ ủng hộ thức thứ 8 alaya. Và thừa nhận thức thứ 8 alaya như là thức chân thật trong khi đó bảy thức trước như là thức không thật. Trong lĩnh vực của thức alaya cốt lõi của của sự còn lại là  không biến đổi trong mọi thứ thay đổi, nó là phương diện tuyệt đối của vũ trụ, lĩnh vực hoạt động hay sự biểu hiện của alaya thức là phương diện của vũ trụ. Thế giới hiện tượng biểu hiện bị nhiễm ô hay trong sạch tùy thuộc trên sự nhiễm ô hay trong sạch của alaya thức. Trong điều kiện alay thức bị nhiễm ô thì nó dính líu đến hạt giống ô nhiễm. Trong điều kiện thanh tịnh alay thâu nhận đạo đức theo sau sự tu tập và trở nên giải thoát ra khỏi các điều ô nhiễm.

Diểm tranh luận ở hai nhánh của Bắc và Nam Tam Luận Tông là sự liên hệ giữa bảy thức và như lai tạng. Tam luận tông phía bắc cho rằng alaya thức là giả và riêng biệt với như lai tạng. Tam luận tông phía nam trên khuynh hướng khác xem alaya thức như là sự thật và đồng nghĩa với như lai tạng.

Lý thuyết về tâm thanh tịnh được biện minh bởi Tam luận tông và Nhiếp Luận tông được rút ra từ Đại Phương quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh   ( Tathagatagarbha sutra) được dịch sang tiếng hoa đi cùng với giáo lý duy thức. Thắng Man Kinh                                       ( Srimaladevisimhanadasutra) và Bảo Tánh Luận ( Ratnagotravibhagasatra) được dịch bởi ngài Gunabhadra và Lặc Na Ma Đề theo thứ tự. Như Lai tạng là bản chất thanh tịnh của tất cả tâm thức, vì bị ảnh hưởng của vô minh nó tạo ra thế giới hiện tượng thay đổi nhưng bản chất thật sự của nó là thanh tịnh. Chơn như hay như lai tạng chính là tâm thanh tịnh. Trong một cái nhìn khác alaya thức là trong sạch trong bản chất nhưng lại là không trong sạch trên phương diện hiện tượng vì hoạt động của nó dính líu đến vô minh và cất chứa bên trong nó hạt giống nghiệp của tất cả sự phân biệt. Quan niệm về sự đồng nhất về sự đồng nhất của alaya thức và như lai tạng được diễn tả trong kinh Lăng Già. Quan điểm của Tam luận tông và nhiếp luận tông được nối lại thành một hệ thống từ giáo lý duy thức. Tam luận tông sau này nhập vào trường phái Nhiếp Luận tông.

Trường phái Nhiếp luận Tông được thành lập bở ngài Chân đế ( Paramartha)(499-569) căn bản trên bộ Nhiếp Đại Thừa Luận. Tác phẩm này cũng được chú giải bởi ngài Thế Thân. Nhiếp đại thừa luận được dịch vào tiếng Hoa bởi ngài Chơn Đế vào năm 563 AD và Ngài Huyền Trang suốt từ năm 648-649 AD. Từ bản dịch của Ngài Chơn Đế trường phái Nhiếp Luận được phát triển ở trung hoa. Ngài đã viết được 40 tác phẩm. Sau này đệ tử của ngài Chôn đế đã mang lời dạy của Nhiếp Luận viết ra nhiều sớ giải.

Giáo lý Nhiếp Luận tông gồm có 10 chương liên quan tới thức alaya, tam tự tánh, lục độ, 10 cấp độ tu của bồ tát, quan niệm về đạo đức, thiền định, trí tuệ tuyệt đối, vô phân biệt trí, tam thân Phật…

Tính đặc trưng của Nhiếp Luận Tông là sự lý giải về thức alaya. A laya là căn bản thức từ nó mà mọi thứ trên thế gian và những sự kiện được phô bày và biểu hiện. tất cả mọi hiện tượng đều có nguồn gốc hạt giống thanh tịnh hoặc bất tịnh nó là nhân quả được kết hợp với alaya. Alaya là sự hiện hữu của sự kết nối nhân quả . Nhiếp luận tông đã thừa nhận sự hiện hữu của amala thức đi cùng với 6 thức giác quan, thức thứ bảy là trung tâm chấp trước và alaya thức. alaya là sự một sự lừa gạt khi tất cả mọi hiện tượng bao gồm bảy thức được bắt nguồn từ những hạt giống trong alaya. Tuy nhiên, bản chất của alaya thức là thanh tịnh trong sạch, đó chính là thức thứ 9 amala thức. Trong trạng thái này, alaya thức như là là trung tâm của sự dính mắc nhưng bị tan vỡ vào thanh tịnh, bản thể tâm được nhận ra. Đây là trạng thái của niết bàn hay chơn như.

Trường phái Tam Luận Tông và Nhiếp luận Tông sau này sát nhập vào Pháp Tướng Tông  ( Fa- Hsiang). Chữ ‘Fa’ có nghĩa là Pháp hay nguyên tố của sự hiện hữu và Chữ ‘Hsiang’ nghĩa là bề mặt hay tướng. Pháp tướng ám chỉ đến hiện tượng và phát triển của chính nó vào trong hiện tượng, nó cũng là học tuyết duy tâm bắt đầu từ hiện tượng cho nên học thuyết này cũng gọi là duy thức nghĩa là chỉ có thức biến. Ngài Huyền Trang đã học được học thuyết này từ ngài Giới Hiền tại trường Đại học Nalanda. Học thuyết duy thức được giải thích bởi ngài Hộ Pháp và giải thích tỉ mĩ hơn bở Ngài Huyền Trang trong tác phẩm Thành Duy Thức Luận vào năm 659 AD. Trên căn bản của Thành Duy Thức Luận, đệ tử của Huyền Trang là Khuy Cơ ( 652-682) đã thành lập Pháp tướng tông. Năm tác phẩm quan trọng của Khuy Cơ được xem như là những tác phẩm cơ bản của trường phái này. Đó là: Thành Duy Thức Luận Tập Ký, Pháp Phạm Nghĩa Lâm Chương, Duy Thức Khu Yếu, Duy Thức Biệt sao, Duy Thức Liệu Giảng.

Trên căn bản giáo lý duy thức của Duy thức tam thập tụng và duy thức nhị thập tụng của Thế Thân. Ngài Huyền Trang tuyên bố rằng không có thế giới bên ngoài riêng biệt từ thức, thế giới bên ngoài được phát khởi từ thức và thức bên trong biểu hiện chính nó như là sự thật. Huyền Trang giải thích rằng điểm đặc trưng của các trạng thái khác nhau về tinh thần và thể chất hiện hữu là do sự biểu lộ của Tám thức: Alaya, Mạt Na và Tiền lục thức. Tám thức đều riêng biệt, chúng hoạt động tùy thuộc trên nhân duyên và điều kiện. Để hiểu biết sự vật thức phân chia làm 4 phần: Kiến phần, tướng phần, tự chứng phần và Chứng tự chứng phần. Đây cũng là tính đặc biệt của Pháp tướng.

Trong Pháp Tướng tông, alaya thức là thức chứa đựng những hạt giống được vun trồng bởi bảy thức trước và nó trở thành năng lực trong sự biểu lộ, nó tiếp tục tồn tại mà không bị gián đoạn vì kiến phần của nó bị dính líu bởi Mạt na thức. Alaya nhiễm ô tức hiện tượng cũng bị nhiễm ô, alaya thanh tịnh tức là bản tánh tự nhiên của mọi thức là chơn như là sự thật sau cùng , nó vượt ra ngoài khái niệm và sự giải thích. Trong pháp tướng tông, thế giới hiện tượng la tướng của pháp là khác biệt chân lý bản tánh tự nhiên của vạn pháp.

Để hiểu đúng về tánh không của vạn pháp, pháp tướng tông đã chia sự hiện hữu của thế giới vào 5 loại bao gồm 100 pháp. Đó là tâm vương có 8 món, tâm sở có 51 món, sắc pháp có 11 món, tâm bất tương ưng hành có 24 món và vô vi pháp có 6 món, chi tiết được diễn tả trong Thành Duy Thức luận.

Thích Vân Phong dịch

Âm lịch

Ảnh đẹp