Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Tại sao đang trẻ khỏe, bước vào trung niên lại dễ mắc bệnh tim: Phải ngăn chặn thế nào?
06/03/2018 20:31 (GMT+7)




Làm sao để không mắc bệnh tim?

Nói đến bệnh tim mạch, bạn sẽ cảm thấy không xa lạ gì, thậm chí sẽ biết rõ những người xung quanh có bệnh tim thì nguy hiểm ra sao, bởi đây là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi, gây ra những tác hại lớn cho cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có sự liên quan rất lớn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Vì vậy, người trung niên và cao tuổi nên chú ý duy trì tâm trạng vui vẻ hàng ngày, tinh thần ổn định, tránh những cảm xúc thay đổi quá mức hoặc căng thẳng, lo lắng.

Khi tham gia các hoạt động giải trí như đánh bài hay chơi cờ, những hoạt động có tính chất phải vận động trí não thì cần khống chế thời gian vừa phải, không nên chơi quá lâu, sự quyết liệt trong khi chơi không nên đặt quá cao, phải duy trì thái độ và tinh thần thoải mái.

Khi bạn bị mắc bệnh tim, đầu tiên nên chú ý tích cực điều trị, sau đó tiếp tục chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ghi nhớ các nguyên tắc ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim

1, Tuổi tác và giới tính:

Theo số liệu thống kê nghiên cứu lâm sàng, sau tuổi 40, không kể là nam hay nữ đều có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng cao. Đặc biệt chú ý rằng, phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn nam giới, nhưng sau khi mãn kinh thì tỉ lệ này giữa hai giới lại tương đương nhau.

2, Yếu tố tăng lipid máu (mỡ máu cao):

Ngoài yếu tố tuổi tác nêu trên, rối loạn chuyển hóa lipid là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành, bởi vì cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 3%.

3, Bị sang chấn tâm lý, tình cảm:

Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành thường được gây ra bởi các yếu tố từ thế giới bên ngoài tác động đến tâm lý, chẳng hạn như niềm vui, giận dữ, lo lắng, căng thẳng, buồn bã, sợ hãi, hoảng loạn…

Từ những yếu tố này sẽ khiến cho tinh thần bị tổn thương, thay đổi tâm trạng mạnh khiến cho khí vận hành không thông, dẫn tới trì trệ khí, suy tim, bộ phận nào không thông thì ắt sẽ đau, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên rất nhiều.

4, Chế độ ăn uống thất thường:

Những người có thói quen ăn uống quá nhiều, thường xuyên ăn quá no, đặc biệt là những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo vô độ, sẽ khiến cho dạ dày và lá lách mất cân bằng. Theo thuyết âm dương ngũ hành của Đông y, lá lách thuộc Thổ, thổ liên quan đến hỏa, lá lách là "con" của tim, khi con bị bệnh thì mẹ cũng bị ảnh hưởng.

5, Bị kích thích khi thời tiết lạnh:

Khi thời tiết bên ngoài trở lạnh, nếu bạn không chuẩn bị tốt điều kiện giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian dài như vậy sẽ khiến cho sự vận hành của huyết quản gặp phải cản trở nhất định.

Các chuyên gia Trung y giải thích rằng, lạnh chính là "vị khách mời" của mạch máu, sẽ làm cho khí khoogn thông. Khi khí lạnh nằm ở bên ngoài mạch máu, chúng sẽ làm cho mạch máu bị lạnh, lạnh sẽ làm cho mạch máu bị co nhỏ lại, dẫn đến co thắt cơ tim, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh mạch vành khi bước vào tuổi trung niên?

- Chúng ta phải bắt đầu phòng ngừa bệnh mạch vành ngay từ khi còn nhỏ

Xây dựng và phát triển lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục vừa phải, từ chối thói quen xấu, khám sức khoẻ định kỳ.

- Dùng thuốc chống tiểu cầu theo chỉ định

Người hơn 40 tuổi, có một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh tim gồm rối loạn lipid máu, cao huyết áp, lượng đường trong máu bất thường, béo phì, hút thuốc, tiền sử gia đình thì cần lưu ý khám sức khỏe và tham vấn ý kiến bác sĩ về việc dùng aspirin và các loại thuốc kháng tiểu cầu khác.

- Chú ý đến thời điểm nguy hiểm nhất là buổi sáng

Sáng sớm là một giai đoạn nguy hiểm của sự bùng phát những cơn đau tim, thông thường là từ khoảng 6-9 giờ sáng. Chúng ta thường nằm ngủ vào ban đêm, buổi sáng thức dậy sẽ tăng huyết áp, tăng tốc độ và lưu lượng máu, rất dễ dẫn đến bị tắc mạch bởi các cục huyết khối.

Vào buổi sáng, mức glucocorticoid cũng tương đối cao, các mạch máu có độ nhạy cảm cao, dễ bị co thắt mạch vành. Vì vậy, người trung cao tuổi sau khi ngủ tỉnh dậy rời khỏi giường thì nên hành động chậm rãi, tránh ngồi bật dậy hay rời khỏi giường một cách nhanh đột ngột.

Cách chăm sóc người có bệnh tim mạch

- Thủy liệu bằng tắm nước nóng

Tắm nước ấm bắt đầu từ 37 ℃, sau đó tăng dần dần lên 42 ℃, cách tắm này sẽ làm cho các mạch máu ngoại vi tăng phản xạ, cải thiện tuần hoàn mạch máu.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, ăn ít hoặc cố gắng tránh hấp thụ mỡ động vật hàm lượng cao, thực phẩm chứa cholesterol cao, nấu ăn hàng ngày nên sử dụng dầu thực vật càng tốt. Nên ăn ít muối, ăn ít đường. Thực phẩm chính nên ăn thêm đậu nành và thức ăn chay như rau củ quả, trái cây và các chế phẩm từ đậu nành.

- Điều chỉnh thói quen và lối sống

Nên chú ý tránh bị gắng sức và căng thẳng tinh thần. Khi nhiệt độ thay đổi khác biệt trong ngày, chú ý giữ ấm. Nên thiết lập thói quen và lối sống hàng ngày một cách khoa học, đúng giờ, ngủ nghỉ đủ giấc, tâm trạng cân bằng, không nên vui quá hay buồn quá, không tức giận hay lo lắng. Không hút thuốc hoặc uống rượu.

*Theo Tim mạch/Bác sĩ gia đình TQ

http://soha.vn/tai-sao-dang-tre-khoe-buoc-vao-trung-nien-lai-de-mac-benh-tim-phai-ngan-chan-the-nao-20180301163828495.htm

Các tin đã đăng:
Về đầu trang