Là truyền
nhân đời thứ 3 của gia đình, được Sở Y tế Hải Dương cấp phép hoạt động
và là một thầy thuốc tận tụy, bà Hương được nhiều bệnh nhân, bà con làng
xóm yêu quý.
Học nghề bằng cả tấm lòng
Quê gốc ở Kinh Môn, Hải Dương, năm 1980, bà Hương lấy chồng về đất
Chí Linh và làm dâu trong gia đình có truyền thống bốc thuốc nam chữa
bệnh cứu người. Về nhà chồng, bà phụ giúp mẹ chồng làm thuốc. Thấy con
dâu trẻ người nhưng nhanh trí, sáng dạ nên mẹ chồng quyết định truyền
nghề cho con dâu.
Nói về điều này, bà Hương tâm sự: “Chồng tôi là cán bộ phường nên đi
làm suốt, rất ít thời gian ở nhà nên bà (bà lang Viết - PV) có ý muốn
truyền nghề cho tôi. Ban đầu, để tôi làm quen với các vị thuốc, bà cho
tôi lên núi lấy thuốc cùng. Bà tận tình chỉ cho tôi từng cây thuốc, chữa
bệnh gì, chữa bằng cách nào, lấy lá, lấy thân hay lấy gốc.
Một thang thuốc chữa gan thì cần những vị thuốc nào, mỗi loại bao
nhiêu là đủ. Mẹ tôi ngày ấy tuy già nhưng leo núi nhanh lắm, có khi tôi
theo không kịp. Chỉ cần nhìn từ xa là bà đã phát hiện ra cây thuốc. Ban
đầu vì nhiều thuốc quá nên thỉnh thoảng tôi cũng nhầm. Mỗi lần như vậy,
bà lại nói: “Bốc thuốc chữa bệnh là để cứu người, thuốc nam là để cứu
những người nghèo vì nó rẻ hơn thuốc bắc, thuốc tây. Con phải nhập tâm,
coi nỗi đau của người bệnh như nỗi đau của mình, có như vậy mới làm
được”.
Bà lang Viết vốn là người dân tộc Sán Dìu nên những bài thuốc của bà
đều là kinh nghiệm đúc kết của người Sán Dìu trong khám và bốc thuốc
chữa bệnh. Bà Hương cho biết thêm, mỗi khi có bệnh nhân tới nhà, mẹ
chồng bà lại kể bệnh cho bệnh nhân nghe đồng thời để con dâu học nghề,
nhớ những biểu hiện của bệnh, nắm được thể trạng, cơ địa của từng người
mà có vị thuốc riêng, không giống nhau.
Bà cho biết: “Sau khi chặt cây thuốc thành những miếng nhỏ, mẹ tôi
trộn lẫn vào nhau rồi bảo tôi nhặt riêng từng loại, sau đó trình bày tên
thuốc và tác dụng. Mẹ tôi làm nghề tới hơi thở cuối cùng và mất năm
2005. Lúc mất đi, bà vẫn dặn dò tôi khắc chữ tâm, đức của người thầy vào
xương cốt để hết lòng vì người bệnh”.
Chuông điện thoại nhà bà liên tục reo bởi nhiều người bệnh gọi tới
xin được tư vấn chữa bệnh, có người gọi tới hỏi đường, có người nói vì
tàu xe xa nên xin bà chuẩn bị thuốc sẵn. Có những bệnh nhân ở trong Nghệ
An, TPHCM, thậm chí từ Trung Quốc cũng lặn lội đường sá xa xôi tới gặp
bà để bốc thuốc chữa bệnh. Bà Hương còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường
bưu điện cho những bệnh nhân nhà xa không có điều kiện đi lại liên tục
lấy thuốc.
“Nhiều trường hợp trong làng, ngoài xã
được bà chữa khỏi bệnh về gan
nên ai ai cũng biết, yêu quý và nể phục bà”
- Ông Dương Văn Toàn
Trưởng thôn Chín Thượng, xã Bắc An, Chí Linh, Hải Dương.
Bài thuốc đặc trị bệnh gan
Bài thuốc chữa bệnh gan của bà Hương gồm hơn 10 vị khác nhau. Có vị
là thân cây, có vị là lá, có vị là rễ. Thấy tôi tò mò về các vị thuốc
trong bệnh gan, bà Hương nói: “Mẹ chồng tôi là người Sán Dìu nên việc
đọc tên các vị thuốc cũng bằng tiếng Sán Dìu, rất khó nhớ, khó nghe. Có
vị thuốc, mẹ tôi chỉ đọc theo màu sắc là thuốc trắng thuốc vàng. Có một
số vị mà đọc được theo tiếng kinh như: Kim ngân, nha đam, xương rồng,
cúc tần”. Một tuần 3 lần, bà Hương tranh thủ buổi sáng sớm, khi bệnh
nhân chưa tới, bà lên núi Bảy Mươi, núi Dây Giều, núi Cột Cờ lấy cây
thuốc. Hiện nay, do cây thuốc không còn nhiều vì người dân phá đi lấy
đất sản xuất, bà Hương lại lên tận Thái Nguyên, Bắc Giang tìm cây thuốc.
Bí quyết trong phương pháp bốc thuốc của bà là lấy lá, thân, rễ của
nhiều loại cây trên rừng về đem phơi nắng chứ không cần sao, tẩm. Trung
bình trời nắng to, bà phơi khoảng 20 nắng. Thuốc phơi lâu để bệnh nhân
mang về uống dài ngày mà không lo bị mốc. Sau khi phơi xong, bệnh nhân
lấy thuốc về sẽ bốc các loại thuốc cho vào ấm sắc. Lượng thuốc mỗi loại
có thể bốc áng chừng, không nhất thiết hôm nào cũng như nhau, không cứng
nhắc khối lượng vì uống thuốc nam không nhất thiết phải có liều lượng
chặt chẽ như thuốc tây.
Các vị thuốc sắc cùng thịt gà ta, mỗi lần khoảng 1 lạng, loại gà nuôi
bằng thóc gạo, không nuôi bằng cám tăng trọng. Lý do ninh cùng thịt gà,
bà cho biết: “Virus gan ưa thịt gà, dùng thịt gà để nhử con virus ra,
khi đi vệ sinh, virus gan theo đó mà ra ngoài. Người bị bệnh giai đoạn
đầu uống 1 thang/ngày. Với người bị bệnh gan nặng, cơ địa còn khỏe có
thể uống 2 thang/ngày để nhanh chóng thúc virus ra ngoài. Thuốc uống sau
bữa ăn vì thuốc có vị đắng, chát, người đói hay chưa uống quen có thể
bị nôn, chóng mặt. Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh kiêng ăn đồ tanh như
cá, tôm; kiêng thịt trâu, thịt bò; nên ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt chim
bồ câu”.
Bà Hương cho hay đó là phương thuốc chữa bệnh xơ gan, người bị bệnh
nặng uống thuốc trong 6-7 tháng. Người bị bệnh viêm gan cũng uống thuốc
như trên cộng thêm một số vị thuốc khác nữa.
Anh Phạm Trọng Tưởng (xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) xuống
chơi, thăm gia đình bà lang Hương, tâm sự: “Tôi bị xơ gan, nằm liệt vị.
Gia đình tôi thất vọng và đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu
nhất. Nhưng vợ tôi quyết còn nước còn tát, nghe người ta đồn tiếng thơm
bà lang Hương, nên bắt xe đưa tôi về đây chữa. Tôi chỉ uống thuốc trong
10 tháng mà bệnh tình đã khỏi hẳn, tới nay tôi đã đi xe máy được bình
thường và còn có thể đi cày được. Hôm nay, tôi lại đưa đứa cháu lên đây
nhờ bà Hương bốc thuốc chữa bệnh gan”.
Ngoài chữa bệnh gan theo phương thuốc gia truyền, bà còn bốc thuốc
nam chữa nhiều bệnh khác như: Thận, tiểu đường, xương khớp. Được biết,
hiện ba người con của bà Hương cũng đều theo nghề thuốc chữa bệnh và
được nhiều bệnh nhân, người dân tin tưởng, quý mến n
Bạn đọc quan
tâm có thể liên hệ với bà Nguyễn Thị Hương, thôn Chín Thượng, xã Bắc An,
Chí Linh, Hải Dương qua số điện thoại: 0977100599