Đứng thẳng chân, căng hai tay thẳng về phía sau. Đưa bàn tay phải nắm lấy tay trái phía sau lưng và kéo nhẹ sang bên phải và nghiêng đầu về cùng phía. Làm tương tự với bên trái. Thực hiện động tác này mỗi bên 10 lần.
Lườn
Nắm hai bàn tay và đưa lên cao trên đầu, rồi đưa sau, bàn tay phải nắm lấy khuỷu tay trái rồi nghiêng sang phía phải. Thực hiện động tác này mỗi bên 5 lần.
Trục cơ thể
Hai chân cách rộng bằng vai, hai tay chống vào eo, quay nhẹ phần trên cơ thể sang phải và sang trái. Động tác này có thể thực hiện bất cứ lúc nào bạn thấy mỏi.
Bắp chân
Nằm áp lưng trên sàn, hai tay duỗi thẳng đặt dọc theo thân. Chân phải gập lên và chân trái duỗi thẳng. Đưa chân trái từ từ lên cao, vuông góc với thân. Làm cùng động tác với chân phải. Thực hiện động tác này mỗi bên 5 lần.
Lưng
Ngồi trên sàn, hai tay chống nhẹ ra phía sau, chân phải duỗi thẳng, chân trái vắt chéo lên chân phải. Đưa tay trái lên vai phải và đồng thời quay người sang phải. Thực hiện động tác này mỗi bên 5 lần.
Ngồi
Ngồi thẳng lưng, hai bàn tay áp chống xuống sàn, hai chân duỗi thẳng. Gập người từ từ về phía trước, đưa đầu các ngón tay từ từ với lên mũi giày. Thực hiện động tác này 10 lần.
Vùng hông
Nằm áp lưng xuống sàn, chân phải duỗi thẳng, chân trái nâng cao và đưa sang trái, gập vuông góc 90o. Tay đưa lên đầu gối trái, tay trái dang thẳng để giữ thăng bằng và giữ hai vai áp xuống đất.
Lưu ý:
Thực hiện các động tác trên ít nhất 5 lần mới có hiệu quả. Luôn giữ thẳng lưng. Nên thở sâu trong khi tập và thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, không giật cục.
Chuyên đề 2: Bài thể dục cho phụ nữ mang thai
Trừ các chống chỉ định như doạ sẩy thai, ra máu, sảy thai liên tiếp..., thể dục liệu pháp khi mang thai có thể cải thiện sức khoẻ của sản phụ, làm giảm cảm giác nặng ở bụng, mỏi ở hai chân. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, thai phụ nên luyện các bài tập thể dục sau.
Vận động chi trên
Người đứng thẳng, hai chân dạng bằng vai, hai tay đưa ngang ra trước, lòng bàn tay hướng lên trời, gấp khuỷu, bàn tay đặt lên trước vai, rồi duỗi thẳng. Lặp lại động tác này 6-8 lần.
Vận động chi dưới
Thông qua các vận động nhẹ nhàng, mềm dẻo của các vị trí ở chi dưới (bàn chân, cổ chân, gối, háng) làm thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch ở chân, tăng cường thể lực, phòng trừ thuỷ thũng ở chi dưới. Động tác như sau:
- Ngồi trên ghế, đầu ngẩng thẳng, hướng mắt ra trước làm cho 3 khớp háng, gối, cổ chân tạo thành các góc 90o, điều chỉnh nhịp thở. Móc căng các ngón chân bám đất, đợi sau khi hô hấp một chu kỳ (hít vào, thở ra) thì thả lỏng về vị trí ban đầu. Có thể làm lần lượt một chân hoặc đồng thời cả hai chân. làm 6-8 lần.
- Để gan bàn chân phải đặt lên trên mu bàn chân trái, mũi bàn chân phải vận động từ từ lên xuống, xoay cổ chân phải ra ngoài, vào trong và xoay vòng tròn. Lặp lại động tác 6-8 lần rồi đổi chân.
Luyện phần đầu- não
Ngồi thẳng trên ghế, hai tay buông lỏng tự nhiên, đưa phần đầu hướng ra trước khi hít vào; khi thở ra đưa đầu về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6-8 lần.
Ưỡn hông và đầu
Nằm ngửa trên giường phẳng, hai tay buông xuôi dọc thân mình, nâng hông đồng thời nhấc mông, hít thở và thu cơ thắt hậu môn, sau đó thả lỏng về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6-8 lần.
Ôm gối nằm ngửa
Nằm nghiêng trên giường phẳng, hai tay buông thẳng theo thân, luân phiên cặp từng gối vào bụng, đồng thời hai tay vòng ôm chặt gối, hít thở đồng thời thu cơ thắt hậu môn. Lặp lại động tác 6-8 lần.
Ngồi xổm
Người đứng thẳng, hai tay buông thẳng dọc thân mình, sau đó gập gối, hạ thấp người, đồng thời hai tay đưa ra trước và sau. Lặp lại động tác 6-8 lần.
Lưu ý khi luyện tập
- Đến khám bác sĩ chuyên ngành sản khoa để loại trừ các chống chỉ định: tiền sử sẩy thai liên tiếp, thai ra máu, động thai, đau bụng khi có thai...
- Nghiêm cấm vận động quá sức để sau mỗi buổi tập luyện không bị mệt mỏi.
- Trước khi luyện tập nên đại, tiểu tiện khi cần thiết để cơ thể thật thoải mái.
- Nếu có cảm giác khó chịu trước và trong khi luyện tập, nên liên hệ nhờ bác sĩ khám xét, tư vấn.
Chuyên đề 3: 1001 kiểu sẹo
Sẹo - những dấu ấn để lại trên mặt, trên cơ thể tuy không nguy hiểm đến chết người nhưng nó đủ quyền năng để mãi mãi mang lại... "niềm đau chôn dấu" trong ta.
Da trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương, phỏng, giải phẫu sẽ hình thành sẹo. Một khi sẹo đã hình thành thì không thể nào xoá bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể can thiệp bằng phẫu thuật để thu nhỏ, thay đổi hình dạng sẹo... để ít ảnh ảnh hưởng nhất đến thẩm mỹ cơ thể, nhất là thẩm mỹ vùng mặt.
Sẹo lồi: Là những sẹo giống như khối u, đó là ngứa ngáy. Thường do cơ địa sẹo lồi hoặc do ảnh hưởng di truyền. Sau khi phẫu thuật, tỷ lệ tái phát cao. Ngoài ra, có một số người khác không thuộc tạng sẹo lồi nhưng khi vết thương hoặc vết mổ không được phẫu thuật tốt, bị sang chấn (chấn thương) nhiều hay bị nhiễm trùng mổ cũng bị sẹo lồi. Để điều trị sẹo lồi, tuỳ theo vị trí bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào hoặc kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật cắt bỏ chỗ lồi, cà da, chiếu tia hoặc tiêm thuốc chống sẹo nếu sẹo bắt đầu lồi lên trở lại.
Sẹo quá phát: Vết sẹo ngày càng giãn ra, to dần và đầy lên. Loại sẹo này thường xuất hiện ở một số nơi đặc biệt của cơ thể như vùng vai, trước ngực, trên rốn hay sau này. Cách khắc phục cũng giống như sẹo lồi.
Đối với sẹo lõm: Dùng mỡ tự thân (chất liệu của cơ thể) cấy ghép bên dưới hoặc chất cấy độn nhân tạo chích trực tiếp vào da, có thể sử dụng các chất như Acid Hyaluronic, Collagen để làm đầy vết sẹo lõm. Tia laser cũng đang được ứng dụng để làm đầy dẫn các sẹo lõm và làm thấp dần các sẹo lồi.
Sẹo trắng: Do mô da bị mất màu khiến vết sẹo có màu trắng. Muốn cho da vùng này trở lại màu như trước thì phải cắt bỏ hết sẹo đi và ghép da mới vào. Hiện nay y học chưa có cách gì làm mất sẹo ngoài cách ghép da hoặc chuyển vạt da từ nơi khác đến.
Sẹo thâm: Bất kỳ sẹo nào cũng có thể bị thâm, do phản ứng thông thường của da, bề mặt da bị thương tổn, phản ứng tế bào sắc tố dưới ánh sáng mặt trời. Loại sẹo này sẽ mờ dần theo thời gian. Cần tránh ánh sáng mặt trời và dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Bạn có thể dùng thuốc chống tạo sắc tố như: Leucodinine B hoặc Hydroquinol.
Sẹo bỏng axit: Đặc điểm của bỏng là do axit là gây hoại tử đặc, có nghĩa là bệnh tích (dấu vết để lại của một tình trạng bệnh lý nào đó) bị cháy nám lại thành khối mô cứng và thành sẹo, co kéo làm biến dạng các tổ chức lân cận. Tuỳ từng trường hợp có thể phẫu thuật một hoặc nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng. Thời gian này cần thiết để các mạch máu nuôi dưỡng tổ chức thay thế mô sẹo được phát triển tốt, bảo đảm mảnh mô ghép hoặc chuyển đến không bị hoại tử về sau.
Ai cũng biết phẫu thuật thẩm mỹ là con dao hai lưỡi, nếu bạn may mắn được bác sĩ giỏi điều trị đúng phương pháp thì nhan sắc bạn được cải thiện rất nhiều, nếu ngược lại, bạn sẽ bị tiền mất tật mang, ân hận suốt đời. Phẫu thuật chỉnh hình các vết sẹo xấu xí cũng không thoát khỏi quy luật này.
Khi phẫu thuật một vết sẹo, bác sĩ sẽ phải mổ nó ra do đó vết cắt sẽ rộng hơn, vết may cũng rộng hơn vết sẹo cũ. Một bác sĩ có kinh nghiệm sẽ quyết định nên sử dụng biện pháp gì tuỳ trường hợp, tuỳ cơ địa của mỗi người để khéo léo che dấu và làm nhỏ, làm mờ nó đi.
Bác sĩ không phải chuyên nghành, không uyển chuyển linh hoạt, cứ đúng bài bản thực hành phẫu thuật thì vết sẹo đó sau có thể to hơn, lồi hơn gấp đôi và cứ mỗi lần phẫu thuật bởi một bác sĩ như thế, vết sẹo của bạn sẽ chẳng dấu được đi đâu mà cứ ngày một to lớn, quá phát... Tuy vậy, cũng có thể an ủi những "nạn nhân của sẹo" là nếu vết sẹo của bạn là sẹo mới và không thể phẫu thuật được, bác sĩ sẽ chích cho bạn loại thuốc làm teo nhỏ sẹo như Triam cinolone... sẹo sẽ nhỏ lại trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, để quyết định sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào bác sĩ, bạn nhé.
Tuỳ thuộc vào cơ điạ
Những tổn thương nhẹ: Như mụn trứng cá, cá vết đứt tay... miệng vết thương lành nhanh, phần da phải táo tạo không nhiều. Nên vệ sinh tại chỗ sạch sẽ bằng nước muối natri clorid, những vết đứt tay thì nên đặt phần da đứt vào đúng vị trí của nó, bằng cố định cầm máu và dịch vàng. Sau khi vết thương khô có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên để thúc đẩy ngay quá trình tái tạo da.
Những vết thương hở, mất da: Rất cần giữ cho thông thoáng và vệ sinh ngay từ khi bị thương. Có thể dùng nước đun sôi để nguội rửa sạch vết thương ban đầu, sau đó gội lại bằng nước muối hoặc cồn iốt loãng. Dùng gạc thấm khô vết thương rồi đến gặp bác sĩ xử lý. Thông thường bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường ống và bôi tại chỗ để chống nhiễm trùng. Ngoài ra, khi vết thương bắt đầu se mặt bạn có thể ép nước cốt nghệ tươi bôi trực tiếp lên khắp bề mặt vết thương. Khi vết thương đóng vảy, đặc biệt là lúc lên da non gây ngứa, không nên bóc vảy vết thương ra. kể cả lớp da non đã phủ kín miệng vết thương thì bị tác động sớm cũng có thể gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ vết sẹo lớn và lâu lành hơn.
Sau phẫu thuật cấp chứng: Khi việc cứu mạng sống của bạn được đưa lên hàng đầu, miệng các vết thương thường không được mỹ thuật, các vết sẹo thườgn lớn. Khi vết thương khô miệng hoặc cắt chỉ là lúc bạn có thể nghĩ đến việc hỗ trợ giảm sẹo đến mức thấp nhất bằng cách ăn nghệ và bôi trực tiếp lên vết thương. Không nên ăn rau muống gây sẹo lồi, không nên ăn hải sản gây ngứa, luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo.
Bỏng: Dù là bỏng gì thì việc dùng nước đá ngâm trong phút đầu tiên đều có tác dụng co mạch giảm đau và giải toả nhiệt tức thì. Sau đó dùng nước đun sôi để nguội ngâm vết thương trên đường đưa đến bệnh viện xử lý. Dùng lòng trắng trứng phủ lên vết bỏng ngay lập tức cũng là cách xử lý ban đầu hiệu quả. Vết thương do bỏng nên giữ vệ sinh và thật thông thoáng. Bài thuốc nước cốt nghệ tươi bột lên vết thương có thể làm ngay từ những ngày đầu tiên sẽ kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng.
Cơ địa sẹo lồi: Do một lượng lớn mô liên kết tăng sinh và bị thoái hoá hialin, tạo thành các vết sẹo tăng trưởng quá mức, vượt quá phạm vi tổn hại vốn có. Với những người này, mọi kích thích dù nhẹ nhất từ bên ngoài vào vết thương lúc đang mọc da non đều có thể là nguyên nhân gây viêm dẫn đến sẹo lớn thêm như gãi ngứa, cọ xát... Ngay cả khi vết thương đã hoàn toàn lành, nhưng vết sẹo lớn khiến thân chủ mong muốn thay đổi thì cũng phải cân nhắc kỹ, vì đã bị sẹo lồi thì việc chỉnh sửa sẹo có thể tạo ra những cái sẹo lớn hơn ban đầu. Có thể dùng các loại thuốc xoá sẹo và kem làm sáng da để "bào mỏng" vết sẹo và biến màu đỏ tươi, tím đỏ hoặc hồng đậm của vết sẹo nhạt màu đi.
Hỗ trợ bằng ăn uống:
Những thức ăn nên tránh: Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành, trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, rau muống tăng sinh tế bào gây lồi, hải sản dễ kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu...
Những thức ăn nên dùng nhiều: Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho những ai đang cần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng cho mình. Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non, nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các tế bào, diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt...
Chuyên đề 4: 12 bí quyết trang điểm
vừa phải: chấm son bóng vào giữa môi dưới, dùng cọ tán mỏng đều sang 2 bên khóe môi, sau đó mím nhẹ 2 môi lại. Đôi môi sẽ trở nên mọng ướt và gợi cảm một cách tự nhiên.
Những bí quyết khác:
Để đôi má hồng tự nhiên: Nếu đã có một làn da mịn màng, bạn không cần làm mới lớp nền tự nhiên của mình nữa. Chỉ thoa trực tiếp lên xương gò má một ít má hồng dạng kem là đủ. Trong trường hợp bạn có bôi kem nền, hãy tán phấn hồng bằng cọ tô theo đường xéo, đậm trên gò má, nhạt dần lên thái dương.
Giữ bóng mắt bền màu: Sau khi thoa lớp kem lót, bạn tán mỏng kem nền khắp mặt, có bôi cho mí mắt. Nên dùng phần bụng của đầu ngón tay miết nhẹ, tán mỏng kem nền trên mắt. Khi đó, kem nền sẽ như một lớp keo, dính chặt những hạt phấn nhỏ li ti trong phấn mắt, giúp phấn mắt bền màu suốt cả ngày. Ngoài ra, với lớp nền mịn màng, màu mắt cũng trở nên tươi sáng hơn.
Chọn màu mascara phù hợp với phấn mắt: Thông thường, mascara đen hợp với màu mắt sẫm tối. Mascara nâu mang lại vẻ đẹp tự nhiên, thường đi cùng các màu sáng, nhạt. Tuy nhiên, hiện nay đã có mascara màu. Bạn có thể dùng mascara trùng màu mắt. Đôi mắt bạn trông sẽ thật tinh nghịch đáng yêu.
Để đôi mắt trông to hơn: Dùng màu nhạt cho mí mắt. Tán phấn mắt màu sẫm nhẹ, nâu, đồng, xám, xanh đậm... lên nếp gấp mí mắt để tạo hốc mắt sâu. Kẻ viền mắt tập trung nhấn đậm ở đuôi mắt cho cả mi trên và mi dưới, tạo thành hình chữ V. Nếu mắt bạn quá nhỏ, nên kẻ viền dài hơi xếch nhẹ lên trên
Để có đôi mắt mài xám khói thật quyến rũ: Bạn nên chọn màu mắt dạng gel hoặc kem, bởi chúng thường chứa nhũ, chất kem mềm khiến mắt bóng và lấp lánh.
Làn da rám nắng: Thoa kem nền có màu sẫm hơn màu da thật một chút. Kế đến, phủ phấn phủ có màu đồng chứa nhũ vàng. Loại phấn này giúp gương mặt bạn tuy sẫm màu nhưng vẫn rạng rỡ, tự nhiên.
Che bớt bọng mắt to: Sau khi thoa kem lót, bạn bôi kem che khuyết điểm có màu hơi sẫm hơn da thật lên vùng vọng mắt bị sưng to. Sau đó, bạn tiếp tục thoa kem nền và phủ phấn như bình thường.
Giảm bớt độ bóng của son môi: Sau khi thoa son bóng, bạn dùng khăn giấy thấm nhẹ môi để hút bớt phần son thừa. Kế đến, phủ lên trên môi một ít phấn phủ, sau đó thoa tiếp một lớp son bóng rồi dùng khăn giấy thấm nhẹ một lần nữa.
Vẽ viền mắt trước khi tán phấn mắt hay ngược lại? Nếu dùng chì, bạn nên kẻ viền mắt trước. Nếu dùng mắt nước, bạn nên kẻ sau khi hoàn thành các bước tán phấn mắt.
Vẽ viền mắt: Dùng chì viền chấm những nét cách quãng, sát theo chân mi, sau đó nối các chấm ấy lại với nhau bằng chì hay mắt nước tùy ý bạn.
Bờ môi căng mượt sau khi thoa son: Trước khi thoa son màu, bạn nên thoa một lớp son dưỡng bảo vệ môi, chống nắng. Sau đó, dùng cọ tán son màu thật mỏng lên môi. Chú ý, khi thoa son nhớ nhoẻn miệng cười để môi căng rộng. Nhờ vậy, son sẽ phân tán đều, không tạo thành rãnh trên môi.
Chuyên đề 5: Trẻ hóa bằng phẫu thuật căng da mặt nội soi
Sau những lĩnh vực xương khớp, niệu khoa, ổ bụng, mũi xoang, tai... kỹ thuật mổ nội soi đã được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ, điển hình nhất là phẫu thuật căng da mặt vùng trán thái dương
Đối tượng của phẫu thuật căng da mặt nội soi khá rộng rãi, là những người có biểu hiện lão hóa trên mặt cần sửa chữa, bất kỳ ở độ tuổi nào. Sự lão hóa khuôn mặt xảy ra ở 2 vùng cấu trúc. Thứ nhất là lão hóa ở da, da mất tính đàn hồi, có nhiều nếp nhăn, mất độ căng bóng. Thứ hai là mô nâng đỡ dưới da bị thoái triển, mất độ cứng chắc, mất dần khối lượng làm cho da mặt bên trên bị thừa và chùng xuống nhiều hơn.
Có nhiều tác nhân gây lão hóa da mặt: yếu tố di truyền, môi trường bên ngoài (nhiệt độ, ô nhiễm, nắng gió, hóa chất...), môi trường bên trong (âu lo, buồn rầu, ghen tuông, stress). Sự lão hóa thường bắt đầu ở tuổi 40. Tuy nhiên, ở nhiều người từ bẩm sinh đã có những nét mặt của người lớn tuổi.
Căng da mặt nội soi: Ít thương tổn, chi phí thấp
Dù tên gọi là căng da mặt, nhưng đây là phẫu thuật tác động chủ yếu ở những lớp sâu, lớp mô dưới da..., qua đó toàn bộ mô mềm vùng mặt được điều chỉnh, kéo căng. Những kiểu căng da bằng cách chỉ cắt bỏ và kéo căng lớp da mà thôi thì không đem lại hiệu quả gì, thậm chí còn làm mặt thêm sẹo và xấu di. Da mặt rất mềm yếu, không chịu được lực kéo căng. Sau một thời gian ngắn, vùng da bị kéo căng sẽ dãn ra và chùng lại như cũ. Để tác động đến lớp mô sâu, phẫu thuật kinh điển dùng những đường rạch da dài. Trái lại, trong phẫu thuật nội soi, người ta chỉ cần tạo những lỗ nhỏ khoảng 1 cm trên vùng da đầu, qua đó cho ống nội soi và những dụng cụ thích hợp vào để thực hiện phẫu thuật. Như vậy, với phẫu thuật nội soi, thương tổn sẽ ít hơn, bảo tồn được các nhánh thần kinh cảm giác dưới da. Về nguyên tắc, người được căng da sẽ không bị rối loạn cảm giác da đầu, nếu có bị thì sự hồi phục cũng nhanh hơn. Hiện tượng sưng, đau, phù nề vùng mặt sau mổ cũng ít hơn, giảm tối đa khả năng nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn, ít tốn thuốc men hơn...
Trẻ lại 10 - 15 tuổi
Trong các “sự cố” của căng da mặt, quan trọng nhất là biến chứng liệt một vùng cơ mặt, nhưng biến chứng này lại không nhiều, theo thống kê của thế giới chỉ là 0,7% - 0,9%. Trong phẫu thuật căng da mặt thái dương, nhánh trán của dây thần kinh mặt có thể bị tổn thương, khiến bệnh nhân không nhướng mày được. Tuy nhiên, đối với những phẫu thuật viên kinh nghiệm và với sự hỗ trợ của nội soi thì biến chứng này gần nhưng không thể xảy ra. Bầm máu dưới da thường nhẹ, bầm nhiều và kéo dài thì rất hiếm, các vết bầm có thể tự phai sau 7 - 10 ngày.
Nếu làm đúng kỹ thuật, người được căng da mặt bằng nội soi có thể trẻ lại khoảng 10 - 15 tuổi, và kết quả duy trì được khoảng 10 năm, nghĩa là nếu cần thì sẽ căng lại vào 10 năm sau.
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD