Do
vậy, tiến sĩ Reynolds tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Tim mạch
thuộc Trung tâm Y khoa NYU Langone, thành phố New York khuyên mọi người
nên đi bộ thường xuyên và nếu bạn ở văn phòng thì nên đứng dậy mỗi khi
nghe điện thoại.
2. Không giải tỏa sự thù ghét hoặc trầm cảm
Bạn đang cảm thấy căng thẳng, thù ghét
hoặc chán nản? Điều đó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Mọi
người có thể trải qua những cảm giác này vào một thời điểm nào đó và
cách bạn đương đầu với những cảm xúc đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
tim mạch của bạn. Tiến sĩ Reynolds khuyên rằng việc tìm một ai đó và
chia sẻ những vấn đề của bạn có thể giúp ích.
3. Phớt lờ tình trạng ngủ ngáy
Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một vấn
đề nghiêm trọng hơn như ngừng thở khi ngủ. Hơn 18 triệu người Mỹ trưởng
thành bị ngừng thở khi khủ khiến họ tăng nguy cơ bị bệnh tim. Bác sĩ
Robert Ostfeld thuộc Trung tâm Y khoa Montefiore, thành phố New York
khuyến nghị rằng nếu bạn bị ngủ ngáy và thường thức dậy mệt mỏi, bạn hãy
đến gặp bác sĩ. Có một số cách đơn giản để sàng lọc ngừng thở khi ngủ.
4. Không vệ sinh răng miệng
Tiến sĩ Ostfeld cho biết có mối liên
quan chặt chẽ giữa bệnh lợi và bệnh tim. Nếu bạn không làm sạch những
mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ theo thời gian, nó có thể gây ra bệnh
lợi. Những vi khuẩn này có thể gây viêm trong cơ thể. Viêm thúc đẩy xơ
vữa động mạch. Do vậy, điều trị bệnh lợi có thể cải thiện chức năng mạch
máu.
5. Sống khép kín
Những người có các mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, bạn bè và xã hội nói chung có xu hướng sống lâu hơn và sống khỏe mạnh hơn.
6. Hội chứng cuối tuần
Bác sĩ Judith S. Hochman, giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Lâm sàng về Tim mạch thuộc Trung tâm Y khoa NYU Langone
nói: “Tôi thấy rất nhiều người ở độ tuổi 40 hoặc 50 lao vào tập luyện
với những ý định tốt, làm đau bản thân và sau đó lại dừng việc tập
luyện.”
Với việc tập luyện thể chất, bạn nên đặt
mục tiêu chậm rãi và đều đặn. Tiến sĩ Reynolds cho rằng điều quan trọng
là bạn phải tuân thủ việc tập luyện luyện thường xuyên vì đây là một
quá trình lâu dài.
7. Uống quá nhiều đồ uống có cồn
Uống nhiều đồ uống có cồn có liên quan
với tăng nguy cơ cao huyết áp, nồng độ mỡ máu cáo và suy tim. Do vậy nên
giới hạn ≤ 2 cốc/ngày đối với nam giới và ≤ 1 cốc/ngày đối với nữ.
8. Ăn quá nhiều
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim. Do vậy bạn cố gắng ăn vừa phải và thay thế đồ uống có đường bằng nước.
9. Cho rằng mình không có nguy cơ
Ở Mỹ, bệnh tim mạch – bao gồm đột quỵ,
bệnh tim và suy tim – là bệnh gây tổn hại nhiều hơn bất kỳ một bệnh nào
khác, bao gồm cả ung thư. Do vậy, đừng cho rằng mình không có nguy cơ
mắc bệnh. Huyết áp cao, nồng độ cholesterol, tiểu đường, thừa cân và hút
thuốc lá đều là các yếu tố nguy cơ cần theo dõi.
10. Ăn thịt đỏ
Thị đỏ nhiều chất béo bão hòa và có bằng
chứng cho rằng thịt đã qua chế biến như thịt xông khói và xúc xích, làm
tăng nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng. Tiến sĩ Ostfeld
khuyên rằng nên hạn chế dưới 10% các sản phẩm từ động vật trong chế độ
ăn.
11. Trì hoãn kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe để biết tình trạng
cholesterol, huyết áp và đường huyết. Các chỉ số này tăng cũng làm tăng
nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
12. Hút thuốc lá hoặc sống với người hút thuốc
Hút thuốc lá thúc đẩy huyết khối, có thể
ngăn chặn dòng máu tới tim và góp phần tạo mảng bám ở động mạch. Thực
tế, mỗi năm có khoảng 46.000 người sống chung với người hút thuốc lá tử
vong vì bệnh tim do hút thuốc thụ động.
13. Dừng hoặc bỏ thuốc
Tiến sĩ Ostfeld cho biết cao huyết áp là
kể giết người thầm lặng vì bạn không cảm nhận được nó. Cho rằng mình
khỏe không phải là cách biện minh cho việc dừng thuốc.
Tiến sĩ Hochman cho biết có 30 loại
thuốc điều trị cao huyết áp, do vậy nếu loại thuốc bạn dùng không có tác
dụng bạn có thể thử sang loại thuốc khác.
14. Không ăn hoa quả và rau
Nghiên cứu cho thấy những người ăn > 5
phần hoa quả và rau/ngày giảm 20% nguy cơ bệnh tim và đột quỵ so với
những người ăn < 3 phần hoa quả và rau/ngày.
15. Phớt lờ các triệu chứng thể chất
Bạn đã quen với việc leo 3 tầng cầu
thang mà không thấy mệt mỏi, song bỗng nhiêu bạn thấy khó thở hoặc tức
ngực sau khi mới chỉ leo 1 tầng cầu thang thì hãy đến gặp bác sĩ để kiểm
tra. Điều trị càng sớm những rắc rối có thể xảy ra, bạn càng ít bị
những tổn thương lâu dài ở cơ tim.
16. Ăn nhiều muối
Bạn càng ăn nhiều muối huyết áp của bạn
càng tăng. 1/3 người Mỹ trưởng thành bị cao huyết áp, đây là một yếu tố
nguy cơ chính gây đột quỵ, suy thận và đau tim. Mọi người nên hạn chế
lượng muối dưới 2.3 milligram/ngày. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc trên 50
tuổi, hạn chế lượng muối dưới 1.5 milligram/ngày.
17. Ăn calo rỗng
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều calo rỗng làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.
Hãy chọn những thực phẩm giầu chất dinh
dưỡng, như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám, hải sản, trứng, đậụ…
Thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo hoặc sữa tách bơ cũng là những lựa
chọn tốt.
Theo Health
Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang http://www.thaythuoccuaban.com.
Tại đây bạn có thể nói chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp
của Lương y Quốc gia Nguyễn Hữu Toàn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi
được Lương y Nguyễn Hữu Toàn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng
8-12 tuần sử dụng thuốc. Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận
nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe của
mình, bạn có thể vào trang http://www.thaythuoccuaban.com/benhan.asp kể bệnh để nhận được sự tư vấn của Lương y
Phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn - Lô 22 - Lê Hồng Phong - Ngô Quyền - Hải Phòng
ĐT: 19006834 - 031.7300111