hóa chỏm xương đùi nhưng hoàn toàn không phải do nhiễm khuẩn mà là do
những thói quen có hại và bệnh lý mạn tính khác.
Bất ngờ khi bệnh của tuổi già đến sớm
Chưa đến 50 tuổi, khỏe mạnh và là lao động chính của gia đình, ông
Nguyễn Văn Ng. (Hà Đông – Hà Nội) không tin mình bị thoái hóa khớp sớm
đến thế. Cách đây hơn 1 năm, ông bắt đầu có những dấu hiệu đau mỏi một
bên khớp háng, cứ nghĩ do mình lao động ban ngày nhiều quá. Nhưng càng
ngày bệnh càng nặng hơn, ông chỉ nghĩ mình bị chứng bệnh thần kinh gì đó
nên dùng rất nhiều cách chữa theo Đông y như dùng cao xoa bóp, bấm
huyệt, uống thuốc Nam. Những cơn đau không chỉ làm ông hạn chế đi lại,
giảm khả năng lao động mà còn làm cho bên chân trái ngắn hơn chân phải
gần 2cm. Kết quả khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ông Ng.
bị chứng thoái hóa chỏm xương đùi vô khuẩn ở giai đoạn rất nặng, cần
phải phẫu thuật thay khớp háng.
ThS. Trần Trung Dũng – Khoa ngoại xương khớp – Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội cho biết, thoái hóa chỏm xương đùi vô khuẩn là một dạng bệnh không
gặp ở người cao tuổi mà chỉ gặp ở người còn trẻ, đang còn khả năng lao
động, khoảng từ 40 – 50 tuổi. Nếu như sự thoái hóa xương khớp ở người
cao tuổi diễn ra là một quá trình tự nhiên và thường được quan tâm điều
trị thì ở người trẻ tuổi là sự bất thường nhưng lại dễ bị bỏ qua vì họ
tự tin vào sức lực còn trẻ của mình. Ngày càng nhiều các trường hợp
trong độ tuổi lao động bị thoái hóa chỏm xương đùi nhưng hoàn toàn không
phải do nhiễm khuẩn mà là do những thói quen có hại, đặc biệt là những
người có thời gian dài hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia. Trường hợp
ông Ng. là một hậu quả cụ thể của 20 năm hút thuốc lá.
Nguy cơ lớn ở người đái tháo đường, rối loạn mỡ máu
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa
chỏm xương đùi là do không cung cấp đủ máu nuôi vùng xương này. Sự tắc
nghẽn dần dần hay đột ngột của các mạch máu lại liên quan chặt chẽ đến
bệnh vữa xơ động mạch, gút, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì-
thừa cân. Các bệnh lý này đang ngày một tăng lên và ngày càng có nhiều
người trẻ mắc bệnh, do đó nguy cơ thoái hóa chỏm xương đùi ở những đối
tượng này là rất lớn. Ở những người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia sẽ
làm quá trình vữa xơ động mạch diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn ngay ở
tuổi còn rất trẻ cho nên hậu quả bệnh cũng nặng hơn. Bên cạnh đó, một
phần nhỏ là yếu tố nghề nghiệp như thợ lặn hay tai nạn cũng có thể dẫn
đến thoái hóa chỏm xương đùi vô khuẩn.
Hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn nên việc điều
trị nội khoa nhằm tăng cường lưu lượng máu nuôi chỏm xương không còn mấy
tác dụng. Một số trường hợp khi thiếu máu gây phù nề, chết tế bào
xương có thể được tiến hành khoan giảm áp tạo đường hầm để thoát dịch ra
ngoài và tăng tưới máu từ cổ xương đùi lên mặt chỏm. Cùng với khoan
giảm áp, các trường hợp này có thể được tiêm tế bào gốc tủy xương qua
đường hầm để tái tạo lại tế bào bị hoại tử hoặc sử dụng các biện pháp
ghép xương có cuống mạch để tăng lượng máu nuôi chỏm. Trước đây chỉ định
phẫu thuật thay khớp háng hầu hết chỉ dành cho người cao tuổi bị gãy cổ
xương đùi do loãng xương nhưng hiện nay chỉ định này còn dành nhiều cho
người còn trẻ bị hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn giai đoạn muộn. Đối
với những trường hợp phải thay khớp háng nhân tạo, ThS. Dũng cho biết,
do tuổi thọ của khớp háng nhân tạo thường dùng chỉ khoảng 15 năm, nếu
một người 40 tuổi có chỉ định thay thì rất có thể họ phải thay từ 2- 3
lần trong suốt quãng đời còn lại, do đó đa số các phẫu thuật viên lựa
chọn khớp háng nhân tạo không xi măng như khớp kim loại hoặc khớp gốm.
Đây là những khớp có tuổi thọ cao đồng thời có thể giúp việc thay lại
các lần sau được dễ dàng hơn.
Các bác sĩ cảnh báo, sự tàn phế khớp không đợi đến tuổi già, do vậy
tất cả những người có yếu tố nguy cơ cao như đái tháo đường, rối loạn mỡ
máu, xơ vữa động mạch, hút thuốc lá… cần được đi khám và điều trị sớm
khi có dấu hiệu bệnh.
Theo ThS. Dũng, các dấu hiệu bệnh thời kỳ đầu rất dễ bị bỏ qua, đó là
khi người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu khi vận động, mỏi ở khớp
háng, vận động còn bình thường. Do người bệnh còn trẻ nên hầu hết chưa
có dấu hiệu của loãng xương và trên phim Xquang cũng không thấy gì khác
biệt, chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ thì đánh giá được. Chỉ bác
sĩ có kinh nghiệm mới nghĩ đến bệnh lý này nên thời kỳ đầu hầu hết người
bệnh ít quan tâm và được điều trị đúng. Qua thời gian bệnh sẽ tiến
triển dần, từ mỏi chuyển sang đau, khó vận động, khả năng lao động và
chất lượng cuộc sống giảm sút, chân bên đau sẽ dần ngắn lại làm người
bệnh đi cà nhắc. Lúc này cấu trúc chỏm xương đùi bị biến dạng do thoái
hóa, khớp háng bị tàn phế
theo: http://bacsicuaban.com