Dưới đây là 11 loại thực phẩm “nguy hiểm”
hàng đầu, có khả năng “giết chết” trí thông minh của con người, một cách
từ từ nhưng chắc chắn:
Các
thực phẩm chứa đường hay chất làm ngọt nhân tạo, nếu hấp thu trong thời
gian dài với lượng lớn, sẽ hủy hoại hoạt động của não bộ.
Thực phẩm chứa đường
Đường và các thực phẩm chứa đường không chỉ bất lợi cho vòng eo của
bạn, mà còn gây hại cho cả chức năng của não bộ. Việc hấp thu đường
trong thời gian dài có thể gây ra rất nhiều vấn đề về thần kinh cũng như
cản trở trí nhớ của bạn. Ngoài ra, đường cũng có thể gây trở ngại cho
khả năng nhận biết của con người. Đây là lí do các chuyên gia khuyến
nghị chúng ta nên tránh các thực phẩm chứa đường, xirô ngô và những sản
phẩm giàu fructose (đường trái cây).
Rượu cồn
Rượu cồn sẽ làm hại gan về dài hạn và cũng có thể gây ra . Giống như
tên gọi, hiện tượng “màn sương mù che phủ bộ não” ám chỉ tới cảm giác
lẫn lộn trí não, giống như có một đám mây che phủ, ảnh hưởng tới khả
năng suy nghĩ thấu tỏ cũng như trí nhớ của bạn. Có bao giờ bạn phát hiện
mình không thể nhớ tên của các vật quen thuộc hoặc không thể gợi lại
các sự kiện nhất định nào đó hay không chắc chắn đó là mơ hay thực? Điều
này có thể do việc hấp thụ lượng lớn rượu cồn, ảnh hưởng tới sự cân
bằng của bộ não. May mắn là, những triệu chứng như vậy có thể bị đảo
ngược nếu bạn ngưng uống rượu cồn hoặc hạn chế uống chúng mỗi tuần.
Thức ăn nhanh
Một nghiên cứu mới đây do Đại học Montreal (Canada) tiến hành, hé lộ,
thức ăn nhanh có thể thay đổi các chất hóa học trong bộ não, dẫn đến
những triệu chứng gắn liền với sự trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, thực phẩm
giàu chất béo cũng có thể làm khởi phát một số triệu chứng tương tự như
“vật vã vì thiếu thuốc” khi bạn ngừng ăn chúng. Theo các chuyên gia,
những sản phẩm này đã tác động tiêu cực đến sự sản sinh dopamine – một
chất hóa học quan trọng giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và vui vẻ
cũng như thúc đẩy hoạt động nhận thức, khả năng học hành, sự tỉnh táo,
động lực và trí nhớ. Đây là lí do tại sao chúng ta cần phải tránh tất cả
các thực phẩm chứa quá nhiều chất béo.
Thực phẩm chiên/rán
Hầu hết các thực phẩm chế biến đều chứa hóa chất, phẩm màu, chất phụ
gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản, … Tất cả những thứ này có thể ảnh
hưởng tới hành vi và chức năng nhận thức của con người do hóa chất gây
tình trạng kích động thái quá, kể cả ở trẻ con và người lớn. Đặc biệt,
các thực phẩm chiên/rán sẽ hủy hoại dần dần các tế bào thần kinh trong
bộ não. Một số loại dầu thậm chí còn nguy hiểm hơn những loại khác,
trong đó dầu hướng dương được coi là thuộc dạng độc hại nhất.
Thức ăn quá mặn
Ai cũng biết rằng, thức ăn mặn ảnh hưởng tiêu cực tới huyết áp và
hoạt động tim mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu phát hiện, thực phẩm
chứa hàm lượng muối (natri clorua) cao có thể gây hại cho chức năng nhận
thức cũng như khả năng suy nghĩ của con người. Nói một cách khác, chúng
là “kẻ thù” của trí thông minh. Giới khoa học phát hiện, việc hấp thu
thức ăn mặn và nicotine (trong thuốc lá) cũng gây ra những triệu chứng
“nghiện” tương tự như dùng chất kích thích.
Đồ ăn nhanh có thể thay đổi các chất hóa học trong bộ não, dẫn đến những triệu chứng gắn liền với sự trầm cảm và lo âu.
Protein chế biến
Protein là các khối xây dựng nên cơ bắp và chúng rất quan trọng đối
với hoạt động ổn định của cơ thể. Thịt là nguồn cung cấp giàu protein
chất lượng cao nhất, nhưng các chuyên gia khuyên chúng ta tránh sử dụng
những sản phẩm chứa protein đã qua chế biến quá mức như xúc xích, lạp
xường. Không giống như các protein tự nhiên có tác dụng giúp cơ thể bảo
vệ hệ thần kinh, các protein đã qua chế biến tạo ra hiệu ứng ngược lại.
Hãy ăn cá tự nhiên (đặc biệt là cá ngừ và cá hồi), bơ sữa, quả hồ đào và
các loại hạt vì chúng cũng rất giàu protein tự nhiên, chất lượng cao.
Chất béo chuyển hóa (trans-fat)
Các chất béo chuyển hóa gây ra hàng loạt vấn đề, từ bệnh tim mạch tới
chứng cholesterol tăng cao và béo phì. Hơn thế nữa, chúng cũng có hại
cho não bộ do khiến bộ não của chúng ta chậm chạp hơn, ảnh hưởng tói khả
năng phản xạ và chất lượng hồi đáp phản ứng não, chưa kể đến việc gia
tăng nguy cơ đột quỵ. Các chất béo chuyển hóa cũng gây ra một số hậu quả
khác đối với bộ não của bạn: nếu được hấp thu trong thời gian quá dài,
chúng có thể dẫn tới một dạng teo nhỏ não, tương tự như hậu quả của bệnh
Alzheimer gây ra. Hiện tượng này bắt nguồn từ thực tế rằng, các chất
béo chuyển hóa hủy hoại dần dần các động mạch trong bộ não. Theo các
chuyên gia, chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng này và làm giảm nguy cơ
bị đột quỵ chỉ đơn giản bằng cách hạn chế hấp thu các chất béo chuyển
hóa.
Các chất làm ngọt nhân tạo
Khi mọi người cố gắng giảm cân, họ có xu hướng nghĩ rằng, việc sử
dụng các chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường sẽ khiến cơ thể thon gọn
hơn. Trong thực tế, mặc dù các chất làm ngọt nhân tạo chứa ít calo hơn
nhưng chúng “gây hại nhiều hơn lợi”. Nếu được sử dụng trong thời gian
dài, các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây tổn thương não và cản trở khả
năng nhận thức, đặc biệt nếu chúng ta dùng với liều lượng lớn.
(T.H)