Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
GIÁM CHÂN ĐÔNG ĐỘ.(Phim truyện Phật giáo)
19/01/2013 10:21 (GMT+7)




Sư quê ở Dương Châu. Năm 14 tuổi Sư theo cha vào chùa, nhìn tượng Phật cảm động và xin xuất gia. Sư thông Tam tạng, giữ giới nghiêm chỉnh và vì vậy tiếng tăm lừng lẫy. Đến năm 55 tuổi, Sư có ý nguyện đi Nhật Bản vì có hai tăng sĩ người Nhật khẩn thiết mời Sư sang giáo hóa.



Môn đệ của Sư ngăn cản vì đường sang Nhật rất nguy hiểm. Sư nghe vậy liền nói: "Đây là việc Pháp, tiếc gì tính mệnh, mọi người không đi, một mình ta đi." Nghe vậy nhiều môn đệ xin đi, tổng cộng có 21 người. Chuyến đi hoằng hóa Nhật Bản đầy gian nan.



Năm lần thất bại, lần thứ sáu sau 11 năm mới toại nguyện. Trong suốt hành trình này có tất cả 36 Tỳ Khưu chết và chính Sư cũng bị mù hai mắt.


Sư đến Nhật năm 66 tuổi, đem theo rất nhiều kinh sách. Nơi đây, Sư được cả nước Nhật hoan nghênh sùng ngưỡng và được Nhật hoàng phong chức Truyền Đăng Đại Pháp Sư. Vì tinh thông y dược nên Sư cũng có cống hiến lớn cho y dược học Nhật Bản. Sư tịch năm 763 sau mười năm truyền bá Luật tông rất thành công tại đây, hưởng thọ 77 tuổi.

 

Đại Sư đã mang văn hóa rực rỡ của thịnh Đường đến với Nhật Bản, bắt đầu khai mở lịch sử giao lưu hữu nghị giữa Dương Châu và Nhật Bản.





Tôn tượng Đại Sư Giám Chân


Tháng 4 Công Nguyên năm 754, Đại Sư Giám Chân thiết lập Giới đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại NB, truyền giới Bồ Tát cho kẻ Tăng người tục, lấy Thiên Hoàng Võ Thánh Thái Thượng, Hoàng hậu Quang Minh, Thiên Hoàng Hiếu Khiêm làm người dẫn đầu.



Công nguyên năm 759, Đại Sư Giám Chân sáng lập chùa Đường Chiêu Đề (Tōshōdai Temple) ở Bình Thành Kinh (Heijōkyō) (nay là thành phố Nara).



Hơn nghìn năm nay, mọi người đều biết tại Nhật Bản, Đại Sư Giám Chân được nhân dân Nhật Bản tôn xưng là Tổ khai sơn Luật tông, tiên phong tông Thiên Thai, Thủy tổ của Y dược, cha đẻ của nền văn hóa...


Tại Nhật Bản, có hai tôn tượng Đại Sư Giám Chân, một tượng sơn được tôn trí tại chùa Đường Chiêu Đề - Thành phố Nara, là di sản văn hóa cấp Quốc gia Nhật Bản; một tượng bằng chất liệu gỗ tại chùa Đông Đại - Nara, cũng là di sản văn hóa lịch sử trọng yếu cấp Quốc gia Nhật Bản.

 



Tôn tượng Đại Sư Giám Chân tại

"Viện Bảo tàng Giám Chân"



Tôn tượng Đại Sư Giám Chân (688 - 763) điêu khắc bằng gỗ được tôn trí trong Thiên Thủ Đường, Giới Đàn Viện chùa Đông Đại, Nara Nhật Bản, cao 78.2 cm, là văn vật quan trọng cấp Quốc gia Nhật Bản, dưới sự bảo tồn dưới thời đại Giang Hộ.


Tháng 4 năm 754 CN, Đại Sư Giám Chân thiết lập Giới Đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại. Năm 755, Giới Đàn dời về phỉa Tây, và thành lập viện Giới Đàn. Đại Sư thì cư trú tại Đường Thiền Viện phía Bắc, Năm 759 CN, sáng lập chùa Đường Chiêu Đề.


Tôn tượng Giám Chân chùa Đông Đại, trùng kiến vào năm thứ 18 Hưởng Bảo (1733), hiện nay phụng thờ trong Giới Đàn Đường.


Theo Truyền Ký Giám Chân "Đường Đại Hòa Thượng Đông Trưng Truyện" cho thấy, Đại Sư Giám Chân khi còn sanh tiền đã từng dặn dò các đệ tử kiến tạo Ảnh Đường (Từ đường) trong Viện Giới Đàn cho Sư, nhưng chưa được như nguyện.


Tôn tượng này tuy tạo vào thời đại Giang Hộ, nhưng đã hoàn thành di nguyện thuở sanh tiền của Đại Sư Giám Chân, thì ý nghĩa thật sâu xa.


Các tin đã đăng:
Về đầu trang