Xin hồi hướng tất cả công đức cho mọi chúng sinh hữu tình.
Namo Shakyamuni.
Foreword
B. Alan Wallace
Although Buddhism
is widely regarded as a religion, it is one of the great knowledge traditions
of the world, based on experience and reason, rather than unquestioning
reliance upon divine authority. For centuries it has come into conversation
with other spiritual traditions in Asia, such
as Hinduism, Confucianism, and Taoism, which had their own competing views of
reality. But during the modern era, the dominant system of rational inquiry and
knowledge of the natural world is modern science, so if Buddhism is to maintain
its status as a rigorous tradition of empirical and rational inquiry, it must
come head-to-head with science.
This
is precisely what His Holiness the Dalai Lama does in The Universe in a Single Atom. While the book opens with a very
personal narrative of His Holiness’s early encounter with science, as he
proceeds to discuss the relationship between Buddhism and modern physics and
cosmology, biology, the cognitive sciences, and ethics, we see a brilliant mind
at work grappling with many of the most pressing issues facing humanity today.
The
interface between Buddhism and the physical sciences takes place largely at a
philosophical level, probing into the nature of the origins of the universe and
the ultimate nature of matter. Had this interdisciplinary investigation taken
place in the nineteenth century, when Newtonian physics seemed to be the final
word, the comparison with Buddhism would have been fairly trivial. But with the
rise of relativity theory and quantum physics, the nature of the physical
universe and its relation to the ways scientists investigate it have been
fundamentally reappraised. Is it any longer meaningful to try to describe the
universe independently of our systems of measurement? Is matter the ultimate
constituent of the natural world, or does the very concept of matter emerge out
of something more fundamental, namely, information? With his long-standing
interest in physics and his many personal encounters with eminent physicists of
the twentieth century, His Holiness brings great depth and maturity of thought
to these profound questions, showing how Buddhist philosophy, particularly that
of the Middle Way propounded by Nagarjuna, may shed light on this issues.
While
breakthroughs in physics were prominent during the twentieth century, many
people now believe that biology holds the keys to the most important
discoveries for the present century. The theory of evolution has become central
to the entire discipline of biology today, and it is usually presented as a
purely material process, though scientists and theologians continue to argue
about the plausibility of an “intelligent design” by an omnipotent Creator.
Here His Holiness enters this controversial field by discussing Buddhist views
of karma, examining how they may be compatible with the emergence of sentient
life on our planet. This is an important alternative view to the standard
debates between strict materialists and theists, for Buddhism rejects both the
belief that the natural world is equivalent to the material world and the
belief in a supernatural Creator who designed and controls the natural world.
One
of the great areas of interest in the cognitive sciences today is the nature
and origins of consciousness in nature at large and in human beings
specifically. While extraordinay scientific progress has been made in terms of
investigating the neural functions that contribute to the emergence of
consciousness and specific mental processes, the actual nature of mental events
and the necessary and sufficient causes for their emergence remains a mystery.
The mind has always been a central concern of Buddhism, for it plays a central
role in each of the Four Noble Truths of suffering, its origins, its cessation,
and the path to its cessation. Unlike modern science, Buddhism has developed
and refined extremely sophisticated means of observing the mind directly and
experientially investigating its origins, its relation to the rest of the
world, and its potentials. In his discussion of the spectrum of consciousness,
His Holiness shows Buddhism at its full strength, making one startling
assertion after another, many of them challenging the most fundamental
materialistic beliefs about the mind and its role in nature.
Buddhism’s
involvement with understanding the mind is essentially pragmatic, for the
central theme of the Buddha’s teachings is the overcoming of suffering and its
source. The core structure of the Buddhist path consists of ethics, mental
training through meditation, and the cultivation of wisdom by way of
contemplative inquiry. The entire path is based on ethics, and this has become
an increasingly important issue in modern science as well, particularly in the
field of genetics. Once again His Holiness brings his keen mind and compassionate
heart to the questions being raised in modern biology and genetic engineering,
showing how science and spirituality may complement each other. It is only
through such mutually respectful collaboration and cooperation between science
and the great religions of the world that humanity can fully address the many
pressing challenges that we face today. It would be hard to find a wiser or
more compassionate mentor to guide us in this quest than His Holiness, the
XIVth Dalai Lama.
Lời
Mở Đầu của GS. TS. B. Alan Wallace
(Làng Đậu
biên dịch)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẩn là một trong các truyền
thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và
lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế
kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng
và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị
thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới
tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một
truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối
mặt với khoa học.
Đây chính là điều mà Thánh đức Dalai
Lama thực hiện qua tác phẩm Vũ Trụ Trong
Một Nguyên Tử. Trong khi quyển sách mở
ra với lời tự thuật cá nhân về việc sớm chạm trán với khoa học, tức là việc Ngài
tiến hành thảo luận về mối quan hệ giữa Phật giáo với vật lý hiện đại cũng như
là với vũ trụ học, sinh học, các khoa học về tư tưởng, và đạo đức, thì chúng ta
tìm thấy được ở Ngài một tâm trí sáng chói trong công việc khi vật lộn với hầu
hết các nan đề thúc bách mà loài người đang đối mặt ngày nay.
Phật giáo và các khoa học vật chất
có giao diện to lớn với nhau trên nhiều mức độ triết lý, thăm dò bản chất về
nguồn gốc của vũ trụ, và bản chất tối hậu của vật chất. Nếu sự nghiên cứu vốn bao
gồm nhiều ngành học này diễn ra trong thế kỷ thứ 19, khi mà tưởng chừng Cơ học
cổ điển đã đạt đến lời chung kết, thì việc so sánh với Phật giáo sẽ không đáng
kể. Song, bởi do sự hình thành của thuyết
tương đối và vật lý lượng tử, thì bản chất của vũ trụ vật lý và mối quan hệ với
những phương cách mà các nhà khoa học nghiên cứu vũ trụ này đã phải được đánh
giá lại một cách nền tảng. Thật có ý nghĩa gì chăng khi cố gắng mô tả vũ trụ một
cách độc lập bằng các hệ thống đo lường của chính chúng ta? Phải chăng vật chất
là cấu trúc tối hậu cho thế giới tự nhiên hay phải chăng chính khái niệm về vật
chất được thoát thai từ một điều chi đó cơ bản hơn, cụ thể là thông tin [sự định
danh]? Với sự
quan tâm từ lâu trong vật lý và nhiều tiếp xúc cá nhân với các nhà vật lý lỗi lạc
của thế kỷ XX, Ngài mang đến một mức sâu sắc tuyệt vời và một sự trưởng thành về
mặt tư tưởng cho những câu hỏi thâm thúy, thể hiện phương cách mà triết lý Phật
giáo, đặc biệt là thuyết Trung Đạo được đề ra bởi thánh giả Long Thọ, có thể
làm sáng tỏ các vấn đề này.
Trong lúc
những đột phá vật lý đã nổi bật vào thế kỷ XX, thì nhiều người hiện nay tin rằng
sinh học đang nắm giữ chìa khóa cho những khám phá quan trọng nhất trong thế kỷ
hiện nay. Lý thuyết tiến hóa đã trở thành trung tâm của
toàn thể bộ môn sinh học ngày nay, và nó thường được trình bày như là một tiến
trình vật chất thuần túy, mặc dù các nhà khoa học và thần học vẫn tiếp tục
tranh luận về các khả năng xảy ra của một “thiết kế thông minh” từ một đấng Tạo
Hóa toàn năng. Ở đây Ngài đi vào lĩnh vực đầy
tranh cãi này bằng việc thảo luận quan điểm của Phật giáo về nghiệp, kiểm tra cách
thức mà chúng có thể tương thích với sự nảy sinh của đời sống chúng sinh trên
hành tinh của chúng ta. Đây là một tầm nhìn quan trọng khác so với các cuộc
tranh luận chuẩn giữa giữa các nhà duy vật triệt để và các nhà thần học, vì Phật
giáo bác bỏ cả lòng tin rằng thế giới tự nhiên tương đương với thế giới vật chất
lẫn lòng tin vào một Đấng sáng tạo toàn năng người thết kế và thống trị thế giới
tự nhiên
Một trong những mãng gây hứng
thú lớn của các khoa học tư tưởng ngày nay thuộc về bản chất và nguồn gốc của ý
thức trong thiên nhiên rộng lớn và đặc biệt là trong con người. Trong khi tiến bộ phi thường của khoa học đã được thực
hiện trong các khuôn khổ về việc nghiên cứu những chức năng thần kinh góp phần
vào sự xuất hiện của ý thức và các tiến trình tinh thần cụ thể, thì bản chất thực
tế của các sự kiện tinh thần này và những nguyên nhân cần và đủ cho sự nảy sinh
của chúng vẫn còn là một bí ẩn. Tâm luôn luôn là một mối quan tâm chủ yếu của
Phật giáo, vì nó đóng một vai trò trung tâm trong từng chân lý của Tứ Diệu Đế về
đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt của khổ đau, và đạo pháp đến sự diệt
khổ. Không giống như khoa học hiện đại,
Phật giáo đã phát triển và tinh lọc nên các phương tiện cực kỳ tinh tế của việc
quan sát tâm trực tiếp và thẩm tra một cách chứng nghiệm nguồn gốc của nó, quan
hệ của nó với phần còn lại của thế giới, và tiềm năng của nó. Trong thảo luận về
phổ của ý thức, đức Dalai Lama chỉ ra rằng Phật giáo với toàn bộ sức mạnh của
nó, tạo được hết khẳng định gây ngạc nhiên này đến khẳng định gây ngạc nhiên
khác. Nhiều điều trong số đó thách thức
đến các tín điều duy vật nền tảng nhất về tâm và vai trò của tâm trong tự
nhiên.
Sự tham
gia của Phật giáo với hiểu biết về tâm chủ yếu là chứng nghiệm, vì chủ đề chính
của các giáo huấn của đức Đức Phật là việc vượt qua đau khổ và nguồn của đau khổ.
Cấu trúc cốt lõi của lộ trình Phật giáo bao gồm giới, định, và tuệ bằng cách
truy cứu quán chiếu. Toàn bộ lộ trình hoàn toàn dựa trên giới luật, và điều này
cũng đã trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng trong khoa học hiện đại, đặc
biệt là trong lĩnh vực di truyền học. Một lần nữa Ngài mang tâm trí bén nhạy và
trái tim từ bi của mình đến với các vấn đề được nêu ra trong sinh học hiện đại
và kỹ thuật di truyền, chỉ ra cách thức làm thế nào để khoa học và tâm linh có
thể bổ sung cho nhau. Chỉ có thông qua sự
cộng tác tôn trọng lẫn nhau và sự bắt tay giữa khoa học với các tôn giáo lớn
trên thế giới thì nhân loại mới hoàn toàn có thể giải quyết nổi những thách thức
nhiều bức xúc mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay. Thật sự khó
tìm thấy một người cố vấn thông tuệ hơn hay nhiều từ bi hơn để hướng dẫn chúng
ta trong nhiệm vụ này như là với Thánh đức Dalai Lama thứ XIV