Với quá nhiều đồng nghiệp chuyên môn
tập hợp trong một địa điểm, có vô số thảo luận sống động trong những đề tài
thuộc phạm vi rộng rãi. Trong buổi nghĩ
cho bửa ăn trưa, tôi đã nghe trộm vài đồng nghiệp tranh luận về giá trị của một
vài đầu đề gần đây trên báo chí Úc Đại Lợi, liên quan đến một tranh luận xãy ra
trên những nhóm tâm lý tích cực. Tâm lý
tích cực là một ngành mới của tâm lý học thường được liên hệ đến như “khoa học
về hạnh phúc con người”. Câu hỏi được
tranh luận là: Nếu mục tiêu là để gia
tăng hạnh phúc con người, điều nào tiếp cận tốt hơn –tập trung trên sự phát
triển nội tại hay phúc lợi xã hội? Nói
cách khác, có phải những nổ lực cống hiến một cách chính yếu cho việc phát
triển kỷ thuật mà con người có thể thực hành để tăng cường hạnh phúc của con
người hay không, hay là chúng ta phải tập trung trên việc phát triển những điều
kiện xã hội, tạo điều kiện cho phép những thành viên của xã hội lớn mạnh và dẫn
đến hạnh phúc lớn hơn cho toàn thể dân cư?
Dường như cuộc tranh luận có thể là
hoàn toàn lôi thôi vào các thởi điểm ấy.
Một số bênh vực cho sự tiếp cận xã hội đã mô tả đặc điểm của tâm lý học
tích cực, là điều đã tập trung rộng rãi trên việc tìm kiếm những phương pháp
hiệu quả cho việc gia tăng hạnh phúc con người, trong khi một số ít hơn tự đam
mê những thích thú tâm lý nhất thời, chỉ quan tâm với sự theo đuổi vị kỷ hài
lòng cá nhân. Dĩ nhiên, cuộc vận động
tâm lý tích cực đã có những cuộc tranh luận bác bỏ đầy năng lực . Trong khi không phủ nhận rằng nhu cầu tồn tại
của con người đương đầu là một điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc, người ta đi
đến việc chỉ ra rằng vì hạnh phúc là một thể trạng chủ quan, liên hệ đến thái
độ, nhận thức, cảm xúc con người, và v.v… một cách căn bản nó cần thiết tập trung trên thể trạng nội tại của con
người, trên cấp độ cá nhân, để tăng trưởng hạnh phúc. Thêm nữa, bày tỏ với phiền trách rằng hành
động cho việc tăng cường hạnh phúc cá
nhân là tự cho mình là trung tâm, theo đuổi vị kỷ, thì người ta đưa ra những sự
nghiên cứu cho thấy rằng gia tăng hạnh phúc cá nhân làm cho con người từ tâm
hơn, bố thí hơn, quyết chí hơn để vươn ra và giúp đở kẻ khác, và những kẻ kém
hạnh phúc là những người tập trung vào chính họ hơn, và ích kỷ hơn.
Cho đến thời điểm ấy tôi đã không để
ý về mức độ của cuộc tranh luận này, mà nó có thể cô đọng thành một câu hỏi ưa
thích căn bản của con người: “Tôi” hay
“Chúng tôi”? Do vậy, khi lần đầu tiên
tôi nghe người ta tranh luận về vấn đề này, tôi đã tập trung sự chú ý. Khi hóa ra rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi đã
nói về cùng một vấn đề trong tiến trình của một số cuộc thảo luận gần đây,
chúng tôi đang có mối quan hệ giữa cá nhân, xã hội rộng lớn hơn, và hạnh phúc
con người, tìm kiếm cho những câu trả lời như:
Tác động của xã hội trên hạnh phúc con người là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong việc cố gắng
đem đến sự thay đổi xã hội là gì? Và mỗi
cá nhân đơn độc có thể làm là bao nhiêu, đại khái?
Những cuộc thảo luận này, bao gồm
một số trao đổi ghi chép trong quyển sách này, là một bộ phận của cuộc đối
thoại đang tiếp diễn về hạnh phúc con người mà chúng tôi đã mở màn lần đầu tiên
vào năm 1993. Nhằm để đặt những cuộc đối
thoại này trong những phạm vị thích đáng, tôi nghĩ sẽ ích lợi để quay lại và ôn
lại vắn tắt lược trình của loạt sách Nghệ
Thuật của Hạnh Phúc[1]
và những thay đổi căn bản đã xãy ra trong cả cộng đồng khoa học lẫn công chúng
phổ thông với sự quan tâm đến nhận thức và thấu hiểu của chúng ta về hạnh phúc.
Lược Trình Nghệ Thuật
Hạnh Phúc
Vào đầu những năm 1990, lần đầu tiên
tôi bắt đầu nghĩ về việc hợp tác với Đức Đạt Lai Lạt Ma để hình thành một quyển
sách nói về hạnh phúc. Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã viết hơn ba mươi quyển sách đến thời điểm ấy, nhưng vì chúng chỉ áp dụng
một cách chính yếu cho những sinh viên hay hành giả Phật Giáo, nên những quyển
sách của ngài đã thất bại trong việc gặp gở giới độc giả rộng rãi thuộc quần
chúng Tây phương. Vào lúc ấy, tôi đã
biết Đức Đạt Lai Lạt Ma khoảng một thập niên, đủ thời gian để nhận biết rằng
ngài có tuệ trí phong phú để cống hiến cho những người không thuộc Đạo Phật
cũng như những hàng Phật tử. Thế là, tôi
đã bắt đầu hình dung về một quyển sách viết cho quảng đại quần chúng Tây
phương, chắt lọc những tinh hoa căn bản đã làm cho ngài đạt đến hạnh phúc. Bằng vào việc tập trung trên sự áp dụng thực
tiển những ý tưởng của ngài vào đời sống hằng ngày và qua việc trình bày quan
điểm của ngài trong phạm trù của khoa học và tâm lý học Tây phương, tôi hy vọng đem đến một sự
tiếp cận căn bản để tìm ra hạnh phúc qua sự phối hợp một cách tuyệt hảo nhất
giữa phương Đông và phương Tây. Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã sẳn lòng với đề xuất của tôi, và cuối cùng chúng tôi đã bắt đầu
dự án vào năm 1993, trong cuộc viếng thăm lần đầu tiên của ngài đến tiểu bang
quê nhà của tôi là Arizona.
Được truyền cảm hứng và hấp dẫn với
dự án, tôi đã quyết định tạm thời đình chỉ việc thực hành tâm lý trị liệu nhằm
để cống hiến toàn bộ sự chú tâm của tôi cho việc viết sách. Tôi dự đoán sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành quyển sách và
với Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng tác giả, tôi đã chắc chắn rằng tôi sẽ được chọn lựa
bởi những công ty xuất bản hàng đầu.
Tôi đã tính toán sai lầm. Năm năm sau, tôi vẫn đang làm việc với quyển
sách và vẫn tiếp tục thêm vào bề dày của sự ngả lòng nản chí về những bức thư
từ chối trên bàn của tôi – những lá thư từ các người chuyên môn văn học và các
nhà xuất bản, họ nhất loạt tin tưởng rằng không có những dòng độc giả chủ đạo
cho những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, không có thị trường cho một sự hợp
tác giữa ngài và tâm lý trị liệu Tây phương, và không có sự thích thú công cộng
trong chủ đề về hạnh phúc. Với nguồn tài
chính của tôi suy kiệt, dường như tôi có quá ít sự lựa chọn, và tôi suýt ở trên
bờ của việc tự xuất bản quyển sách với số lượng ít ỏi và trở lại việc hành nghề
tâm lý trị liệu khi cuối cùng sự may mắn của tôi đã bị đột quỵ. Chính vào lúc ấy, một lời nhận xét vô cùng tự
nhiên của bà mẹ một người bạn thân của tôi với một người lạ mặt ở đường xe điện
ngầm New York – người lạ mặt ấy hóa ra ở trong một công ty xuất bản –khởi đầu
một loạt những liên kết không nghĩ đến cuối cùng đã đưa đến sự bảo đảm của
người đại lý và một nhà xuất bản chủ đạo.
Và thế là vào năm 1998, với một ấn bản nhỏ bé lần đầu tiên và một dự
đoán khiêm nhường, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống cuối cùng đã được
xuất bản.
Cuộc sống thật không thể ngờ
được. Chúng tôi ngạc nhiên kinh khủng vì
quyển sách đã vui mừng được đáp ứng ngập tràn tích cực. Dường như nó đã đánh trúng vào tình cảm của
độc giả, tiếng vang của nó đi sâu vào trong trái tim của thật nhiều người đang
khao khát điều gì đấy tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Quyển sách đã nhanh chóng xuất hiện trên danh
sách những quyển sách bán chạy nhất trên toàn thế giới, kể cả 97 tuần trên danh
sách những sách bán chạy nhất của Nửu Ước Thời Báo. Nó cuối cùng được diễn dịch ra trong 50 ngôn
ngữ và trở thành một tác phẩm kinh điển bất hủ với số độc giả lên đến hàng
triệu người.
Như kết quả của một quyển sách nổi
tiếng, chúng tôi đã nhận được nhiều bức thư tuyệt vời và cảm động, một số đã
bày tỏ lời yêu cầu cho một sự tiếp tục, chỉ ra những đề tài đã bị lượt bỏ khỏi
quyển sách thứ nhất. Thí dụ, trong việc
tập trung cho sự phát triển nội tại một cách chính yếu như con đường đưa đến
hạnh phúc, kể cả việc thảo luận đến những chướng ngại nội tại đối với hạnh phúc
nhưng né tránh một cách rộng rãi bất cứ đề cập nào đến những vấn nạn xã hội
rộng rãi mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu lên những vấn đề này trong những cuộc
thảo luận riêng tư và trong những buổi thuyết giảng công cộng của ngài.
Nhưng bây giờ là lúc đề đối diện với
thực tế rằng con người không phải sống
trong chân không trống rỗng– chúng ta sống trong một xã hội, và xã hội ấy có
nhiều vấn nạn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta. Thế nên, mong ước khám phá những vấn đề xã
hội và toàn cầu này trong sự sâu xa hơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma – và cùng lúc ấy
đáp ứng yêu cầu của độc giả - tôi đã tiếp xúc để đặt vấn đề với ngài về ý tưởng
của sự hợp tác cho một sự tiếp tục, tìm kiếm để trả lời câu hỏi căn bản: Làm thế nào chúng ta tìm thấy hạnh phúc trong
một thế giới phiền não như vậy? Và ngài
đã nhất trí.
Mặc dù ban đầu tôi định đặt câu hỏi
bao quát này trong kết luận của một quyển đơn độc Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, nhưng chúng tôi
nhanh chóng nhận ra rằng chủ đề quá rộng rãi và bao hàm quá nhiều đề tài xa xôi
không thể chứa đựng cả trong một quyển sách mà thôi, vì thế chúng tôi đã chia
thành những đề tài thành một loạt sách nhiều quyển. Quyển sách thứ hai trong loạt sách, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc tại Sở Làm,
xuất bản năm 2003, áp dụng những nguyên tắc của Nghệ Thuật của Hạnh Phúc để sắp đặt nơi mà hầu hết chúng ta đã dành
phần lớn những giờ giấc lúc thức trong tuổi trưởng thành – sở làm. Giống như quyển sách thứ nhất, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc tại Sở Làm đã
được đón nhận rất nồng nhiệt và đã là một quyển sách bán chạy nhất của Nửu Ước
Thời Báo – nhưng cũng như quyển sách đầu tiên, nó chỉ tập trung một cách chính
yếu trên mức độ của cá nhân.
Trong quyển sách này, cuối cùng
chúng tôi đã hướng những vấn đề rộng rãi hơn của xã hội vốn là nền tảng cho
hạnh phúc của con người. Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã bắt đầu bằng việc xác định sự thiếu vắng một cảm nhận cộng đồng cũng như
sự mòn mõi của niềm tin trong nhiều xã hội ngày nay và khi những cuộc đối thoại
của chúng tôi tiếp tục, chúng tôi đã đi đến việc thảo luận những vấn đề như
thành kiến, chủng tộc, khủng bố, bạo động, và sợ hãi. Loạt sách Nghệ Thuật của
Hạnh Phúc tiếp tục là một hoạt động trong tiến trình, với ba quyển sách nữa dự
tính ướm thử để hoàn thành loạt sách.
Một quyển sẽ nói về bạo động trong chiều sâu xa hơn, bao gồm nguyên nhân
của nó, biện pháp đối trị, và quan kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với thế kỷ
21 như “Thế Kỷ của Đối Thoại”. Một quyển
nữa sẽ bao gồm những đề tài liên hệ đến lối sống cá nhân, giàu sang, nghèo nàn,
chủ nghĩa tiêu thụ, những vấn đề kinh tế, giáo dục, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
kêu gọi chúng ta phát triển một cảm nhận “Trách Nhiệm Toàn Cầu”. Và cuối cùng, sẽ có một quyển sách thực hành
thực tiển, cống hiến một chương trình căn cứ hiệu quả khoa học cho việc rèn
luyện trong hạnh phúc, phối hợp những nguyên tắc của Đạo Phật với khoa học và
tâm lý học Tây phương.
Cách Mạng Hạnh Phúc
Nhận thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma về
hạnh phúc như một mục tiêu có thể đạt được, điều gì đấy chúng ta có thể trau
dồi thận trọng có chủ tâm qua thực hành và nổ lực rất giống bất cứ một kỷ năng
nào khác, là nền tảng đối với quan điểm của Đạo Phật về hạnh phúc. Trong thực tế, ý tưởng rèn luyện tâm thức đã
từng là viên đá tảng trong sự thực hành của Phật Giáo qua hàng thiên niên
kỷ. Một cách ngẫu nhiên, sau khi xuất
bản Nghệ Thuật của Hạnh Phúc chẳng
bao lâu, cùng ý tưởng này đã bắt đầu bén rể trong xã hội từ một chiều hướng
khác – như một khám phá khoa học “mới” – hướng dẫn đến một phương kế nền tảng
trong nhận thức của nhiều người về hạnh phúc như điều gì đấy chỉ đơn thuần như
một sản phẩm phụ của những hoàn cảnh ngoại tại của chúng ta, trong sự chiếu cố
của việc thấy hạnh phúc như điều gì đấy có thể được phát triển một cách có hệ
thống. Sự thay đổi này như một bộ phận
của cuộc Cách Mạng Hạnh Phúc toàn cầu, được định rõ đặc điểm bởi việc bùng nổ
đột nhiên của sự hấp dẫn trong chủ đề hạnh phúc của con người trong cả cộng
đồng khoa học và công chúng phổ thông.
Mặc dù luôn luôn có những nhân tố
phức tạp cung cấp năng lượng cho sự lớn mạnh nhanh chóng của một cuộc vận động
mới như Cách Mạng Hạnh Phúc, trong trường hợp này thậm chí ranh giới xuất hiện
là sự thiết lập chính thức một lĩnh vực tâm lý học mới tập trung trên những cảm
xúc tích cực,sức mạnh của con người, và sự thành công. Bác sĩ Martin Seligman, một nhà tâm lý trị
liệu nổi tiếng, được dư luận rộng rãi xem như người khai sinh lĩnh vực mới này
đã dành nhiệm kỳ như chủ tịch của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ để xúc tiến lĩnh
vực nghiên cứu mới này, mà ông gọi là “tâm lý học tích cực”. Seligman hợp sức với một nhà nghiên cứu sáng
giá khác, bác sĩ Mihaly Csikszentmihalyi, để đặt nền tảng hoạt động cho lĩnh
vực mới này, và hai người đã nhanh chóng được kết giao bởi một nhóm cốt lõi
những nhà nghiên cứu hàng đầu từ những trường đại học khác nhau ở Hoa Kỳ và Âu
châu, những người chia sẻ một sự hấp dẫn to lớn trong sức mạnh và đạo đức của
con người hơn là sự yếu đuối và bệnh học của nhân loại.
Khi “Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống” đang được viết, có
rất ít ỏi những nghiên cứu hiện hữu liên quan đến hạnh phúc của con người và
những cảm xúc tích cực, cùng những thứ không khác hơn một nhúm không chính quy,
lẻ tẻ những nhà nghiên cứu thích thú trong việc khảo sát những chủ đề quá lạc lõng
(?) này. Tuy nhiên, với sự khởi đầu của
tâm lý học tích cực, không khí đã thay đổi đột ngột – Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hạnh phúc cuối cùng đã trở thành
một lĩnh vực thẩm tra chính thống.
Như một kết quả, chúng tôi đã thấy sự lớn mạnh cấp lũy thừa của sự
nghiên cứu mới về hạnh phúc hơn một thập niên qua. Và xuyên qua thời điểm này thật hài lòng cho
tôi để thấy rằng khối lượng bằng chứng khoa học lớn mạnh một cách nhanh chóng
đã hổ trợ kiên định và làm cho có giá trị những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt
Ma. Khi tính hiển nhiên tiếp tục tăng
lên, chúng tôi đang thấy những nguyên tắc Phật Giáo và khoa học Tây phương bắt
đầu để truyền đạt trong nhiều cung cách.
Những Lợi Ích của Hạnh Phúc
Một trong những nhân tố chính yếu
cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi
bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trãi rộng vượt xa “cảm giác
tốt đẹp” đơn thuần. Trong thực tế, việc
trau dồi hạnh phúc lớn hơn có thể được thấy như việc “mua sắm một chỗ” cho
những ai tìm cầu niềm hạnh phúc lớn hơn trong mọi lĩnh vực quan trọng của đời
sống: Hạnh phúc đưa đến thành công trong
việc tìm kiếm một người bạn trợ lực, những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn, những mối
quan hệ mạnh mẽ hơn, sức khỏe vật lý và tâm lý tốt hơn, một tuổi thọ dài hơn
(lên đến mười năm!). Nó tăng trưởng sự
sáng tạo, khả năng nhận thức, và khả năng phục hồi nhanh (sức bật). Con người hạnh phúc cũng thành công vượt xa
hơn tại sở làm và thu nhập tài chính về căn bản cao hơn. Trong thực tế, các tổ chức với những công
nhân vui tươi cũng thành công hơn và minh chứng thu thập lợi nhuận to lớn hơn
một cách có hệ thống.
Mặc dù phần thưởng cá nhân thực tế
của việc trau dồi hạnh phúc thật thú vị, nhưng sự phê bình cho thấy rằng nuôi dưỡng hạnh phúc to lớn hơn không chỉ
lợi ích cho tự thân, mà cũng cho gia đình, cộng đồng, và toàn thể xã hội của
chúng ta. Trong thực tế, đây là một
trong những nguyên tắc then chốt làm nền tảng cho Nghệ Thuật của Hạnh
Phúc. Trong khi yếu tố cơ bản này đã
được giới thiệu trong quyển đầu tiên của loạt sách này, thì nó đảm nhiệm một ý
nghĩa thâm sâu mới trong phạm vi của quyển sách này và những nghiên cứu khoa
học gần đây về cảm xúc tích cực.
Lúc trước, tôi đã đề cập cuộc tranh
luận về những sự tiếp cận nào đối với hạnh phúc là “giá trị” hơn, lộ
trình của
việc phát triển nội tại hay con đường
của sự thay đổi xã hội – đấy là, chúng ta nên hành động đối với hạnh
phúc cá nhân hay hạnh phúc xã hội? Không ai bận lòng khẩn khoản ý kiến
của Đức
Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc tranh luận vào tuần ấy tại Úc Đại Lợi, nhưng
đấy là
một câu hỏi mà ngài đã trả lời trong đợt đối thoại của chúng tôi – và
câu trả
lời của ngài là điều mà tôi chưa từng nghe tuyên bố một cách rộng rãi
cho đến
lúc ấy bởi những người của cả hai phía
về câu hỏi. Câu trả lời của ngài đến
cuộc tranh luận? Không có tranh luận! Sự tiếp
cận tốt nhất? Cả hai! Nó không phải là một
hoàn cảnh, nơi mà chúng ta cần phải lựa chọn thứ này hoặc thứ kia. Ngài
cảm thấy rằng chúng ta có thể và nên hành động đối với hạnh phúc cá nhân cùng
một lúc với hạnh phúc của xã hội.
Trong việc quan tâm đến sự trau dồi
hạnh phúc cá nhân lớn mạnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến một vài phương
pháp. Thí dụ trong Phần III của quyển
sách này, ngài bắt đầu khơi mở một sự tiếp cận thực tiển để đương đầu với những
vấn nạn của thế giới ngày nay trong khi nuôi dưỡng một ý thức của hy vọng, lạc
quan, tin cậy, và những thể trạng khác của tâm thức. Vì những cảm xúc tích cực và thể trạng của
tâm thức có những hiệu quả khác nhau trong việc tăng trưởng toàn bộ những trình
độ của hạnh phúc, một cách căn bản điều này cho chúng ta thấy làm thế nào để
tìm thấy hạnh phúc trong thế giới rắc rối của chúng ta.
Khi đi đến việc gia tăng “hạnh phúc
của xã hội”, dĩ nhiên, có vô số hành vi mà chúng ta có thể đoan chắc để giúp
cho việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn – những hành vi đặc thù mà chúng ta
chọn lựa một cách tổng quát được quyết định bởi sự thích thú, nguồn gốc, khả
năng, hoàn cảnh,… của mỗi cá nhân chúng ta.
Những hành vi đặc biệt giúp để làm giảm thiểu những vấn nạn xã hội như
nghèo nàn hay môi trường sẽ được thảo luận trong quyển sách kế tiếp của loạt
sách Nghệ Thuật của Hạnh Phúc, cùng với việc thảo luận những chủ đề như lòng vị
tha và ủng hộ xã hội hay thái độ giúp đở.
Giao Điểm của Hạnh Phúc Cá Nhân và Xã Hội
Tuy nhiên, trong quyển này chúng tôi
mở đầu bằng việc đề xuất một sự tiếp cận khác biệt, một sự tiếp cận đầy năng
lực hay đúng hơn là một sự tiếp cận căn bản để hành động một cách đồng thời đối
với hạnh phúc nội tại và vượt thắng những vấn nạn của xã hội: Trong chương kết
thúc của quyển sách này, chúng tôi trình bày điểm tranh luận then chốt của chúng tôi, những cảm xúc tích cực trong
phổ quát – và những “cảm xúc tích cực” siêu việt của từ bi và cảm thông một
cách đặc thù – dựa trên giao điểm giữa hạnh phúc nội tại và ngoại tại với khả
năng tiếp thu để đồng thời đem đến hạnh phúc cá nhân và cung cấp một giải pháp
tiềm tàng mạnh mẽ đến nhiều vấn nạn gây tai hại cho xã hội ngày nay (tối thiểu
như bước đầu tiên trong việc chiến thắng những rắc rối xã hội này).
Thí dụ, chúng tôi cung cấp chứng cớ
khoa học trực tiếp minh chứng việc nuôi dưỡng từ bi có thể là kỷ năng tác động
đến việc gia tăng hạnh phúc cá nhân như thế nào. Thêm nữa, chúng tôi cho thấy sự thông cảm và từ bi làm nên những sự thay
đổi đặc biệt trong chức năng của não bộ như thế nào mà đã điều chỉnh cung cách
chúng ta lĩnh hội và giao tiếp với người khác – thí dụ, làm cho chúng ta
chúng ta nhận thức người khác như là tương đồng hơn với chính chúng ta. Những sự thay đổi này đưa đến kết quả là sự
liên hệ với người khác được căn cứ trên những sự giống nhau của chúng ta hơn là
những sự khác biệt, xóa đi những hàng rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “người
ta”. Điều này cũng phát sinh những cung
cách đặc trưng về suy nghĩ và hành động mà dường như là “tùy chỉnh thiết kế”
hay một tập quán như những sự đối trị đến một số vấn nạn xã hội mà chúng ta sẽ
khám phá trong những chương sau này – ngay cả những thành kiến bẩm sinh, “tự
động và vô ý thức” mà con người trãi nghiệm đối với những ai chúng ta nhận định
là khác biệt, là điều mãi cho đến gần đây vẫn được xem như là không thể ngăn
ngừa. Cuối cùng, chúng tôi sẽ giải thích
làm thế nào sự tiếp cận này chiến thắng những vấn nạn xã hội, thậm chí có thể
có một vài thuận lợi đặc biệt qua những tiếp cận quy ước hơn, qua những yếu tố
như bản chất lan truyền tự nhiên của những cảm xúc tích cực và hạnh phúc.
Trong chương kết thúc của quyển sách
này, chúng tôi giải thích, có những rèn luyện hay những kỷ năng mà mọi người có
thể thực tập để trau dồi một cách cẩn trọng một năng lực lớn hơn cho thấu cảm
và từ bi – chúng ta không nhất thiết phải là một người đồng cảm hay “nhiệt tâm”
một cách tự nhiên nhằm để trãi nghiệm những cấp độ cao hơn của thấu cảm và từ
bi. Vì thế, bất cứ người nào cũng có thể
sử dụng các kỷ năng này để tăng cường mức độ thông thường của hạnh phúc ngày –
qua – ngày. Tuy thế, nhằm để sử dụng
phương pháp này cho việc vượt thắng những vấn nạn xã hội lan tràn, một phần
quan trọng của dân số có thể cần phải thực tập những kỷ năng này. Điều này có thể được hoàn thành, thí dụ, bằng
việc cung ứng giáo dục và rèn luyện trong những kỷ năng này như một bộ phận
hằng ngày trong việc nuôi dạy thiếu nhi thuộc hệ thống trường học công cộng,
cùng với việc thúc đẩy sự chú ý sâu rộng hơn về những lợi ích của những kỷ năng
này qua truyền thông, và v.v…
Trước khi điều này có thể xảy ra, có
thể rằng nhiều người hơn cần trở nên đồng thuận với quan điểm của Đức Đạt Lai
Lạt Ma về từ bi: nhận thức từ bi như nguồn gốc của hạnh phúc cá nhân, là điều
gì đấy làm lợi cho chúng ta một cách chân thành chứ không phải chỉ cho “người
nào khác”. Nó đòi hỏi việc nhìn thấy từ
bi như điều gì đấy có giá trị thực tiển to lớn và quan trọng, với những lợi ích
cụ thể thật sự, chứ không chỉ là một nhận thức triết lý trừu tượng “yếu ớt và
lờ mờ” hoặc một đề tài “hòa dịu” của tôn giáo, tâm linh hay đạo đức trong bản
chất. Trong thực tế, thậm chí nó nên
được thấy như một sự cần thiết, điều gì đấy cấp thiết cho sự sống còn của chúng
ta, chứ không phải là một thứ xa xí phẩm hay điều gì đấy mà chúng ta chỉ thực
hành trong chùa viện ngày lễ, trong thánh đường ngày chủ nhật hay sau khi chúng
ta về hưu ở Florida với hàng triệu đô la trong tài khoản ngân hàng của chúng ta.
Không cần phải nói, tiếp nhận những
sự giáo dục rộng rãi khởi đầu sẽ bao gồm việc rèn luyện khắp cả nước trong
những phương pháp này có thể là một tiến trình chậm chạp. Trong khi, những vấn nạn của thế giới chúng
ta ngày nay là đa dạng và phức tạp, và không có những công thức bí mật hay
những hạt đậu thần thoại, những viên đạn thần kỳ bổng nhiên trừ tiệt tất cả mọi
rắc rối của nhân loại, cả cá nhân và toàn cầu qua một đêm. Nhưng tối thiểu, chúng ta có nơi để bắt
đầu. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma khơi mở trong
những trang sách sau đây, có những bước thực tiển mà chúng ta có thể đối phó
với thế giới phiền toái của chúng ta, những chiến lược mà chúng ta có thể sử
dụng để duy trì hạnh phúc ngày – qua – ngày trong khi chúng ta đang tìm kiếm
những giải pháp cho những rắc rối to rộng hơn.
Một cách căn bản, chúng ta sẽ thấy rằng thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt
Ma là một trong những niềm hy vọng, căn cứ trên một niềm tìn chắc chắn trong
nền tảng thánh thiện trung thực của con người, và tri giác hòa bình nội tại đến
từ sự hiểu biết rằng có một con đường được vạch rõ ràng đến hạnh phúc - trong
thực tế, nhiều lộ trình.
Trích từ quyển The Art of Happiness in a Troubled World
Ẩn Tâm Lộ - 15/05/2011
[1] Đã được Thượng
tọa Tâm Quang dịch và chùa Tam Bảo Fresno ấn hành năm 2003, với tựa đề Nghệ Thuật
tạo Hạnh Phúc, có đăng trong Thư Viện Hoa Sen phiên bản cũ.