Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Tết độc đáo đến lạ kì của người Việt
VnExpress
10/02/2011 19:21 (GMT+7)


Từ nơi tôi đang ngồi, phóng tầm mắt ra xa, tôi có thể nhìn thấy một trong cảng biển sầm uất với hàng trăm rơ-móc hối hả vận chuyển các container cho xong trước dịp nghỉ Tết âm lịch.

Vào buổi tối, tôi có thể nhìn thấy cột lửa lao đến hơn tòa nhà ba tầng từ một nhà máy lọc dầu nằm cách cảng biển kia không xa. Một phần không nhỏ hàng hóa sản phẩm của nhà máy lọc dầu hay từ cái cảng biển đó, tôi đoán sẽ được vận chuyển về Việt Nam, một nền kinh đang gắn kết hơn với thế giới. Có thể bạn đã đoán ra tôi đang ở đâu. Tôi đang ở Singapore.Tôi đang học tại Đại học Quốc gia Singapore, ngành tài chính. Singapore là một đất nước nhỏ về diện tích nên dường như bạn có thể cảm nhận cả hoạt động ở tầm quốc gia, hay cộng đồng cùng một lúc. Tết Âm Lịch cũng là một dịp mà tôi hiểu thêm về đât nước này và chiêm nghiệm lại sự độc đáo của Tết Việt.

Không khí Tết Âm Lịch ở Singapore: Người dân Singapore cũng được nghỉ Tết âm lịch nhưng chỉ hai ngày. Đó là mùng 1 và mùng 2. Hơn 70% dân số là người Hoa nhưng lại Tây hóa cao độ về lối sống nên cách thức tổ chức Tết Âm Lịch của người Singapore không còn giống ở Trung Quốc. Vì là kì nghỉ quốc gia nên không khí tổ chức Tết ở đây khá rộn ràng. Các trung tâm mua sắm trang hoàng lộng lẫy với sắc đỏ khắp nơi. Các khúc nhạc chủ đề năm mới bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh được phát với tần suất dày đặc làm cho không khí lễ hội cao hơn hẳn. Tết cũng là dịp mua sắm của người dân ở đây. Thỏ (con vật của năm theo lịch Trung Quốc) được nhiều gia đình chọn làm thú cưng. Người ta lên lịch trình để đoàn tụ, thăm họ hàng hay đi nghỉ trong dịp Tết. Người lớn chuẩn bị tiền mới để cho vào Hongbao (Bao lì xì) để mừng tuổi cho người già và trẻ con. Các chùa được dọn dẹp và trang trí để chuẩn bị đón các Phật tử thường đến cúng vào dịp giao thừa và đầu năm.Có lẽ nếu bạn đọc những dòng trên, bạn chợt nhận ra sự tương đồng của Tết Âm Lịch ở Singapore và Tết Việt ở một vài khía cạnh đến lạ kì. Đừng lo sợ, hay quy kết văn hóa của ta là bản sao của người ta. Xét cho cùng, trải qua tương tác hàng ngàn năm giữa các nền văn hóa, chúng ta và người Hoa đã có nhiều điểm chung cũng không có gì là lạ. Vì những phong tục đều hết sức tốt đẹp.Tết Việt vẫn độc đáo đến lạ kì. Cộng đồng người Việt ở đây cũng tổ chức nhiều hoạt động để chào mừng Tết. Có lẽ cái quan trọng nhất không phải bánh kẹo, hạt dưa hay vật chất mà là giây phút mọi người gặp nhau sau cả năm học tập, làm việc bận rộn. Đó cũng là điểm mà tôi cho là độc đáo của người Việt chúng ta, Tết đối với người Việt là một dịp nhìn lại năm cũ, lên dây cót tinh thần để cho một năm mới thành công. Tết cũng là lúc nhớ về tổ tiên mộ cách thành kính, tự nhìn nhận lại bản thân. Nói về bản chất đúng nghĩa của Tết Việt, quả thực, nó không phụ thuộc vào vật chất mà mang tính tinh thần dân tộc hơn. Nhìn về tổ quốc, Tết là của chung 54 dân tộc anh em như một lẽ bình thường. Chính cái giá trị tinh thần giản dị đó đoàn kết dân tộc ta, không như ở Singapore Tết âm lịch được coi như của riêng người Hoa. Người Singapore gốc Mã Lai, gốc Ấn không tổ chức, không hồ hởi. Thậm chí, khi nghe tôi nói Việt Nam cũng tổ chức Tết âm lịch, nhiều người đánh đồng Tết Việt với Tết âm lịch của người Hoa. Ở đâu đó, những người đó chưa thất cái tinh thần, cái chất của tết Việt so với Tết Hoa. Họ chỉ nhìn vào mặt vật chất. Độc quyền Tết âm lịch? Coi Lunar New Year như Chinese New Year? Chà… Nếu nói về cái sự khác biệt về hình thức của Tết Việt, không thể không nói đến bánh chưng (bánh tét). Khác với nhiều bộ phận người Hoa chỉ thích ăn cái đặc sản vào ngày tất niên và ngày Tết (ví dụ như vi cá mập) vốn không thể sản xuất ra trong nền kinh tế của họ, tàn phá môi trường tự nhiên. Người Việt ăn bánh chưng trong dịp Tết, cái bánh mà nguyên liệu có sẵn từ nền sản xuất của ta. Nó thể hiện tinh thần tự chủ của dân tộc, sự coi trọng tự nhiên (trời -đất). Cái Tết của người Việt tự nó hết sức thân thiện với môi trường.Tết với bản thân tôi

Tết đến, xuân về, năm mới tới, tự mình nhìn lại, tổng kết đánh giá năm cũ, ra kết hoạch cho năm mới. Tôi quyết định năm nay tham gia làm nhiều hoạt động tự nguyện cho cộng đồng hơn. Có lẽ đó cũng là cách thể hiện rõ hơn sức mạnh của tinh thần của Tết Việt, vốn độc đáo đến lạ kì.Nhân dịp Xuân Tân Mão, tôi xin chúc mọi người Việt dồi dào sức khỏe, có một năm mới thành công trên phương diện cá nhân và đóng góp xứng đáng cho cộng đồng sở tại cũng như tổ quốc chúng ta.Chào thân ái,

Đoàn Mạnh Tuấn từ Singapore

Các tin đã đăng:
Về đầu trang