Cần đưa giáo sư, tiến sĩ vào dạy cấp 1
Học trò bây giờ khổ hơn học trò ngày xưa nhiều, ông có nghĩ vậy không?
Đúng vậy. Tôi vẫn nói rằng bây giờ trẻ nhỏ không có tuổi thơ. Chúng sợ, ngán sự học. Giáo dục như thế là thất bại.
|
GS.TS Trần Hồng Quân |
Có phải vì ta chưa chú trọng cho giáo dục mầm non?Nó xuất phát từ việc quản lý, cách chúng ta đối xử với giáo dục. Trong xây dựng thang lương của Nhà nước nhiều khi sai lầm. Thấp nhất là mầm non, sau đó là trung học cơ sở... Bậc học càng cao thì lương càng cao.
Tôi phản đối vô cùng. Giống như quy định bác sĩ nhi khoa lương thấp, lão khoa lương cao. Đứng về quan điểm giáo dục thì giáo dục mầm non không được thất bại. Giáo viên trình độ sư phạm kém thì có khi trẻ ngán học suốt đời, sợ đi học.
Theo ông là nên đưa giáo sư, tiến sĩ vào giáo viên cấp 1?Đúng thế. Khoa học sư phạm đối với lớp trẻ rất khó và tinh vi vì tâm lý trẻ nhạy cảm vô cùng, phải có trình độ mới được. Cần có những người có trình độ cao, giáo sư, tiến sĩ giảng dạy ở bậc học này.
Tham nhũng giờ nhiều và phổ biếnÔng nghĩ gì về việc mỗi khi năm học mới đến, ngành giáo dục lại có thêm một khẩu hiệu mới. Để rồi khẩu hiệu cứ chất chồng, và những bức xúc với nền giáo dục cũng cứ chất chồng?Khi còn là bộ trưởng, tôi chủ trương không nêu khẩu hiệu mà chủ trương hành động là chính. Tôi không phê phán việc đề ra khẩu hiệu nhưng phải lựa chọn cho đúng. Chứ còn nếu khẩu hiệu nêu ra mà làm đến nơi đến chốn thì cũng được.
Nhưng tôi thấy những vấn đề như đấu tranh chống bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục... khá thiết thực đấy chứ thưa ông?Đó là những cái đúng với tình hình thực tế nhưng lại thiếu tính khả thi. Tiêu cực trong giáo dục tồn tại nhiều và ghê gớm. Nhưng đó là căn bệnh của cả xã hội và ngành giáo dục không thể là một ốc đảo.
Ông thấy nguyên nhân của những tiêu cực đó là do đâu?Thực ra nó là một chu kỳ mang tính xã hội. Một thời chúng ta sống bằng lý tưởng, bằng bản anh hùng ca đẹp chấp nhận mọi thiếu thốn vật chất để hy sinh cống hiến. Sau đó thì đến giai đoạn người ta suy nghĩ đến quyền lợi cá nhân nhiều hơn. Sau giai đoạn này thì sẽ lại đến giai đoạn người ta đặt giá trị tinh thần lên cao hơn.
Nếu hiện tại đang nằm trong chu kỳ "nghĩ đến quyền lợi cá nhân" thì theo ông tham nhũng trong giáo dục có nhiều không?Thời tôi làm thì ít. Khi đó môi trường xã hội tốt hơn, trong sáng hơn. Mỗi thời một khác. Nhưng có lẽ tham nhũng giờ nhiều và phổ biến hơn. Tuy nhiên, trong đội ngũ giáo viên hiện nay, tôi thấy đa số là giáo viên tốt, nhiều cháu rất giỏi và trẻ. Họ âm thầm lặng lẽ cống hiến.
Gọt chân cho vừa giầyKhi người ta định điểm sàn thì tạo thành một cái vũ môn, vượt cái vũ môn đó thì thành rồng. Điểm sàn chung đâu có ý nghĩa gì. Điểm sàn chung có cái tai hại, chỉ tính toán một cách cơ học, vừa thực vừa ảo. Bộ đã giao chỉ tiêu đào tạo, lại con đặt ra cả điểm sàn. Giống như đưa cho hai chục ngàn mà bắt đi mua 2kg cá ngon vậy. Theo tôi về tuyển sinh thì nên bỏ ngay điểm sàn. Bộ đang ôm đồm làm thay cho các trường và làm không tốt. Nên thi cử của chúng ta không giống các nước khác là đúng. |
Ông lý giải thế nào về việc ngành giáo dục luôn khiến người ta "bức xúc"?
Giáo dục đụng đến mọi nhà. Ai cũng quan tâm đến giáo dục. Bức xúc của đại bộ phận là đúng. Nhiều người nói chưa bao giờ thấy ngành giáo dục lắm vấn đề bức xúc như bây giờ. Cách quản lý giáo dục của mình gò bó, quan liêu, theo chiều hướng gọt chân cho vừa giày nên tạo ra bức xúc.
Vậy ngành giáo dục cần làm gì để "giải tỏa bức xức"?
Nếu tiếp tục quản lý giáo dục như hiện nay thì giáo dục khó mà đổi mới. Chúng ta không thể nào bảo đầu tư 70 nghìn tỷ đồng cho sách giáo khoa là thay đổi được mà ở cách quản lý, không gò bó. Quan trọng nhất là cách quản lý sao cho các tế bào của giáo dục có thể tự do phát triển được.
Nhưng sợ buông lỏng thì loạn?
Đó là sai lầm. Bộ nghĩ chỉ mình mới có trách nhiệm với xã hội còn các trường thì không. Cái đó là không đúng. Trách nhiệm giáo dục là của tất cả các trường, của cả xã hội.
Chúng ta không thiếu người tài, có tâm huyết
Phải chăng là ngành giáo dục thiếu thủ lĩnh đủ tầm?
Vấn đề là người ta muốn làm hay không. Có thể trong bộ máy nhiều người không muốn làm vì lợi ích nhóm. Chữ "dám" chưa chắc đã quan trọng bằng chữ "muốn".
Ông mong chờ gì vào tương lai của giáo dục?
Tôi mong đổi mới quản lý giáo dục, tiến hành xây dựng một chương trình kế hoạch thật là to lớn tầm quốc gia để cải cách giáo dục, coi đó là con át chủ bài cho sự phát triển đất nước. Bàn luận đầu tư hàng trăm tỷ đô la cho đường sắt cao tốc, tại sao không dành cho giáo dục chừng đó tiền để phát triển? Ta vẫn nói như thể giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng trong thực tế quan tâm chưa xứng tầm.
Nếu được quan tâm đầu tư như ông mong muốn, hẳn xã hội lúc đó sẽ toàn người tài?
Nếu làm được chúng ta sẽ có khoảng 5% dân cư ưu tú và 5% đó sẽ dẫn dắt xã hội phát triển.
Vậy hiện tại chúng ta đang có bao nhiêu phần trăm dân cư ưu tú?
Người ta luôn phân ra 5% này nhưng chỉ có điều họ đã ưu tú hay chưa mà thôi. Ta có nhiều người tài lắm chứ không phải không. Tôi vẫn nói đùa với một số cháu còn trẻ: Thằng này làm bộ trưởng ngon lành. Nhưng cái cơ chế này thì nó không bao giờ làm bộ trưởng được. Nó phải xếp hàng, phải lọt vào mắt xanh ai đó. Mà đến lượt thì già mất rồi. Chúng ta không thiếu người tài, có tâm huyết, yêu nước... nhưng không được cất nhắc. Mình lãng phí nhân lực, lãng phí người tài nhiều lắm.
Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện thú vị này!
Cách thi của chúng ta hiện nay chia làm 4 khối, 3 môn/khối, 3 chung kéo dài. Ví dụ, cùng thi ngành công nghệ thông tin và công nghệ thực phẩm, em được 9 toán nhưng điểm hóa kém thì trượt công nghệ thông tin. Em khác 2 điểm toán, nhưng hóa và lý cao nên trúng vào công nghệ thông tin. Vậy là em giỏi toán và kém hóa vào học ngành công nghệ thực phẩm. Còn dốt toán và giỏi hóa lại vào học công nghệ thông tin. Quy định 3 môn 4 khối cho trăm ngành là cách chia thô thiển. Điểm thi không phản ánh được trình độ yêu cầu cho từng ngành. |
Tô Hội (thực hiện)
Nguon: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/bee.net.vn/Nguoi-tai-chuc-bo-truong-va-cai-su-gia/6997684.epi