Thưa giáo sư, ông có thể nói đôi điều về con đường học vấn của mình?
Tôi thuộc số ít những người đã đi qua ba nền giáo dục:
giáo dục nho giáo, giáo dục Pháp – Việt và giáo dục Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
Tôi xuất thân trong một gia đình nho học, ở một làng
quê nghèo xứ Nghệ, ông thân sinh của tôi là bạn học với cụ Phan Bội
Châu, các cụ đều là học trò của nhà đại sư biểu Nguyễn Thức Tự. Ông cụ
tôi là một nhân sĩ yêu nước, sau khi đậu tú tài Hán học (1894), nhờ
giỏi địa lý nên được cử làm chức quan trông coi lăng tẩm triều Nguyễn,
nhưng sau khi đi thị sát thấy có hiện tượng bắt dân, dời nhà cửa mồ mả
để xây lăng vua thì bỏ về quê và ra Nhã Nam theo Hoàng Hoa Thám. Khi Đề
Thám thất bại, ông về hưởng ứng phong trào Đông Du, rồi bị quản thúc.
Sau đó, ông cụ mở trường dạy chữ Hán, học trò có người đậu tiến sĩ.
Ghét Tây nên ông cụ không cho tôi học tiểu học Pháp –
Việt, bắt học chữ Hán và nuôi hai ông thầy trong nhà dạy cho tôi gần
năm năm. Tôi học nho khi nền nho học đã tàn và bạn bè đều theo Tây học.
Sau đó, tôi đòi học trường Pháp – Việt thì ông cụ cũng đồng ý.
Kinh qua ba nền giáo dục, giáo sư thấy mình bị ảnh hưởng nhất bởi…
Nền nho học ảnh hưởng rất mạnh và có thể nói nó chi
phối rất lớn đến cuộc đời tôi, đến bây giờ nhìn lại mới thấy biết ơn là
mình đã trải qua mấy năm chữ Hán đó. Đây cũng là lợi thế của tôi, vì
tuổi thơ đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường chân nho.
Trong cuộc sống, nho giáo đã ảnh hưởng đến giáo sư như thế nào?
Có nhiều lúc cảm thấy cuộc đời bi quan, khó khăn tưởng
như không vượt qua được, nhưng tôi luôn cố gắng vượt qua để trở thành
một công dân tốt như những gì được học: sống theo kiểu chân nho chứ
không phải theo kiểu nguỵ nho. Hồi còn bé, ông cụ đã dạy cho tôi mấy
chữ “Cần, kiệm, liêm, chính, bất đắc dĩ công vi tư”, nên sau này hễ
đụng đến đồng tiền công trong việc chi tiêu là tôi rất sợ.
“Chân nho” là gì, thưa giáo sư?
TS Trần Văn Toàn, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội:
“Giáo
sư Nguyễn Đình Chú luôn đề cao các vấn đề về tư liệu. Không phải chỉ
riêng tôi mà trong tất cả các luận án nghiên cứu sinh mà thầy hướng
dẫn, thầy luôn đặt yêu cầu về tư liệu lên hàng đầu. Và chỉ khi có được
điều đó rồi thì mới được đưa ra những phán đoán, giả thuyết khoa học
của mình.
Đối với tôi, thầy Chú là
một vị “ân sư”, không chỉ giúp tôi trong một quãng đường mà những gì
được thầy chỉ dạy sẽ theo tôi trong suốt cuộc đời làm khoa học”.
Ông Nguyễn Đức Can, nghiên cứu sinh ĐHQG Hà Nội, giảng viên ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội):
“Được
làm học trò của thầy Chú là cái duyên ở đời của những
người như tôi. Sinh viên của thầy đều ít nhiều gặp cảnh éo le
và được thầy nâng đỡ. Dường như thầy sống để “hứng” lấy
những khó khăn của học trò”.
TS Trần Thị Lệ Thanh, hiệu trưởng trường THPT Tân Trào, Tuyên Quang
“Năm
1997, cả hai vợ chồng tôi cùng xuống Hà Nội làm nghiên cứu sinh, kinh
tế gia đình vô cùng khó khăn. Lúc ấy, con gái thầy đi học ở nước ngoài,
căn nhà của chị để không, gia đình thầy đã cho vợ chồng tôi mượn căn
nhà để ở tạm. Tấm lòng của thầy khiến tất cả các lứa học trò như tôi
đều cảm phục.
Về phương diện nghiên
cứu khoa học, thầy là một nhà nghiên cứu, một người thầy thông tuệ.
Thầy dạy tôi từ cách tiếp cận, khai thác, đào sâu rồi mới đi đến tầm
rộng. Thầy không bao giờ chấp nhận sự dễ dãi dù ở những chi tiết nhỏ
nhất.
Tất cả các lứa học trò của thầy đều xem thầy Chú là người cha thứ hai, đức độ, bao dung”.
|
Muốn hiểu đúng chân nho thì phải hiểu đúng nho giáo,
vì nhận thức về nho giáo sau này rất phức tạp và có mặt không đúng. Có
người lớn tiếng bảo nho giáo là phản động nhưng thực ra nho giáo có giá
trị vô cùng lớn lao, đã mang đến những ảnh hưởng sâu sắc, tạo ra những
mẫu người hiếm có trong lịch sử nhân loại, đó là hình mẫu người quân
tử. Nho giáo cũng có cái hạn chế như bất kỳ học thuyết nào, nhưng có
sức sống bền vững đến nay như nho giáo thì chỉ có một. Ví dụ nhân loại
đánh giá cao nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh, mà một trong những yếu tố
quyết định, chính là nguồn gốc nho giáo trong học vấn của Người.
Chân nho là sống và hành động theo những gì tốt đẹp
của nho giáo, và bản thân tôi tự nhủ hãy cố gắng sống đúng như nho giáo
đã dạy: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng
khuất”.
Có những người suốt ngày chăm chú vào sách, đọc thiên kinh vạn quyển, nhưng chỉ biết đến sách mà thôi, thì giáo sư nghĩ thế nào?
Có thể anh rất thuộc sách, thuộc vở, hiểu biết về nho
giáo nhưng sống tham lam, thất đức. Đó là kiểu thuộc nho nhưng không
hành nho. Ngược lại với nguỵ nho, chân nho là nói là làm, hiểu là hành
động. Trong lịch sử nước ta đã có nhiều người kiệt xuất sống theo kiểu
chân nho như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Bội Châu,
Hồ Chí Minh…
Xin hỏi, hồi còn là sinh viên, giáo sư học thế nào?
Thi vào trường, tôi cứ sợ hỏng vì đã nghỉ học mất vài
năm và lại vướng lý lịch, không ngờ lại là thủ khoa. Tháng 6.1957 thi
tốt nghiệp tôi cũng là thủ khoa nên được giữ lại trường và được ba
người thầy chọn làm trợ lý, đó là GS Trần Đức Thảo, GS Đặng Thai Mai và
thầy Nguyễn Lân.
Tôi tự thấy mình không thông minh gì lắm so với một số
bạn, nhưng có được kết quả học tập như thế trước hết là nhờ có sự quyết
tâm sau khi đã gặp phải những điều không may quá nặng nề trong cải cách
ruộng đất. Thứ nữa, là tôi biết khắc phục chỗ yếu của mình bằng cách cố
gắng rèn luyện năng lực tư duy theo kiểu triết học để từ đó nâng cao
chất lượng học tập.
Đặc biệt, tôi có may mắn được học với hai vị giáo sư
rất giỏi. Một là GS Trần Văn Giàu, vị giáo sư triết học Mác–xít số một
của đất nước. Hai là GS Trần Đức Thảo, triết gia tầm cỡ thế giới. Nếu
tôi có một chút thành quả nào trong học thuật, chính là nhờ biết khắc
phục nhược điểm và may mắn được học những người thầy như thế.
Chắc hẳn giáo sư chịu ảnh hưởng không ít từ những người thầy kiệt xuất ấy?
Tôi có may mắn là ở bậc đại học, được học với nhiều vị
“sư biểu” của đất nước thời bấy giờ: Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Trần
Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu… Được như ngày
hôm nay, ngoài bố mẹ, tôi xem GS Đặng Thai Mai như người cha đẻ thứ
hai. Cụ là một học giả uyên bác, đã cho tôi một sự ám ảnh, một sự thèm
khát hiểu biết rộng lớn.
Ở lại trường, lúc đầu tôi là trợ lý của GS Trần Đức
Thảo về bộ môn lịch sử tư tưởng. Theo GS Trần Văn Giàu, GS Trần Đức
Thảo là vị triết gia duy nhất của Việt Nam. Thầy Thảo là người có tư
duy siêu việt, đã ảnh hưởng đến tôi thành một nỗi ám ảnh suốt đời về
năng lực tư duy, điều kiện cần nhất, quyết định nhất cho bất kỳ ai muốn
dấn thân vào khoa học. Tôi từng được ở cùng nhà tập thể với giáo sư tại
16D Hàng Chuối trong mấy năm, nhờ vậy mà được biết nhiều điều về cá
tính, quan điểm học thuật và quan điểm xã hội của người thầy nổi tiếng
này.
Trải qua nhiều nền giáo dục khác nhau, trong một tương quan so sánh nào đó, giáo sư thấy nền giáo dục Việt Nam hiện nay thế nào?
Vấn đề giáo dục hiện nay rất phức tạp, và có nhiều ý
kiến khác nhau. Với những nét đặc thù riêng, giáo dục liên quan trực
tiếp đến tất cả chúng ta. So sánh giáo dục thời xưa với thời nay, nước
ta với nước ngoài là tốt, nhưng cái cần nhất vẫn là một giải pháp mạnh.
Đối với giáo dục hiện nay, tôi có hai điều ước: một là
cần đánh giá, tổng kết một cách hệ thống có phương pháp thực sự nền
giáo dục nước nhà và cái mà xưa nay người ta nói là phương pháp giáo
dục, theo tôi vẫn chưa đến đâu cả. Thứ hai là đánh giá đúng mối quan hệ
giữa giáo dục và cuộc sống, vì cuộc sống là muôn hình vạn trạng, thay
đổi từng ngày mà nếu không nghiên cứu nó để thích ứng thì giáo dục sẽ
lạc lõng.
Theo tôi, cái quan trọng là cần đến một năng lực tư
duy trừu tượng khoa học để tìm ra mấu chốt của nền giáo dục, chứ đừng
có tư duy nghị quyết như hiện nay.
Điều mà giáo sư thường dạy cho học trò của mình là gì?
Ngay
cả như thời phong kiến Lê Mạc cũng đã có chuyện mua bằng cấp như sách
sử đã ghi lại. Tuy nhiên, thời xưa về cơ bản mặt tốt vẫn là chính,
những mặt xấu đó rất ít. Còn ngày nay tệ nạn mua bằng, mua quan bán
chức nặng nề hơn nhiều và đôi khi trở thành vấn nạn của xã hội.
|
Tôi rất gần gũi với sinh viên, và hay chú trọng đến ba
đối tượng: học trò giỏi nhất, học trò kém nhất và học trò bị kỷ luật,
vì vậy có nhiều học trò coi tôi như bố đẻ. Tôi thường bảo đã sống phải
có triết lý, có tình thương và hãy cố gắng làm tốt công việc của mình,
đừng quá chú trọng vào quyền lợi bản thân.
Tôi yêu cầu học trò rất cao về khả năng tự học, tự
nghiên cứu, phương pháp tư duy độc lập. Tôi thường kể những kinh nghiệm
xương máu của mình cho học trò nghe, giúp học trò có thể giải quyết vấn
đề theo cách riêng nhưng ở tầm cao hơn.
Trong cuộc sống, giáo sư tuân thủ triết lý sống nào?
Tôi cố gắng sống theo câu châm ngôn mà thân phụ tôi truyền dạy: “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”,
nghĩa là trời không phụ những người có tấm lòng tốt. Cũng từ ảnh hưởng
của nho giáo nên với tôi mấy chữ “Tri túc” (biết đâu là đủ), “Tri chỉ”
(biết đâu là cần dừng), rồi cả câu: “Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”
(Việc đời biết đâu là đã đủ thì lòng được vui, người mà đạt đến sự vô
cầu thì phẩm giá tự được cao), ít nhiều đã hướng dẫn tôi, khuyến khích
tôi trong cuộc sống.
Giáo sư nghĩ gì khi nghe đến các vụ quan chức sắm bằng tiến sĩ như những trang sức tân thời, mà báo chí nêu gần đây?
Đây là điều rất đáng buồn, là điều mà thời nay thua
thời xưa. Thời xưa thông qua học vấn, thi cử nghiêm túc mới có nhiều
người ra làm quan. Đưa những người có học thức uyên thâm ra cầm quyền
là điều tôi rất khâm phục ở các cụ, cái này là kinh nghiệm quý báu vô
cùng, đặc biệt là đến thời Lê Thánh Tông đưa ra chủ trương dùng hiền
tài. Đây là điều mà ngày nay ta còn làm được rất ít. Tình trạng muốn có
danh, có lợi nhưng không chịu học không phải là hiếm.
Theo giáo sư, nguyên do nào mà người ta sẵn sàng bỏ ra
rất nhiều tiền để sở hữu được tấm bằng tiến sĩ, mặc dù đó là bằng của
những trường dỏm…
Nguyên nhân đầu tiên theo tôi là hiện nay chúng ta
quản lý chưa nghiêm minh, vì dân không thể cấm các vị quan làm việc đó
mà các cơ quan quản lý phải làm nhiệm vụ quản lý và nghiêm trị. Chúng
ta đang mắc bệnh thời đại, bệnh háo danh, bệnh ưa bằng cấp…
Là người nghiên cứu nho học, giáo sư thấy ngày xưa có tình trạng này không? Nếu có, điểm khác biệt so với ngày nay thế nào?
Cái
quan trọng là cần đến một năng lực tư duy trừu tượng khoa học để tìm ra
mấu chốt của nền giáo dục, chứ đừng có tư duy nghị quyết như hiện nay.
|
Thời nào cũng có chuyện đó thôi, hồi xưa ông Tú Xương có nói “Đứa thì mua tước, đứa mua quan”
đấy thôi. Ngay cả như thời phong kiến Lê Mạc cũng đã có chuyện mua bằng
cấp như sách sử ghi lại. Tuy nhiên, thời xưa về cơ bản mặt tốt vẫn là
chính, những mặt xấu đó rất ít. Còn ngày nay, tệ nạn mua bằng, mua quan
bán chức nặng nề hơn nhiều và đôi khi trở thành vấn nạn của xã hội.
Vậy giáo sư nghĩ gì về việc học ngày nay?
Ngày xưa người ta đào tạo người làm quan bằng con
đường học vấn, vì vậy để làm quan được phải trải qua thi cử rất vất vả,
qua nhiều thang bậc khác nhau tăng dần theo cấp độ: thi hương, thi hội,
thi đình, và những người đậu càng cao càng giỏi.
Ngày nay cũng có rất nhiều người có học vấn, được đào
tạo bài bản, nhưng thực tế mà nói, học vấn không còn là yếu tố chính để
làm quan.
Vậy đâu là yếu tố chính để một người theo nghiệp quan trường, thưa giáo sư?
Nhìn lại, thời đại chính phủ Hồ Chí Minh là một chính
phủ rất sang, vì trong chính phủ đó tập hợp những bộ óc học vấn hàng
đầu của đất nước bấy giờ. Ngoài Hồ Chí Minh, phải kể đến Võ Nguyên
Giáp, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên,
Vũ Đình Hoè, Phan Kế Toại… Đây là những trí thức tiêu biểu cho đất nước
không chỉ về học vấn mà còn cả về nhân cách.
Tất cả họ đều học dưới nền giáo dục thực dân, nhưng
bằng bản lĩnh dân tộc họ đã đứng lên giúp ích cho dân tộc trong lúc khó
khăn, lúc đen tối nô lệ.
Chính vì vậy, hiện nay nếu muốn đào tạo ra những vị cán bộ có tầm nhìn thì phải thông qua con đường thực học.