Tổng
thư ký Liên hiệp Quốc Ban Ki Moon trong lễ tưởng niệm các nhân
viên tổ chức này bị thiệt mạng trong trận động đất ở Haiti Ảnh: Getty Images
|
Hà Nội đã dừng pháo hoa để cứu trợ đồng bào miền
Trung. Số tiền năm tỉ đồng tiết kiệm được từ việc hủy bắn pháo hoa có
thể giúp hàng trăm người đang trong cơn đói quay quắt, không có cơm ăn
áo mặc, đang chịu đói rét...Nhiều cơ quan đoàn thể, cán bộ công nhân
viên chức cắt một ngày lương để quyên tặng đồng bào đang gặp khó khăn
do lũ.
Có thể nói, cả nước đang hướng về đồng báo miền Trung
ruột thịt phải oằn mình chống chọi với lũ giữ, gặp hoạn nạn, bày tỏ
thái độ đồng cảm, chia sẻ với thương đau, đóng góp tiền của mong bù đắp
một phần mất mát của đồng bào mình với phương châm “lá lành đùm lách
rách”, “một nắm khi đói bằng một gói khi no”...
Vậy mà, ngay sau sự cố nổ kho pháo hoa làm bốn người
chết và ba người bị thương vào buối sáng (ngày 6.10), tối hôm đó trên
truyền hình người xem vẫn thấy sân khấu sáng đèn cho buổi tổng duyệt.
Ống kính truyền hình đưa rõ những gương mặt tự hào với ngày đại lễ của
các chàng trai, cô gái. Tuyệt nhiên không nhận ra một chút đắn đo suy
tư nào dù họ đang đứng ở nơi vừa xảy ra thiệt mạng vào buổi sang!
Đến sáng ngày 9.10, đoàn đua xe đạp xuyên Việt chào
mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thi đấu và phát thưởng chặng
cuối cùng ở ngay bờ hồ Hoàn Kiếm cũng có kết thúc đầy hồ hởi phấn khởi
trong không khí tưng bừng, cờ hoa lộng lẫy như những giải đấu trước đó.
Ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP. HCM), trước bao bạn bè quốc tế,
trước bao khán giả mà có người lặn lội từ các tỉnh lân cận đến xem,
Tiến Minh tiến vào sân đấu với một vận động viên Trung Quốc trong tiếng
hò reo cổ vũ. Trên sân Ấn Độ, các cầu thủ Việt Nam ra sân hình như chỉ
với tâm trạng lo lắng cho sự thắng thua và tính toán liệu được gì, mất
gì sau trận đấu này!
Đội tuyển Thái Lan cuối đầu tưởng niệm công chúa nước họ qua đời.
|
Tất nhiên, thể thao là phải hào hứng mới “đúng điệu”,
phải vui vẻ mới là văn hoá văn nghệ. Và cũng chẳng thể vì miền Trung
tang thương do lũ lụt mà tất cả các hoạt động vui chơi giải trí, văn
hoá thể thao phải đình trệ hết mới gọi là đồng cảm chia sẻ với đồng bào
mình. Cũng không ai đòi hỏi phải gạt một bên việc thụ hưởng niềm vui
khi người khác gặp thương đau mất mát.
Nhưng, một cử chỉ biểu lộ sự sẻ chia, bù đắp khi người
khác gặp hoạn nạn là việc nên làm. Cùng với những động thái được coi là
mang tính “kỹ thuật” kia, cùng với các hoạt động thể thao rầm rộ, văn
hoá diễn ra kia…có quá không khi xin một phút mặc niệm cho những người
xấu số ở miền Trung, ở Mỹ Đình. Một phút để mặc niệm và để hiểu rằng
những người sống đã không vô cảm với nỗi đau của người khác. Câu “một
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ…” đã rớt rơi đâu mất rồi chăng! Các tay vợt
Trung Quốc chắc hẳn sẽ kính nể Tiến Minh và người Việt Nam hơn nếu Tiến
Minh biết cách cùng các fan hâm mộ của mình thể hiện sự yêu nước,
thương nòi bằng cử chỉ mặc niệm cho những người xấu số.
Hẳn mọi người chưa quên ngày đội tuyển Thái Lan dưới
tay huấn luyện viên Peter Ried đến tham dự T&T Cup hồi năm 2008.
Nhìn miếng vải đen trên tay áo của cầu thủ Thái, nhiều người chẳng hiểu
được họ đang làm gì. Người ta càng không hiểu vì sao các cầu thủ Thái
có hành động ăn mừng rất “lạ”: sau bàn thắng họ cùng nhau chạy đến khu
vực giữa sân để mặc niệm. Tìm hiểu mới hay, họ hành động như thế vì
công chúa nước họ vừa qua đời.
Tất nhiên, chuyện tưởng nhớ hay đeo giải băng đen ấy
hoàn toàn không phải do ông thầy người Anh yêu cầu mà chính các cầu thủ
Thái Lan đã cùng nhau hành động. Thonglao tâm sự: “Chúng tôi được dạy
rằng phải biết đau và chia sẻ với nỗi đau của người khác!”.
Một phút mặc niệm, đó không chỉ là sự đồng cảm, là tấm
lòng của con người với con người, mà nó còn là văn hoá ứng xử. Đó còn
là hành động của lương tâm và trách nhiệm. Cao hơn nữa, đó là thái độ
đồng cảm, chia sẻ đầy tính nhân văn của mỗi con người, của cộng đồng.
Thắng thua, niềm vui là điều cần có trong một cuộc
chơi thể thao hay văn hoá, nhưng cái thắng lớn nhất là thắng nhân tâm.
Cái vui lớn nhất chính là vui vì được sẻ chia thì có vẻ như ngành thể
thao văn hoá đã bỏ qua cơ hội ghi điểm cho mình nếu không nói là mất
điểm.
Mà không chỉ riêng ngành thể thao mất điểm!
Một phút tưởng niệm
Trước
trận đấu giữa Arsenal và Bolton (Anh), các cầu thủ của hai đội bóng đã
khiến cho các cổ động viên thật sự xúc động. Đội chủ sân Arsenal đã chủ
động đề nghị đối phương cùng dành một phút mặc niệm cho nạn nhân của
vụ động đất tại Haiti vào ngày 12.1.2010. Huấn luyện viên Wenger trả
lời phỏng vấn cho rằng “ với ông cũng như các cầu thủ có trách nhiệm
giúp đỡ của thế giới bóng đá trước thảm hoạ này”. Số tiền 1 triệu bảng
Anh thu được từ trận đấu đã chuyển thẳng tới ủy ban Cứu trợ thảm họa.
Trước
đó, tại nước Đức năm 2009, nhiều cầu thủ và người hâm mộ đã chọn cách
tưởng niệm thủ môn Robert Enke tại sân AWD Arena. Buổi tưởng niệm hoàn
toàn tự phát với nến và hoa đã thu hút số người tham dự lên đến hơn 10
ngàn người. Bất chấp nguyên nhân dẫn đến cái chết của Enke là tự vẫn do
bế tắc. “Các cầu thủ đã đề nghị tổ chức một trận đấu tưởng nhớ Enke vào
năm sau”, Tổng thư kí DFB, Wolfgang Niersbach đã thông báo như thế trên
website của liên đoàn. Trước đó, ngay khi biết tin Enke qua đời, LĐBĐ
Đức đã hoãn một trận đấu giao hữu với Chilê mà đáng lý diễn ra vào thứ
7 (14.11.2009).
Chuyện tưởng niệm nạn nhân không lạ trong thể thao, bởi đó là văn hóa.
|
Tất Đạt