Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Gặp "người tiền sử" trong hang đá
24/10/2011 10:40 (GMT+7)




. Con ông thì trần truồng. Cả nhà không ai đi dép. Điều bất ngờ là cán bộ, nhân chứng và bản thân ông đều cho biết, ông từng có lần lượt tới 3 bà vợ.

Câu chuyện sững sờ về cái gia đình phải vào mái đá hoang vu giữa bốn bề núi non để sống vật vạ qua ngày đó đã khiến chúng tôi hạ quyết tâm ngược đồng rừng. Từ thị xã tỉnh lỵ Cao Bằng, "đi nhờ" xe của bà Hoàng Thị Bình, Đại biểu Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng trọn một ngày đường hang hốc đang thi công, thì vào đến huyện Bảo Lâm - Myền đất hẻo lánh giáp tận Mèo Vạc của Hà Giang.

Nghỉ một đêm, hôm sau xe cứ dựng ngược mà leo dốc đá mấy chầu nữa thì đến trụ sở UBND xã Mông Ân. Ông Bí thư Đảng ủy, ông Phó Chủ tịch UBND xã, cách đó mấy ngày đã được chúng tôi "nhờ" xác tín nguồn tin "người tiền sử", giờ gặp bà Bình và nhà báo, chỉ ậm ừ: phải rồi, họ ở mái đá, đói rạc, cô vợ bị người ta lừa về chợ, cho ăn phở và bộ quần áo mới rồi ốp lên xe máy bán sang bên kia biên giới rồi. Một con của họ đã chết vì đói quá, lại ăn uống mất vệ sinh. Đứa 7 tuổi, hằng ngày vác củi xuống chợ bán, mua mỳ sợi và mỳ tôm về nuôi bố già và cậu em trần truồng lem luốc…

"Người rừng" 7 tuổi và giọt nước mắt chua xót của bất cứ ai trông thấy

Chúng tôi cùng ứa nước mắt, bởi dường như đói nghèo chỉ là một lẽ, sự mông muội trong lối ứng xử con người với con người ở các vụ như thế này, nó còn đau hơn! Khi chúng tôi quả quyết leo núi tặng quà cho cái gia đình được mệnh danh là "người tiền sử" trong hang đá kia, nhiều cán bộ xã đã ngỏ ý buồn bã không muốn cho đi. Bởi, "như thế thì mang tiếng quá".

Sùng A Đại ở truồng tự do nghịch đất trên núi.

Bởi, ông già 60 tuổi kia, cô vợ ngoài hai mươi tuổi của ông ta, rồi đám trẻ thơ ngộ không thể khổ sở hơn (có đứa đã chết!) kia, tại sao họ bị cuộc sống văn Mynh xô vào "mái đá người nguyên thủy" để nương náu? Sao không ai nghĩ là cần phải cho họ một cái hộ khẩu, một chứng Minh nhân dân, một thẻ bảo hiểm, một thẻ hộ nghèo, hay ít ra là cái quyền được đi bầu cử đợt vừa rồi? Chính quyền xã xác nhận tất tật những thứ tối thiểu của một công dân kể trên, tất tật cái "gia đình trong hang đá" Sùng A Páo đều: "không có".

Lạ thật. Sự thật kia vẫn diễn ra, dù cả thị trấn, cả cái xã Mông Ân 5.000 dân này hầu như ai cũng biết cái cô bé tóc cắt ngắn như đàn ông (chắc ở hang không có nước, cắt gọt cho đỡ phải gội!) là vợ ông Páo, biết thằng bé mù chữ 7 tuổi vẹo cột sống cõng củi hằng ngày đi bán lấy 7-10.000 đồng kia là con ông Páo, và "chúng" đều ở hang. Biết, nhưng kệ (?).

Trù liệu chuyến vượt mấy khúc suối, mấy quả đồi giữa trưa nắng nó cũng không phải chuyện đùa, tôi rủ cả các phóng viên địa phương theo cùng, một bạn người Mông, một bạn người Tày. Người Mông để phiên dịch, bởi nghe nói, vốn tiếng Mông của Sùng A Páo ít ỏi lắm, "người rừng" lại dè dặt mặc cảm khi gặp người lạ nữa; trong khi suốt mấy dốc núi, mấy triền rừng và suối mênh mông gần hang đá ông ta sống, không một bóng người để có thể làm "thông ngôn".

Khi ngọn gặp một con suối đá trắng như trứng gà bóc, nước trong vắt rủ rỉ chảy giữa bạt ngàn cây xanh, khi không còn nhìn thấy cái lán nương nào nữa, tưởng như hoang rậm đến mức chẳng có được một lối mòn sim mua nào nữa, thì người dẫn đường thở hồng hộc dừng chân: "Đấy, cái chỗ tối om kia, anh thấy không. Vách đá xám, có cái "lỗ đá" tối hun hút ấy. Nhà ông Páo đấy. Cái lỗ đen đó, không phải hang động không đáy đâu, mà là vách đá bóng nhoáng, đen nhoáy bồ hóng thôi. Trông xa, tưởng cái hang!".

Đứng từ xa, nhìn bằng ống nhòm, thì thấy một cậu bé ở truồng, chơi bên mép vực sâu hun hút, bốn bề là đá tai mèo sắc nhọn. Có cảm tưởng, nó mà rơi thì người bên trên sẽ thấy "không một tiếng vang". Cả mái đá đen nhoáy, óng ánh muội than củi đã lưu cữu khá lâu. Nó như một tác phẩm nghệ thuật ám ảnh. Mái đá không đủ khum ôm cho nhóm người "tiền sử" có thể nép vào tránh mưa gió, vì thế, ông Páo phải dựng vài cái cọc áp từ mặt đất đá vào vách đá, trong khe hẹp đó kê vài tấm ván làm giường ngủ. Nó giống một cái ổ nhiều hơn là một cái giường.

A Lự hằng ngày oằn lưng vác củi đi bán, mỗi bó như thế này được 10 nghìn đồng.

… Chợt từ bìa núi nhò ra một người vác củi xiên xiên lao dần xuống phía suối - đó là Sùng A Lự, 7 tuổi. Cậu bé ngã dúi dụi, bó củi lăn, nó ngồi nhìn, không cười, không khóc. Bó củi 10 nghìn đây rồi, tôi lẩm bẩm. Thời buổi gạo châu củi quế này, sao bó củi lớn gấp ba lần cậu bé thế kia, cậu bé bé vẹo vọ thế kia, mà cả ngày kiếm củi nó chỉ thu về được có 10 nghìn đồng? Cậu bé cố lết đi, lại ngã.

Bó củi là gỗ tạp, nó được chẻ bằng cách dùng nêm gỗ tách thớ cả cây, nên củi cong queo, dài thượt như cây sào. Bó củi dài gấp 3 lần cơ thể 7 tuổi của Lự. 7 tuổi, cái tuổi vừa mới "hôm qua em đến trường/ mẹ dắt tay từng bước" sao sớm khổ thế. Con tôi 10 tuổi, chắc chắn không thể nhấc nổi bó củi đó. Tôi 36 tuổi, leo núi 3 ngày không mệt, nhưng cũng phải lên gồng mới cõng nổi "món hàng đổi mỳ tôm" của cậu bé Lự 7 tuổi. Ngày nào cũng lập kỷ lục leo núi cõng củi như thế.

Trong nhà không còn hạt gạo, Lự theo tôi về hang núi rồi kiên quyết đi bán củi kẻo trời đã quá trưa, tối lấy gì mà ăn. "Bây giờ đi, tối mới về", Lự lẩn thẩn phân trần. Chúng tôi cho ông Páo tiền, ông chắp tay cảm ơn rất dài. Nồi cơm nguội và bát ớt nghiền, thằng bé ở truồng, mới 3 tuổi cứ bốc cơm ăn nhem nhẻm. Lự bảo, hết gạo cháu phải xuống chợ. Nó cõng củi đi. Chúng tôi thương, nhưng chỉ ngậm ngùi. (Nhưng! Lúc về, gặp lại Lự ở dốc núi gần bờ suối, nhìn nó cầm tòng teng một bó mỳ sợi, mỗi gói giá 5 nghìn đồng, là thành quả của nửa ngày đi chặt cây - bố nó dùng nêm tách thành củi, nửa ngày vác củi qua bao ngọn núi, chúng tôi mới thật sự cùng bật khóc. Nói thật là bật khóc).

Bà con ở chợ thị trấn bảo, Lự nó cứ xuống, nhìn củi tươi mà lại là củi tạp như vậy, chẳng ai muốn mua đâu. Bây giờ họ đun bếp ga hoặc than tổ ong là nhiều. Song, Lự nó bé như con chuột nhắt, gầy giơ xương thế, thương quá, họ bèn phân công nhau mua, trả nó 10 nghìn, cho nó ăn no để nó về kẻo tối.

Anh Hoàng Văn Yên, ở khu 1, Pác Myều cho biết: Nhà ông Páo từng có những dịp 3 ngày không có gì ăn, đói thảm thiết. Nhìn hang đá đau xót quá, anh cho họ mượn một con bò để nuôi nó đẻ ra bò con làm vốn, nhưng rồi trộm cũng bắt mất cả bò. Ông Páo toàn ăn cơm với ớt và đu đủ hái trên núi. Có lần, mua cá hồng rẻ tiền bảo quản bằng thực phẩm độc về, nấu cho đứa bé ăn, nó bị đi ngoài và chết. Vợ anh Yên phải mang gạo lên cứu sống hai đứa trẻ còn lại.

Bà Âu Thị Hảo, 67 tuổi, nhà ở khu 2, Pác Myều, người thường xuyên đi nương, gặp cậu bé 7 tuổi vác bó củi khổng lồ bò xuôi dốc núi, thì gạt nước mắt khi nghe tin chúng tôi đi kiến nghị làm hộ khẩu, dựng nhà cho ông Páo và hai đứa trẻ ra khỏi mái đá. "Có lần, tôi thấy Lự nó đi bán củi, nó nằm dọc đường vì đói quá không đi được. Nó bảo tôi bằng tiếng Tày, bà ơi, cháu đói và khát quá. Tôi kêu lên, ối giời ơi, bó củi to bà còn không vác được, cháu bỏ bớt củi đi rồi vác vài thanh xuống chợ thôi. Gặp giữa đường, bà làm gì có cơm, canh trong tay. Về nhà bà ăn đã cháu ơi, khổ đứa con đỏ!", bà Hảo nói thêm: "Có lần, nghe kể, nó không đem được tiền về nuôi bố già và nuôi em, bố nó còn đánh nó, dìm nó xuống nước suối, bảo cho mày chết. Thằng bé mới 7 tuổi, bé như cái kẹo, sao sớm khổ thế".

Ngôi nhà trị giá 20 nghìn đồng và cô vợ bị lừa bán vì một bát phở

Lại nói chuyện chúng tôi bở hơi tai đến được cái hang núi gia đình ông Páo đang "ngự". Đó là một khu vực khá hữu tình, vách đá cao vút, trắng loang lổ, nửa non vách bị khói bếp lúc nào cũng ủ lửa của gia đình "thời tiền sử" này nhuộm đen thui. Tre pheo phủ bên trên đỉnh núi, vài cây cổ thụ tỏa bóng mát ở một góc đá tai mèo.

Trước cửa hang hủm vào lòng núi, có một bãi sân bằng phẳng, rìa mép vực là lớp đá tai mèo phún sắc. Đẹp thì đẹp vậy, nhưng đó là vẻ đẹp buốt lòng. Bởi nơi này cô lập hầu như hoàn toàn với cuộc sống văn Minh. Mờ mờ cách mái đá này vài tiếng đi bộ, đỉnh núi tít xa là một con đường dẫn từ huyện lỵ Bảo Lâm tới xã Mông Ân, ôtô đi trên đó, nhìn chỉ thấy bé xíu bằng ngón tay. Và, trẻ con người lớn ở đây, tối trời hay sa sẩy, chỉ một bước chân là gặp tử thần dưới đáy vực. Từ chân vách đá, ra mép vực chỉ vài mét, không gờ chắn tự nhiên hay can hoặc bất cứ vật cản nào, trong khi cháu bé ở trần truồng ngồi trong vách đá kia mới chỉ 3 tuổi đầu.

Việc đầu tiên của chúng tôi, sau khi chào hỏi ông Páo, là đi mặc áo cho bé 3 tuổi Sùng A Đại (cháu không có quần). Cậu bé loắt choắt, lem luốc chạy nhảy, trốn chúng tôi, thỉnh thoảng gương mặt đen nhẻm lại thò ra từ đâu đó nhìn trộm khách lạ. Thương thì thương thật, nhưng cũng không thể không liên tưởng đến nhân vật cậu bé trần truồng của bộ tộc ngộ nghĩnh trong bộ phim nổi tiếng "Thượng đế cũng phải cười".

Tại sao ông Páo và vợ con phải vào mái đá sống bấy lâu nay? Ông Páo không tính đếm thời gian được. Nhưng, nhìn vách hang đen xì, đặc quánh bồ hóng, đủ biết họ đã màn giời chiếu đất lâu đến mức nào. Hóa ra ông Páo đã bị bỏ rơi thì đúng hơn. Ông chỉ nhớ mình khoảng 60 tuổi, cán bộ xã Mông Ân cũng so đọ tuổi tác (vì ông Páo không có bất cứ thứ giấy tờ nào) và ước chừng ông Páo ngần ấy tuổi. Nhưng ông Páo già sọm, quần rách bươm, khóa quần cũng hỏng cả. Con ông thì trần truồng. Cả nhà không ai đi dép. Điều bất ngờ là cán bộ, nhân chứng và bản thân ông đều cho biết, ông từng có lần lượt tới 3 bà vợ.

Vợ cả người xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, lấy nhau được 1 năm thì bà ăn lá ngón tự tử. Vợ hai đẻ với ông được 8 người con, 5 trai, 3 gái. Bà đã chết vào năm 1981. Một trong hai bà vợ của ông tên là Hầu Thị Sùng. Vợ 3 ông mới lấy cách đây độ 8 năm, cô này sinh năm 1984, đẻ với ông được 3 đứa con, một đứa đã chết vì đói quá và bệnh tật do sống trong môi trường quá bẩn thỉu, lại ăn đồ rẻ tiền bị ngộ độc cách đây 2 năm. Cô vợ 3 của ông Páo có vấn đề về tâm thần, rất chậm chạp, hằng ngày chỉ biết vác củi xuống chợ bán kiếm mấy đồng mua rau và gạo, chỉ đủ cho 4 cái Miệng ăn để sống qua quýt làm người.

"Mái nhà thời tiền sử" của gia đình ông Páo.

Nhưng cách đây chừng 1 năm, cô ta bị mấy người "bên Mèo Vạc" tìm vào làm quen, rồi dụ dỗ đi theo họ. "Họ cho ăn phở, tắm rửa, thay cho một bộ quần áo mới, rồi đưa lên xe máy đi mất. Nó bán sang Trung Quốc rồi", ông Páo kể rằng khi ông đi tìm vợ thì các bà bán hàng ở chợ bảo thế. Và, khoảng 10 nhân chứng cùng lãnh đạo xã Mông Ân cũng kể với chúng tôi chi tiết này. Vợ mất, con chết. Ông Páo một nách nuôi 2 đứa con thơ trong mái đá.

Ông Páo đã từng có một ngôi nhà. Nhưng "đã bán lấy 20 nghìn đồng, đổi lấy hai chai rượu uống rồi", cán bộ xã đi tìm hiểu theo đề nghị của nhóm nhà báo chúng tôi, khi trở về có báo cáo lại như thế. Còn ông Páo kể: "Tôi bán nhà 80 nghìn đồng, một người mua mấy tấm cỏ tranh cũ lợp trên mái, một người mua cọc gỗ. Nhà ấy cũng rách đến mức không ở được nữa, trong khi họ đòi tiền nợ ghê quá, tôi phải bán. Cái nền nhà cũng của người khác mà". Con trai ông ở tít trong xã Đức Hạnh xa xôi của huyện Bảo Lâm, cậu ấy từng đưa ông Páo vào Đức Hạnh sống một thời gian. Sau vì nhiều mâu thuẫn với con dâu, ông phải quay về Mông Ân, vào mái đá sống. Đứa con ông, 6 tuổi đầu đã vẹo lưng cõng củi chính thức làm nghề tiều phu! Nó không biết chữ, dù đã quá tuổi đến trường từ hơn 1 năm nay.

Tại sao bây giờ ông Páo không có hộ khẩu? "Tôi đã được sinh ra ở xã Lý Bôn, lớn lên ở Thái Học (các xã của huyện Bảo Lâm). Bố tôi tên là Sùng A Chinh, chết ở xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc. Mẹ tôi tên là Vàng Thị Thu, mộ bà nằm ở quả núi bên kia, giờ đứng nói chuyện với anh tôi cũng vẫn nhìn thấy mộ bà. Giấy tờ, chứng Minh nhân dân của tôi cũng đã từng có, tôi nhớ chứ. Nhưng hồi bà vợ 2 của tôi chết, nhà đông người đến viếng quá, thất lạc mất hết. Riêng hộ khẩu, tôi từng xin nhập vào thị trấn Pác Myều từ năm… 1979, đưa giấy tờ cho ông Hiền, là ủy viên ủy ban, nhà ở đầu cầu của thị trấn, ông ấy giờ chết rồi. Khi tôi về đây sinh sống, tôi đã 2 lần đi xin nhập khẩu nhưng cán bộ bảo, ông là người địa phương mà, ông cứ ở đi, ông không ăn cắp ăn trộm là được.

Khi được hỏi về ước mơ, về cái việc ông muốn chúng tôi giúp điều gì? Ông Páo khóc, gương mặt đen cháy, khô đét của ông dăn deo, ông ấp thằng A Đại vào lòng như muốn vò nhàu nó đi. "Cái gì cũng thiếu, cán bộ giúp tôi được cái gì tôi biết ơn cái ấy. Muốn dựng cái nhà ván lợp lá cho các con ở, nhưng không biết người ta có giúp không? Muốn có hộ khẩu, được hỗ trợ khi đau ốm, khi bị đói suốt 3 ngày không có gì ăn như những người nghèo khác ở Mông Ân này. Hôm nào thằng Lự đi chợ gặp mưa lũ (qua 4 khúc suối) về muộn, là tôi đói vàng mắt, nó mang mỳ, mang rau về thì mới có cái ăn mà. Ở trong cái "lỗ đá" này khổ lắm. Vụ rét này chưa biết sống ra sao!".

Trời về chiều, gió lạnh căm, mây phủ ùn ùn. Hang núi rét mướt lạ lùng, ngọn lửa thốc lên, mái hang óng ánh đen như ma quái. Ngọn đèn dầu kia, về đêm nó cháy leo lét, có lẽ chỉ làm tăng cảm giác cô quạnh của gia đình "tiền sử" gồm ông già và hai đứa trẻ có mẹ bị bán mất tích. Chúng tôi không nỡ rời bước, ném lại cho trời đêm và núi rừng hoang thẳm bịt bùng này 3 con người không chứng Minh nhân dân, không giấy khai sinh, không hộ khẩu, không được hưởng bất cứ chính sách hỗ trợ nhân ái mà họ đáng được hưởng nào của chúng ta.

Chợt thảng thốt, chỗ tiền mà các trí thức nghèo chúng tôi để lại là quá lớn đối với ông Páo. Song, đêm nay, bố con ông vẫn đói, vẫn nhạt nhẽo ăn hai túm mì sợi cuộn trị giá 10 nghìn đồng do thằng Lự vừa đổi bó củi gỗ tạp mang về. Bởi nếu cầm tiền đi chợ và quay về thì trời đã sắp chuyển sang… ngày mới, trong khi chúng tôi không mang theo đồ ăn thức uống, chỉ có ít tiền mọn, mà tiền thì không thể nấu lên ăn được. Họ chan, húp thứ mỳ trắng bệch nấu với nước suối rồi chuẩn bị để lụi cụi bò vào trong vách đá lạnh ngắt kia.

Tôi mạnh dạn hứa, lần sau lên, sẽ quyên góp dựng cho ông Páo một nếp nhà. Thật khó để ai đó không khóc bật lên thành tiếng, khi thấy Lự, 7 tuổi, bé xíu, oằn lưng cõng một bó củi khổng lồ như vậy, vượt bao ngọn núi để đổi về hai gói mỳ trị giá 10 nghìn đồng…

Đỗ Lãng Quân - số 48

http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=153161

Các tin đã đăng:
Về đầu trang