Ngày
nay trên thế giới, ăn chay là thời thượng, có tính văn hóa và văn minh
cao. Ở Việt Nam, ngay từ ngày đầu năm mới cũng là ngày mồng Một, trùng
với lịch ăn chay của người Phật tử nên người ta thường ăn chay bên cạnh
việc đi chùa lễ phật, lễ Phật đầu năm cầu cho đất nước thanh bình nhân
dân an lạc, bà con thân quyến dồi dào sức khỏe...
Ăn chay thuần khiết vừa làm đẹp cho cơ thể vừa làm đẹp cho tâm hồn
Bởi vậy, ăn chay ngày tết vừa mang ý
nghĩa tâm linh vừa là nét văn hóa tết độc đáo của người Phật tử. Cũng
cần nói thêm, ở Nam bộ, ăn chay ngày tết là hiện tượng khá phổ biến ở
một số gia đình từ nông thôn đến thành thị.
Phật giáo chủ trương
ăn chay giúp con người bớt sát sinh, tạo nghiệp lành để gieo lòng từ bi,
hướng thiện. Trong Ngũ giới cấm của nhà Phật có giới cấm sát sinh. Do
đó, cấm sát sinh và ăn chay có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với
nhau.
Ăn chay đầu năm để cầu sự thuần khiết, thanh tịnh nhẹ nhành an lạc cho cả năm
Với những ngày đầu năm, người ta ăn món
gì thì cúng ông bà tổ tiên món nấy. Cúng chay ngày tết mang ý nghĩa cầu
mong cho cửu huyền thất tổ được nhiều phước lành, hướng về Phật pháp,
hướng về điều lành được thanh thản và sớm siêu thoát.
Mặt khác, ăn chay ngày Tết giúp cho mỗi người biết hướng về điều thiện, điều lành, phát từ tâm, tạo nhân duyên tốt…
Trong thời khắc giao hòa của năm cũ và năm mới, cho đến những ngay
Tết mà cả nhà cùng biết ăn chay, cúng chay, những mâm cơm chay thuần
khiết, thanh tịnh thì chắc hẵn cả năm sẽ được nhẹ nhàng, an lạc thì còn
gì bằng!
N.N