Các bộ sử lớn trong truyền thống
Phật giáo Tích Lan, các bộ luận đại thừa trong truyền thống Phật Giáo
Tây Tạng đã đề cập rất nhiều về Di Lặc. Trên mặt tạc tượng mỹ thuật Phật
Giáo, hình ảnh bồ tát Di Lặc đã xuất hiện khá sớm từ thế kỷ thứ hai tây
lịch và trải qua gần 2000 năm lịch sử phát triển, hình ảnh Di Lặc đã
phát triển rất đa dạng, có khi là bồ tát qua hình tướng một vị thái tử,
có khi là một vị bồ tát đang ngồi trầm tư, cũng có lúc được thờ cúng như
một vị Phật, có khi được diễn tả như một vị hoà thượng thiền sư.
Trong truyền thống Phật Giáo Việt
Nam, ngài Di Lặc có một vị trí khá quan trọng. Người Việt đã tôn thờ
ngài gần cả nghìn năm kể từ thời Lý cho ñến ngày nay. Phật giáo Việt Nam
chịu ảnh hưởng khá lớn nền văn hoá Phật Giáo đại Thừa từ Trung Hoa nhu
nhập vào, do vậy tín ngưỡng và hình tượng thờ Di Lặc tại Việt Nam, chịu
ảnh hưởng nền văn hoá phật giáo Trung Quốc, nhất là nền văn hoá Phật
Giáo từ thời Minh do các vị tăng người Trung Quốc cuối thời Minh qua
truyền ñạo ở Việt Nam.
Bài viết này sẽ chú trọng về lãnh vực văn hoá nghệ thuật và cách thờ bồ tát Di Lặc ở Việt
Nam.
Phần đầu của bài sẽ bàn sơ qua về ý nghĩa hình tượng bồ tát Di Lặc được
thờ ở các chùa Việt. Phần hai sẽ bàn về lịch sử tín ngưỡng của Di Lặc
trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam khởi đầu từ thời Lý và Trần, được
phát triển trong thời Trịnh Nguyễn, và hình thành trong các thập niên
cận đại. Phần thứ ba, bài viết sẽ bàn một vài hình tượng điêu khắc tiêu
biểu về bồ tát Di Lặc có từ thế kỷ 17 và đạt đến trình độ nghệ thuật vào
cuối thế kỷ 18. Để hiểu thêm về hình tướng của tượng Di Lặc thờ ở các
chùa tại Việt Nam, trong phần thứ tư bài viết sẽ tóm lược thân thế và sự
nghiệp của hoà thượng Bố Đại, được xem như là hoá thân của Di Lặc bồ
tát. Cũng như qua hình ảnh vị hoà thượng thiền sư này, Phật Giáo Viêt
Nam qua ảnh hưởng của Phật Giáo thời Minh Thanh, đã đồng hoá Bố Đại là
Di Lặc.
Xuất thân từ bối cảnh lịch sử cuối
thời Đường và trong thời Tống khi văn hoá thiền tông cực kỳ phát triển,
phần năm của bài viết sẽ cho chúng ta những hình ảnh và vị trí của hoà
thượng Bố Đại ban ñầu qua tranh thiền, từ bức tranh thứ 10 trong thập
mục ngưu đồ đến các chủ đề khác về hoà thượng thiền sư Bố Đại qua các
bức hoạ thủy mặc, cũng như tranh vẽ màu theo truyền thống cổ điển. Chùa
Nhạc Lâm quận Ninh Ba và núi Phi Lai Phong tại chùa Linh Ẩn đất Hàng
Châu tỉnh Triết Giang là nơi xuất thân của tín ngưỡng Di Lặc qua hoá
thân của ngài Bố Đại, do vậy phần cuối cùng của bải viết sẽ truy nguyên
những hình tượng điêu khắc tạo hình đầu tiên của Di Lặc để chúng ta hiểu
thêm sự liên quan mật thiết hình tượng bồ tát Di Lặc được thờ ở các
chùa Phật Giáo Việt Nam hiện nay với những hình tượng đã được hình thành
từ thế kỷ 13-14, là những khuôn mẫu cho các hình tượng Di Lặc hiện đại.
Nói tóm lại, bài viết chú trọng về mặt phát triển lịch sử mỹ thuật phật
giáo của bồ tát Di Lặc xuyên qua hình ảnh hoà thượng Bố Đại, do đó, bài
này sẽ không bàn tới lịch sử phát triển tôn giáo và tính ngưỡng của Di
Lặc trong các truyền thống khác.
GS Nguyễn Tri Ân
thuvienhoasen.org