ĐỂ ĐỨC PHẬT DI LẠC ĐI VÀO ĐỜI THƯỜNG Khi đặt bút viết những dòng này, lòng tôi luôn miên man về một khoảng thời gian xa xăm nào đó, ở phương trời tây âu, với những tâm hồn yếu đuối, và sống lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo, dù là một tôn giáo áp đặt, luôn cầu mong cho mình , cho con cái mình một cuốc sống ấm no và hạnh phúc, hay ít ra có ai đó “bổng dưng “ cho quà. Ông già Noel ra đời. Theo thời gian, và cũng nương theo các thương thuyền, chiến thuyền đi “khai mở” đất đai, xâm chiếm thô bạo các nền văn minh khác và áp đặt ngang ngược quy chế thuộc địa. Ông Già Noel nhờ đó cũng đến
được các nơi , và cho đến ngày hôm nay, Ông già Noel đã ngang nhiên
“diễu hành” đầy đường phố Sài gòn đầy vẻ kiêu hảnh như thửơ đất nước
mình còn bị nô dịch dưới thời thực dân Pháp, mỗi khi lễ Noel, ngày mà tín hữu Kytô tin là ngày giáng sinh của Chúa Jesus ! Người có chút lòng tự tôn dân tộc thì thoáng chút buồn; người có chút tri thức lịch sử thì cảm thấy đau nhói con tim. Chì có những người bàng quang, vô tư lư hay những nhà kinh doanh , thương mại, thì hí hửng mừng vui ra mặt, ra luôn tiền sảnh các cửa các nhà hàng , khách sạn ! Dù thiên hạ không biết lai lịch ông già Noel ở đâu, có thật không. “Món Ngon Mỗi Ngày “
của HTV7 cũng sốt sắng vào cuộc . Năm rồi dành nguyên cả một tháng 12
để giới thiệu những món ăn giáng sinh. Năm nay tuy không có nhưng cũng có món “Trứng Cúc bách Hoa”cô Diệu Thảo muốn chúng ta thức đêm mừng giáng sinh ăn! Nếu tôi nhớ không lầm thì bác
sĩ từng khuyên chúng ta chớ ăn vào lúc nữa đêm kia mà ! Chưa hết đêu,
HTV cón dàn dụng nhiều chương trình gọi là mừng giáng sinh , thậm chí
không ngần ngại làm cả những chương trình giáng sinh dành cho thiếu nhi nữa đấy. Những ai có theo dõi thường xuyên sẽ thấy ngay. Những câu “Merry Chrsimas” như đã trở thành một thứ
ngôn từ thể hiện cho đẳng cấp vậy. Câu này nhiều năm nay cũng nghiễm
nhiên có mặt trên sóng đài truyền hình Việt Nam (VTV) với đầy đủ vế “Merry Chrismas & Happy New Yea” bất chấp hiện nay, nhiều nơi trên thế giới và ngay tại nước Mỹ , người ta chỉ còn dám viết và chúc nhau “Holidays Season” thay vì “Christmas Season” và “Happy Holidays” thay vì “Merry Chrismas”. Vì vậy, khi nỗi buồn vể một sư cô ở chủa Đình Quán hăng hái và nô nức sang nhà thờ chúc mừng Noel và hát thánh ca ,gây nên một hình ảnh phản cảm, khó chịu và gây bất bình trong nhiều
giới Phật tử chúng ta, còn âm ỉ trong lòng thì tôi đã muốn rơi nước mắt
khi đọc bài của đạo hữu Nguyễn Thị Ngọc TRâm với tựa đề “NỤ CƯỜI DI LẠC NĂM 2012 SẼ ĐI ĐẾN NHỮNG ĐÂU”. Câu hỏi của đứa con bạn Ngọc Trâm cũng là câu hỏi của rất nhiểu thế hệ phật tử có tâm huyết với chánh pháp. Có người đã nằm xuống rồi mà trong lòng vẫn còn ấp ủ những hoài bảo đẹp về hình bóng Di Lạc Tôn Phật xuống phố giữa mùa xuân. Ước mơ nhỏ nhoi, đâu có gì to lớn mà sao trãi nhiều cuộc đời , đứng dưới bóng là cờ ngũ sắc, chưa có ai làm được ? Đức
Phật Di Lạc của chúng ta có lý lịch hẳn hoi, có dáng vấp phương đông
thuần khiết, có tâm đại hỷ-đại xả bao la và nhất lá nụ cười luôn tươi nở
trên đôi môi xuân sắc. Đêm giao thừa chính là thời khắc chúng ta đón mừng Ngài đản
sanh bên mùa xuâ rộn rả. Đức Phật Di Lạc của chúng ta đến với mọi người
không bằng thù oán, tiêu diệt . Ngài sẽ đến với các em thiếu nhi , nhất
là những em có hoàn cảnh đặc biệt mà không cần dựa vào một loại “dịch vụ” ăn theo nào , bởi vì nếu Ngài hiện hữu bằng những thứ ấy thì cũng có lúc sẽ chết khi những thứ ấy không còn . Ngài luôn ở trong tim mọi người mà . Ngài hiện diện hài hòa trong nếp sống và văn hóa Việt Nam, không theo mùa, và sẽ chẵng bao giờ mất đi hay bị photocopy cái dáng vè bề thề ,khó bị “đụng hàng” của ngài . Tết năm rồi, tôi những tưởng ước mơ chính đáng , đưa đức Di Lạc vào đời thực đã trở thành hiện thực khi CLB Hoằng Pháp Trẻ thưc hiện hóa trang cho ba “Ông” Phật Di Lạc hết sức bất ngờ. Dù rằng, cách hóa trang và y phục tự chế còn rất thô sơ, thiếu bố cục chặt chẻ và không nhất thiết phải là chư tăng xuất gia mà cũng có thể chọn từ những Phật tử “có bề thế” nhiệt tình tham gia. Tôi tin rằng những hoạt động này người phật tử chúng ta luôn sẵn lòng. Chúng ta hảy xem vài hình ảnh đinh kèm theo đây để mở lòng đôi chút , cùng chia vui với những tâm huyết đáng kính này. Tất nhiên , “mai sau dù có bao giờ” công lao đầu này vẫn phải dành riêng cho Đại Đừc Chủ Nhiệm CLB Hoằng Pháp Trẻ. Hy vọng từ mô hình này PG các nơi tùy duyên tạo dựng nên hình ảnh đáng nên có này trong nếp sống cộng đồng Phật giáo. . Hình 1 : Thầy Trí Lực& Thầy Duy Nhiếp hóa trang thành Di Lạc Phật . Hình 2 : Thầy Tánh Khả hóa tranh Di Lạc Phật chúc tết các bé bất hạnh. Hình 3 : Di Lạc đang giao lưu, ca hát. (Ảnh nguồn daitangkinhvietnam) Khi nói đến việc này , tôi thường gởi gấm niềm tin vào GĐPT và bây giờ còn có thêm các CLB Thanh Niên Phật Tử. Đây là công việc rất phù hợp với tưởi trẻ, mong các bạn vì một mơ ước chánh đáng của hàng triệu người con Phật chung tay thực hiện. Tôi biết có những GĐPT có những đội múa lân rất hùng mạnh , không kém các đội lân chuyên nghiệp là bao, đi múa chúc tết các nhà đạo hữu, đoàn sinh. Rồi lại còn có những GĐPT mà ngay đêm giao thừa chia nhau đi lì xì cho những người không
nơi cư ngụ, đang nằm vất vưởng đó đây ở chơ, lề đường…Các bạn làm được
những chuyện ấy, thì chuyện thay nhau hóa trang thành Di Lặc nào có khó
khăn gì, lại còn đem đến bao ngườn vui lớn . Vài
năm trở lại đây, tôi thấy một vài nhóm hóa trang thành vị thần tài, ông
địa, có trống lân kèm theo, đi đến từng nhà chúc tết để nhận thù lao.
Việc ăn theo đó dị đời mà người ta làm được , còn chuyện đức Di Lạc đêu
phải hoang đường vô vị. Xem ra để tạo dựng , khơi nguồn một ý thức –hình ảnh văn hóa không phải đơn giản , nhưng nó sẽ nhanh chóng thành hiện thực nếu có lòng quyết tâm , lòng quyết tâm ấy sẽ
trở thành sức mạnh nếu được chấp cánh bởi hàng triệu con tim người con
Phật cả nước. Để mỗi mùa xuân về, ngoài niềm vui đoàn tụ , hân hoan với
đất trời, người con Phật còn được chào đón một hình ảnh thân thương của Ngài Di Lạc . Chúng ta hảy cùng nhau cổ vũ và ủng hộ cho mô hình này. DƯƠNG NHƯ TÂM |