“Một chữ đem lại hòa bình thì tốt hơn một ngàn chữ rỗng”.
Ngày trăng tròn tháng Năm đã được
Đại hội đồng Liên hiệp quốc công nhận như là ngày thiêng liêng nhất của
người Phật tử, những người kỷ niệm ngày đản sanh, thành đạo và nhập
diệt của Đức Phật. Tôi chân thành cảm ơn những người tổ chức lễ kỷ niệm
tại Ajutthaya và Bangkok về việc làm mới lại sự phối hợp với UNESCO và
công việc mà chúng tôi theo đuổi để tạo nên hòa bình như một phần trong
cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Hòa bình mỗi ngày là mục tiêu mà chúng tôi muốn chia sẻ. Năm 2011,
UNESCO đã đăng cai tổ chức một hội nghị chuyên đề tập trung vào việc tìm
hiểu về sự đóng góp của Phật pháp đối với toàn thể vũ trụ, nhân văn và
hòa bình. Sự kiện này đánh dấu lễ kỷ niệm 2.600 năm, ngày giác ngộ của
Đức Phật. Những giá trị đối với toàn thể vũ trụ, nhân văn và hòa bình
cung cấp một định hướng đạo đức để vượt qua trong những lúc bất ổn. Phật
giáo kêu gọi UNESCO, với vai trò của mình, hãy tạo ra tiếng vang của
lòng từ bi nhằm tăng cường sự thống nhất về đạo đức và trí tuệ trên toàn
thế giới.
Những nền tảng của nền hòa bình thực thụ nằm ở nơi khả năng của mỗi cá
nhân trong việc hình dung ra một thế giới tốt đẹp hơn và định hình thế
giới theo mô thức ấy thông qua sự tôn trọng, không bạo lực và lòng từ
bi. Điều này đòi hỏi các hình thức mới của tình đoàn kết trong các xã
hội và giữa các xã hội với nhau. Và đòi hỏi chúng ta phải có một mối
quan hệ mới với trái đất. Những lời dạy của Đức Phật khuyên chúng ta
phải suy nghĩ sâu sắc về thế giới và xã hội mà chúng ta đang sống. Đức
Phật khuyên chúng ta trao đổi với các tôn giáo và các nền văn hóa khác
trong tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.
Việc thực hiện mục tiêu hòa bình hàng ngày trong cộng đồng và bảo vệ
thiên nhiên là điều sống còn vào lúc này, lúc mà có quá nhiều người sống
trong cảnh nghèo nàn, không được tiếp cận giáo dục và y tế, khi mà
người phụ nữ không được hưởng các quyền bình đẳng, và khi những hành
động của con người đe dọa tới môi trường. Những điều ấy sẽ là những vấn
đề trọng tâm trong Hội thảo Liên hiệp quốc về sự phát triển bền vững
(Rio+20) sắp được diễn ra tại Brazil vào tháng Sáu này. Mục tiêu của
chúng tôi là phải xây dựng những nền kinh tế, xã hội xanh trong thế kỉ
tới.
Phật giáo dạy chúng ta rằng “Chúng ta chính là ông chủ của mình”. Điều
này ngụ ý rằng, trách nhiệm chính thuộc về bản thân chúng ta và thế
giới. UNESCO được sáng lập dựa tên niềm tin tương tự vào chân giá trị
vốn có của mỗi con người và nhu cầu muốn phát triển khả năng của tất cả
người nam lẫn người nữ. Tôi nhận thấy đây là nền tảng cho một chủ nghĩa
nhân đạo mới trong một thế giới luôn thay đổi. Tầm nhìn này truyền cảm
hứng cho UNESCO làm việc để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong giáo dục,
văn hóa, khoa học và truyền thông, xem đấy như là một cách để trao quyền
cho mỗi cá nhân, dựa trên nền tảng của đạo đức, sự bình đẳng và tôn
trọng lẫn nhau.
Nhân dịp kỷ niệm Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 9, tôi xin gởi lời
chúc chân thành nhất đến các Phật tử trên khắp thế giới.
Tổng giác đốc UNESCO
Irina Bokova
Kim Loan chuyển ngữ
(Theo Undv.org)