Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Đi lễ chùa đầu năm ở thành phố lãng mạn nhất thế giới!
28/02/2014 15:44 (GMT+7)




Khác với chốn tâm linh khác ở Việt Nam vẫn ồn ào, bát nháo trong dòng người vào hành lễ, xin ấn đầu năm vẫn thường thấy, về với phố cổ Hội An những ngày này, du khách sẽ cảm thấy hài lòng về những dòng người đứng hàng cây số, đội nắng, trật tự, đứng trang nghiêm vào hành lễ chùa xin lộc đầu năm.

Thịt chó trước cổng chùa

Đi lễ chùa đầu năm mới đã từ bao đời nay trở thành một nét sinh hoạt văn hóa của người Việt. Đi lễ chùa không chỉ đơn thuần là hình thức tín ngưỡng tâm linh mà trên hết còn hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc, giúp con người hướng đến cái chân - thiện - mỹ ở đời và dung hòa giữa hai nét đẹp văn hóa: đạo và đời.

Chúng hòa quyện vào nhau như một thể thống nhất. Đến cửa chùa chiền đầu năm, ai nấy cũng mong muốn được cầm trên tay những lá xăm hay quẻ thăm may mắn và cùng gửi gắm vào đấy những buồn vui và hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn.

“Đi lễ chùa để cầu những việc thiện, cầu cho sức khỏe của gia đình, sẽ vứt bỏ mọi phiền toái, san sẻ niềm vui và chia sớt nỗi buồn…”, đó là những gì được cô Trần Thị Thu, khách hành hương đến từ Đà Nẵng chia sẻ khi đến vào hành hương chùa Phúc Kiến (Hội An).

Nhưng hiện nay, những nét đẹp đích thực của văn hóa đi lễ chùa đầu năm mới hầu như bị mai mọt. Sự xuất hiện của cái gọi là lá xăm cầu mua may bán đắt, xin lộc phù hộ thăng quan tiến chức … đã phần nào đó đánh mất giá trị đích thực của nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm.

Nhiều du khách hành hương vào lễ chùa đã không khỏi chạnh lòng mà ngậm ngùi xót xa, thậm chí cảm thấy phiền lòng khi ở cửa Thiền lại xảy ra tình trạng đặt tiền lễ, tiền công đức tùy tiện trước tượng Phật; hay hàng thịt chó, thị hoẵng, heo quay trước cổng chùa làm mất đi sự tôn kính, trang nghiêm. Hiện tượng tiền thật rơi rớt khắp nơi quanh chánh điện, trên đầu tượng phật, dưới tòa hoa sen,… vẫn không là lạ ở hầu hết các chùa ở miền Bắc. Hay cảnh chen lấn, xô đẩy đến ngất xỉu; thậm chí cả cảnh cướp vẫn diễn ra thường xuyên.

 

Dù đã được cảnh báo về tình trạng quá tải lễ đền Trần (Nam Định) nhưng năm nào cũng vậy, dòng người hành hương về xin ấn lại đông nườm nượp, quá tải, khiến tình trạng lộn xộn, bát nháo, mất trật tự lại diễn ra như cơm bữa trong mấy ngày vừa qua.

Chuyện tiền lễ được tìm thấy trên bệ các tượng phật, cài vào những cành hoa, để lên giá nến, cài vào chân, tay tượng Phật, hay thậm chí nhét vào khe cửa, vào miệng các linh vật trong chùa...  khiến quang cảnh chùa mất đi sự tôn nghiêm.

Đợi hàng hàng giờ để được vào lễ chùa

Những ngày cuối tháng Giêng, những dòng người về với thành phố cổ Hội An rất đông. Bên cạnh những điểm vui chơi, giải trí nhộn nhịp, sầm uất vẫn còn đó những chốn tâm linh tĩnh lặng, tôn nghiêm nơi cửa thiền.

Đoàn người đứng đội nắng trang nghiêm, trật tự đứng xếp hàng để được đến lượt vào chùa Phúc Kiến để xin xăm, xin lộc Bà Thiên Hậu Thành Mẫu.

Chùa Phúc Kiến, chùa Ông, chùa Cầu và các nơi thờ tự tâm linh khác luôn đông nghẹt từng dòng người đến hành hương đầu năm để xin lộc. Tuyến đường cổ Trần Phú nối dài đến Nguyễn Huệ luôn tấp nập đoàn người. Đây là tuyến đường tập trung nhiều chùa chiền, chốn tâm linh nhất của phố cổ.

Hội quán Phúc Kiến (người dân phố Hội gọi là chùa Phúc Kiến) là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, là ngôi chùa cổ nhất tại Phố cổ Hội An những ngày này có hàng chục vạn lượt người vào viếng để xin xăm, xin lộc Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu đầu năm.

Mỗi vị khách vào viếng chùa Phúc Kiến phải mua 1 lá vé vào cổng. Sau khi xếp hàng từ cồng Tam Quan vào phía bên trong chánh điện gần 300m, mỗi khách hành hương phải đứng đợi để đế lượt mình vào xin xăm, xin lộc Bà.

Để dòng khách hành hương vào lễ chùa xin xăm, xin lộc không làm ảnh hưởng đến các đoàn khách du khách quốc tế, ban quản lý đã bố trí một dãy hành lang dài để đoàn người  trật tự đứng trang nhiêm vào lễ chùa.

Còn tại khu vực chùa Ông, tuyến đường dài nối từ Trần Phú đến Nguyễn Huệ, đoàn người xếp hàng dày đặc để chờ xin xăm rất đông. Dù trời nắng gắt nhưng mọi người vẫn trật tự đội nón, che dù, khoác áo đứng tôn nghiêm để được đến lượt mình.

Theo nhiều người dân sống gần chùa Ông, từ 2-3 giờ sáng hàng ngày (mặc dù đến 4 giờ mới mở cửa) đã có hàng trăm người túc trực để được vào xin những lá xăm may mắn đầu tiên. Nhiều người đã xếp hàng đợi cả gần 4 tiếng đồng hồ. Tuy vậy, dù 2 ngày diễn ra nhưng vẫn không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.

Anh Trần Văn Anh, khách hành hương đến từ TP.HCM ra Hội An để được vào chùa Ông xin lộc, xin xăm cho biết: “Chúng tôi đã đứng đây đợi hơn 3 giờ rồi. Dù đứng trời nắng, đội mũ, che dù nhưng chúng tôi cảm thấy yên lòng vì dòng người vào hành lễ rất trang nhiệm. Có được điều này cũng nhờ quản lí nghiêm ngặt, nên ai tới trước vô trước, ai tới sau vô sau chứ không chen lấn, đè lên nhau mà lễ chùa xin lộc. Sang năm chúng tôi nhất định sẽ ra lại Hội An”. Trước đó một năm, trong dịp Tết Nguyên Tiêu này, TP.Hội An cũng vinh dự được nhận giải thưởng “Hội An - Thành phố được yêu thích nhất” do tạp chí Gold Award (Mỹ) bình chọn…

Nụ cười thân thiện của người dân phố cổ Hội An
Dương Văn

 

http://motthegioi.vn/xa-hoi/di-le-chua-dau-nam-o-thanh-pho-lang-man-nhat-the-gioi-49183.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang