Giao thừa giờ Tý (từ 23 giờ ngày 29 Tết đến 1 giờ mồng 01 Tết), lập
bàn thờ cúng bái Thiên Địa ngoài sân thì nên quay mặt lễ về hướng Đông
Bắc (cát môn) và hướng chính Bắc (sinh môn).
Đốt đèn, dâng hương cúng Phật, và Tổ Tiên trong nhà nên chọn giờ Tỵ (từ 9 đến 11 giờ).
Giờ thượng cát (rất tốt) để cầu phúc, cầu tài lộc, cầu thọ là giờ
Ngọ (từ 11 đến 13 giờ) lễ Ngọc Đường quý nhân và giờ Dậu (từ 17 đến 19
giờ) lễ Thiên Ất quý nhân.
Giờ đại cát (cực tốt) để xuất hành đến chùa cầu an là giờ Tỵ (từ 9
đến 11 giờ), và giờ Ngọ (từ 11 đến 13 giờ). Lúc xuất hành nên đi theo
hướng chính Tây để nghênh đón Tài Thần, hoặc hướng Tây Bắc để nghênh
đón Quý Thần.
Giờ Sửu (từ 01 đến 03 giờ), giờ Thân (từ 15 đến 17 giờ), giờ Hợi (từ 21 đến 23 giờ) là giờ hung (xấu).
Giờ Dần (từ 03 đến 05 giơ), và giờ Mão (từ 05 đến 07 giờ) là giờ Tiệt Lộ Không Vong, không nên xuất hành.
Chính Đông là hướng Ngũ Quỷ. Chính Nam là Tử môn (cửa chết). Không được lễ bái, xuất hành hai hướng này.
* Theo Trung Quốc Dân Lịch (năm Quý Tỵ - 2013) và Đổng Công Soạn Trạch Nhất Yếu Giác, trong tháng giêng, các ngày tốt dùng để khai trương buôn bán, khởi đầu công ăn việc trong năm mới là:
- Mồng 06 (ngày Nhâm Tý, trực Khai), các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Thìn (từ 7 đến 9 giờ), Tỵ (từ 9 đến 11 giờ).
- Mồng 10, (ngày Bính Thìn, trực Mãn), các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Ngọ (từ 11 đến 13 giờ).
- Ngày 12 (ngày Mậu Ngọ, trực Định),
các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Tỵ (từ 9 đến 11 giờ). Ngày này có các
sao tốt như: Huỳnh La, Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Kim Ngân, Khố Lầu, Điền
Đăng, Nguyệt Tài Khố chiếu soi nên được coi là ngày tốt nhất đối với
việc khai trương, xuất hành đi xa trong năm mới.
* Các ngày tốt để cầu Phúc: Mồng 03, mồng 06, mồng 10, ngày 12, và ngày 16.
* Các ngày tốt để cầu Tài: Mồng 03, mồng 09, mồng 10, ngày 18, và ngày 21.
* Các ngày tốt để xuất hành đi xa: Mồng 9, ngày 18, ngày 21 và ngày 25.
Lưu ý:
1. Cần nhận thức đúng
đắn rằng đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu. Phật giáo
quan niệm rằng tùy thuộc nghiệp nhân thiện hay ác trong quá khứ và hiện
tại của mỗi cá nhân mà tác thành nghiệp quả tốt hay xấu của chính họ
trong tương lai.
Việc tin vào ngày, giờ tốt xấu là theo
tín ngưỡng dân gian. Người phật tử có chánh kiến phải xác định việc coi
ngày tốt xấu chỉ là phương tiện nhằm giúp cho những người khác trong
gia đình yên tâm.
Bình tâm suy ngẫm sẽ thấy nếu coi ngày
tốt để khởi sự làm việc dẫn đến kết quả tốt thì cần gì phải tạo phước,
tu thân, tích đức. Nếu kết quả tốt đẹp trong mọi công việc chỉ nhờ vào
coi ngày thì sẽ trái với lý nhân quả - nghiệp báo, duyên khởi, một
trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo.
Do đó, quan niệm trước khi làm những
việc hệ trọng cần tọa thiền, tĩnh tâm, tụng kinh, giữ trai giới, bố thí
làm phước để hồi hướng công đức, và hợp thời là làm, không cần coi
ngày giờ tốt xấu có thể nói đó là chánh kiến, là kim chỉ nam cho mọi
hành động, và việc làm của người phật tử chánh tín.
2. Thông tin về ngày
giờ tốt xấu trên đây chỉ có giá trị tham khảo và giới thiệu cho những
ai có nhu cầu mà không phải tốn tiền đi coi "thầy" này "cô" kia.
Quần Anh