, văn hóa và lãnh thổ,
để dung hòa hóa độ, đem ánh quang minh đó chiếu khắp mọi nơi.
Do yếu tố đặc thù này, ngay từ buổi đầu của những ngày đức Phật Thích
Ca Mâu Ni vừa thành tựu chánh giác, Ngài không cố định sử dụng tiếng
nói nào để thuyết giảng, đi đến đâu, gặp giai cấp nào, đều từ bi bình
đẳng tận tình hóa độ như nhau.
Có lần đệ tử của Ngài đã đưa ra ý kiến phải sử dụng tiếng nói của
giai cấp thượng lưu để truyền trao kiết tập Thánh điển, nhưng đức Phật
không nhận lời như vậy, mà chỉ khuyên nên tùy theo địa phương, tùy theo
chủng tộc mà nói tiếng đó họ nghe hiểu được mới chính là mục đích của
việc giảng dạy.
Từ các nét đặc trưng căn bản đó, đã hình thành nên Phật giáo có diện mạo như ngày hôm nay.
Một số quốc gia và chủng tộc như Srilanka, Myanma, Campuchia, Lào,
Thái Lan, Tây Tạng, Mông Cổ, Phật giáo đã trở thành nền văn hóa chính
thống của mình.
Một số quốc gia khác đã hoàn toàn dung hòa Phật giáo vào nền văn hóa
bản địa, hòa hợp thành một để nâng cao nền văn hóa vốn có như: Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản v.v... và hiện tại ở một số nước, họ đang tiếp
nhận và ứng dụng Phật pháp vào xã hội.
Cho dù như thế nào đi nữa, tính chất nhất quán xưa nay của Phật pháp,
vẫn là vô thường, khổ, không và vô ngã, đều là phương pháp đối trị với
tham lam, sân hận và si mê, đưa đến giác ngộ giải thoát.
Tuy khác màu da, giọng nói, chủng tộc v.v.. nhưng Phật giáo là một,
giống như phương pháp giáo dục tùy theo giới tính, tuổi tác, trình độ và
sức tiếp thu của từng người mà có những cách hướng dẫn khác nhau, nhưng
mục đích cuối cùng của giáo dục là nâng cao trí thức, mở rộng tầm hiểu
biết của con người vẫn giống nhau.
Phần trên khái quát các yếu tố chung và riêng của Phật pháp, tiếp đến
chúng ta trở lại yếu tố yêu cầu về nội dung căn bản cần có của Phật
giáo ca.
1. Sám hối nhìn lại chính mình
Khi bài hát được cất lên, có những câu làm chúng ta rung động bất tri
bất giác và phản tỉnh chính mình, những điều chưa tốt chưa đẹp cần phải
nhìn lại để cải thiện hơn.
2. Tán thán Tam bảo
Tiếp đến ca ngợi công đức đoạn trừ phiền não và từ bi cứu độ chúng sanh của Tam bảo.
3. Phát nguyện phụng hành
Sau khi phát nguyện cả đời này phụng hành lời dạy của đức Phật được
ghi chép trong giáo pháp, noi gương theo chư Tăng và bậc thiện tri thức
trong hiện tại mà thực hành, đưa đến một cuộc sống an lạc tự tại.
4. Khuyến thỉnh Tam bảo trụ thế
Thấy được lợi ích thiết thực của Tam bảo, thì chúng ta mở rộng tâm
hồn của chính mình, cầu nguyện Phật, Pháp và Tăng vĩnh tồn ở thế gian,
để đem ánh sáng này đi vào vạn nẻo, thường trụ trong vô lượng vô biên
kiếp.
5. Hồi hướng
Cuối cùng từ sự cảm nhận của cá nhân hướng đến mọi người, từ cảm nhận
đơn thuần mong cầu đến vĩ đại hơn và thực hành Bồ tát đạo, lấy lợi tha
làm chính. Lúc này tinh thần đã dâng lên rất cao, quên đi yếu tố cá
nhân, hy sinh vì đạo pháp, trở thành hóa thân của chư Phật, chư Bồ tát
và hiền thánh Tăng, tích cực đầy nhiệt huyết đi đến cứu giúp mọi người,
tự giác tự phát hoàn thiện chính mình, tự nguyện tự nhiên mang đến hành
động lợi ích cho mọi người.
Nếu bài Phật giáo ca đạt được những yêu cầu như trên, thì mỗi lần hội
nghị lớn cho đến sinh hoạt câu lạc bộ v.v.. khi cất lên tiếng ca, làm
thức tỉnh mọi người và hình thành nên sức mạnh tinh tấn vô biên, dung
hòa trong biển thanh tịnh cùa Phật pháp, quyết tâm thực hiện chí nguyện
cao cả vĩ đại.
Với sự dũng mãnh đầy trí tuệ này, thì ma quân tà đạo nào cũng vượt qua, bóng tối mờ ảo cũng được trừ bỏ.
Vì vậy do yếu tố yêu cầu của lịch sử phải đối diện như thế, kính mong
chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức mọi miền đất nước, vì lòng từ bi
và phương tiện thiện xảo của trí tuệ, nên tổ chức khuyến khích sáng
tác, chọn lọc khoa học công khai để có một bài Phật giáo ca đáp ứng đầy
đủ tinh thần ở trên.
Dưới đây, người viết giới thiệu tác phẩm Tam bảo ca, do Đại sư Thái Hư sáng tác, Đại sư Hoằng Nhất phổ nhạc, vào năm 1929.
Với lời nhạc thâm thúy vi diệu và âm điệu rất phù hợp, bài Tam bảo ca
đã trở thành bài kệ tán thán Phật, pháp và Tăng bằng âm nhạc hiện đại,
được cử hành trong các hoạt động của Phật giáo người Hoa hơn 80 năm nay.
Phần âm và dịch nghĩa để độc giả tiện theo dõi.
三宝歌Tam bảo ca
太虚法师作词 Sáng tác: Đại sư Thái Hư
弘一法师选谱 Phổ nhạc: Đại sư Hoằng Nhất
1.人天长夜,宇宙黯暗,谁启以光明?Rén tiān chángyè, yǔzhòu àn àn, shuí qǐ yǐ guāngmíng?
三界火宅,众苦煎逼,谁济以安宁?Sānjiè huǒzhái, zhòng kǔ jiān bī, shuí jì yǐ ānníng?
大悲大智大雄力,南无佛陀耶!Dàbēi dàzhì dàxióng lì, nán mó fótuó yé!
昭朗万有,任席众生,功德莫能明。Zhāolǎng wàn yǒu, rèn xí zhòngshēng, gōngdé mò néng míng.
今乃知:唯此是,真正归依处,Jīn nǎi zhī: Wéi cǐ shì, zhēnzhèng guīyī chù,
尽形寿,献身命,信受勤奉行. Jǐn xíng shòu, xiànshēn mìng, xìn shòu qín fèngxíng.
Năm tháng lu mờ, vũ trụ u ám, ai đem đến quang minh
Ba cõi vẫy vùng, khổ đau vô cùng, ai đem đến an lành
Đại trí đại bi, đại hùng lực, Nam mô Phật đà da.
Chiếu sáng muôn loài, thấm đượm quần nhân, công đức thật vô ngần
Con đã biết, ở ngay đây, nơi quy y chơn chánh
Cuộc đời này, hiến thân mệnh, nguyện tín thọ phụng hành.
2.二谛总持,三学增上,恢恢法界身。Èr dì zǒng chí, sān xué zēng shàng, huīhuī fǎjiè shēn.
净德既圆,染患斯寂,荡荡涅槃城!Jìng dé jì yuán, rǎn huàn sī jì, dàng dàng nièpán chéng!
众缘性空唯识现,南无达摩耶!Zhòng yuán xìng kōng wéi shi xiàn, nán mó dá móyé!
理无不彰,蔽无不解,焕乎其大明。Lǐ wúbù zhāng, bì wúbù jiě, huàn hū qí dàmíng.
今乃知:唯此是,真正归依处,Jīn nǎi zhī: Wéi cǐ shì, zhēnzhèng guīyī chù,
尽形寿,献身命,信受勤奉行. Jǐn xíng shòu, xiànshēn mìng, xìn shòu qín fèngxíng.
Nhị đế tổng trì, tam học thường tăng, hằng lưu pháp giới thân
Tịnh đức viên mãn, nhiễm ô đoạn trừ, đường Niết Bàn thênh thang
Tánh không nhân duyên, do thức hiện, Nam mô Đạt ma da
Chân lý cao thượng, giải thoát quần nghi, rực rỡ giữa nhân loài
Con đã biết, ở tại đây, nơi quy y chơn chánh
Cuộc đời này, hiến thân mệnh, nguyện tín thọ phụng hành.
3.依净律仪,成妙和合,山遗芳型。Yī jìng lǜ yí, chéng miào héhé, shān yí fāng xíng.
修行证果,弘法利世,焰绩佛灯明。Xiūxíng zhèng guǒ, hóngfǎ lì shì, yàn jī fú dēngmíng.
三乘圣贤何济济? 南无僧伽耶!Sān chéng shèngxián hé jǐjǐ? Nán mó sēng jiāyé!
统理大众,一切无碍,住持正法城。Tǒng lǐ dàzhòng, yīqiè wú ài, zhùchí zhèngfǎ chéng.
今乃知:唯此是,真正归依处,Jīn nǎi zhī: Wéi cǐ shì, zhēnzhèng guīyī chù,
尽形寿,献身命,信受勤奉行. Jǐn xíng shòu, xiànshēn mìng, xìn shòu qín fèngxíng.
Y tịnh luật nghi, vi diệu hòa hợp, Linh sơn lưu phương danh
Tu hành chứng quả, hoằng pháp lợi sanh, diệm tục Phật đăng minh
Thánh hiền ba thừa, nhiều vô lượng, Nam mô Tăng già da
Thống lĩnh đại chúng, tất cả vô ngại, giữ gìn chánh pháp thành
Con đã biết, ở tại đây, nơi quy y chơn chánh
Cuộc đời này, hiến thân mệnh, nguyện tín thọ phụng hành.
Quán Như