Ủy
ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể gồm 24 thành
viên đã bổ sung thêm 20 danh mục mới vào danh sách các Di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại.
Tụng kinh tại Ladakh
Các
danh mục mới này đại diện cho các nước Al-giê-ri, Ar-mê-ni-a, Áo,
A-zer-bai-jan, Bỉ, Bô-li-vi-a, Bra-xil, Bur-ki-na Fa-sô, Cô-lom-bi-a,
Côte d'Ivoire, Crô-a-ti-a, Ê-cu-a-đo, Pháp, Hun-ga-ry, Ấn Độ, I-ran,
Italy, Nhật Bản, Mali, Ma-rốc, Oman và Hàn Quốc.
Lần
công nhận này bao gồm chiếc mũ rơm toquilla dệt truyền thống của
Ê-cu-a-đo, lễ hội anh đào ở Sefrou, Ma-rốc, nghề thủ công và loại hình
nghệ thuật thổi sáo cổ dài được biết đến với tên gọi “Tar”.
Nói
đến di sản tụng kinh Phật, Ủy ban cho biết các tu sĩ Phật giáo trong
các tu viện và các làng của vùng Ladakh tụng kinh điển nhằm thể hiện cho
tinh thần, triết lí và giáo pháp của Đức Phật.
Trong
việc tụng niệm này, các nhà sư mặc quần áo nghi lễ và sử dụng các cử
chỉ bằng tay cũng như các dụng cụ âm nhạc khác nhau để cầu nguyện cho
các giá trị tâm linh, đạo đức và hạnh phúc của mọi người, vì sự trong
sáng và bình an, nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của các linh hồn ma quỷ hoặc
cầu xin sự ban phước của chư Phật, Bồ-tát và các vị thần.
Các
danh mục văn hóa phải tuân thủ theo các quy định với một loạt các tiêu
chí, bao gồm cả việc đóng góp vào việc phổ biến kiến thức về di sản
văn hóa phi vật thể và thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của nó.
Di
sản văn hóa phi vật thể phải bao gồm việc thực hành và biểu đạt trong
đời sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.
Chỉ
những quốc gia đã phê chuẩn vào Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi
vật thể mới có thể giới thiệu các yếu tố văn hóa để đưa vào trong danh
sách.
Cho đến nay, 146 nước đã phê chuẩn vào công ước, được thông qua bởi Hội nghị của UNESCO vào năm 2003 |