Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Chiêm bái một số kỷ lục Phật giáo Việt Nam 2012
21/12/2012 20:34 (GMT+7)


Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, đây đều là những kỷ lục có giá trị về lịch sử, văn hóa, góp phần tôn vinh, quảng bá hình ảnh Phật giáo Việt Nam ra thế giới.

Được biết, hiện nay một số hồ sơ Kỷ lục Việt Nam cũng đang được trình đề nghị Tổ chức Kỷ lục châu Á tiếp tục thẩm định và công bố trong thời gian tới.

Kienthuc.net.vn xin giới thiệu bạn đọc một số kỷ lục Phật giáo tiêu biểu như sau:

1. Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất

Ngày 9/6/0212 kỷ lục Việt Nam được châu Á tôn vinh là chùa Đồng (thuộc xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh). Đây là ngôi chùa đồng lớn nhất không còn xa lạ với nhiều Phật tử cùng du khách trong và ngoài nước. Chùa Đồng không chỉ có giá trị là chất liệu bằng đồng mà "đồng” còn có nghĩa là đồng lòng, đồng tâm hiệp lực, đồng nhất, đồng bộ.

 

Ngôi chùa mang dáng một đài sen đang nở này được đặt trên đỉnh núi Yên Tử, cao tới 1.068m so với mặt biển. Trải qua bao biến thiên, năm 2006, chùa Đồng được tạo dựng lại trên nền vị trí của chùa Đồng cũ theo cấu trúc hình chữ Đinh, với diện tích gần 20m2. Chùa được chuyển lên lắp ráp trên đỉnh núi và tổ chức lễ lạc thành vào dịp lễ hội Yên Tử ngày 30/1/2007.

2. Hành lang 500 vị La Hán dài nhất châu Á

Thuộc về chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Hai dãy hành lang các vị La Hán ở chùa Bái Đính được thiết kế từ cổng tam quan chùa đi vào có chiều dài mỗi dãy khoảng 1.700m, tổng cộng chiều dài khoảng hơn 3.400m.

 

Bên trong 2 dãy hành lang đặt 500 pho tượng La Hán, mỗi tượng cao 2 - 2,5m, nặng khoảng 2 - 2,5 tấn. Tất cả các pho tượng này đều được tạc bằng đá nguyên khối, đặt trong 250 gian xây bằng 10.000m3 gỗ; được chạm trổ, lắp ghép bởi 100 nghệ nhân và 700 người thợ.

Kỷ lục này được Trung tâm kỷ lục châu Án tôn vinh ngày 9/6/2012.

3. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất

Pho tượng Thích Ca Mâu Ni được tạo hình trong tư thế tĩnh tọa trên tòa sen, tôn trí ở chính điện trong Điện thờ Pháp chủ chùa Bái Đính (Ninh Bình), cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng, đặt trên bệ cao 1,5 m.

 

Ðiện thờ nơi đặt tượng được xây dựng bằng bêtông cốt thép sơn giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, có diện tích 1.945m2

Kỷ lục này được Trung tâm kỷ lục châu Án tôn vinh ngày 9/6/2012.

4. Tượng Phật Quán Thế Âm bằng hoa lớn nhất

 

Do các nghệ nhân hoa Đà Lạt cùng 500 thiện nam tín nữ chùa Linh Phước (TP Đà Lạt) thực hiện vào đầu năm 2010. Tượng Phật Quán Thế Âm này được kết từ 500.000 bông hoa bất tử có chiều cao 15,5m, nặng 3 tấn, với đài sen đường kính 5m.

Kỷ lục này được Trung tâm kỷ lục châu Án tôn vinh ngày 9/6/2012.

5. Sách độc bản “Thi vân Yên Tử” lớn nhất

Cuốn sách này dày 300 trang, kích thước 125x80x16 cm, nặng 120 kg, bìa sách bằng gỗ gụ, các trang sách đều phủ lớp laminate bảo vệ. Sách gồm 143 bài thơ được GS.TS Hoàng Quang Thuận viết về dòng thiền Yên Tử. Bên cạnh đó, sách còn có 143 hình ảnh minh họa của tác giả Phạm Tú.

 

Mặt sau mỗi trang sách là 143 bài thơ do tác giả Trần Quốc Ẩn viết lại theo lối thư pháp chữ Việt. Cuốn sách được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12-2011, được GS, TS Hoàng Quang Thuận phát nguyện cúng dường trao tặng Thiền viện Trúc Lâm (khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh) vào đầu năm 2012.

Kỷ lục này được Trung tâm kỷ lục châu Án tôn vinh ngày 9/6/2012.

6. “Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”

Ngày 7/10, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở xã Trí Yên (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) đã chính thức đón Bằng công nhận “Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương” năm 2012.

 

Mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm có 3.050 tấm ván rời, được khắc để in kinh, sách, luật giới Phật giáo và thể hiện tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm. Mỗi tấm Mộc bản kinh gồm có hai mặt, khắc bằng chữ Hán Nôm âm bản chứa đựng những nội dụng: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Ngoài ra, còn khắc hình ảnh của Đức Phật tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị La Hán.

7. Pho tượng Phật Mẫu chùa Đại Tuệ

Sáng ngày 27/10, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã trao giấy xác lập Kỷ lục Châu Á cho pho tượng Phật Mẫu chùa Đại Tuệ thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

 

Pho tượng Phật Mẫu Đại Tuệ có tên đầy đủ là Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Tượng được đúc tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định từ ngày 01/6/2011 đến ngày 30/11/2011. Tượng bằng đồng cao 2,30m, rộng 1,15m, nặng 1.100kg. Pho tượng dựa trên ý tưởng đức Phật tuyên thuyết kinh Đại Thừa Phật Mẫu xuất sinh chư Phật.

8. Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á

Ngày 12/11, Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận kỷ lục châu Á chùa Một Cột.

 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông, được thiết kế theo lối kiến trúc hình đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật sắc hồng. Trong chùa đặt tượng Phật vàng lấp lánh, đây là nơi các nhà sư đến làm lễ và đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho Vua.

9. Tượng Phật A Di Đà cao nhất Việt Nam

Sáng 28/11, tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn (xã Vĩnh Phương, TP. Nha Trang, Khánh Hòa), Trung tâm kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục tượng Phật cao nhất Việt Nam cho công trình Đại Phật Từ Phụ A Di Đà.

 

Đại tượng được Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ an vị vào tháng 4.2012, có chiều cao 44m, đường kính 9m. Tổng kinh phí xây dựng bức đại tượng Phật A Di Đà này trên 6 tỷ đồng.

Bùi Hiền

Các tin đã đăng:
Về đầu trang