Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Phật giáo Việt Nam sẽ xứng đáng với thịnh tình của Thủ Tướng
Minh Thạnh
01/05/2011 15:06 (GMT+7)


Cùng với việc cung tiến tượng Phật ngọc này, chúng ta thấy bản tin nhắc đến lời cầu nguyện cho quân dân trên huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi, cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Điều đáng lưu ý là ở đây đoàn giữ nhiệm vụ cung tiến hai pho tượng Phật Ngọc là đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, nhận sự ủy quyền của Thủ tướng, không phải là đoàn chấp hành mệnh lệnh thực hiện nhiệm vụ.

Được Thủ tướng ủy quyền có thể hiểu là mang tính chất đại diện cho Thủ tướng, với quyền hạn như chính Thủ tướng, làm công việc trang trọng này.

Trong lịch sử Việt Nam, cũng như lịch sử Phật giáo thế giới, khi các bậc quốc vương đại thần xây chùa, in kinh, tôn tạo, cung tiến tượng Phật thì đó là điềm lành cho Phật giáo.

Cái quý của việc làm này, trước hết, là ở giá trị tinh thần của nó. Quan hệ tốt đẹp giữa nhà nước và Phật giáo bao giờ cũng là điều hết sức quý giá cho việc hành đạo, hoằng pháp của Phật giáo.

Chúng ta nhớ lại khái niệm “tình huống hộ pháp” mà Thượng tọa Bửu Chánh, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, đã nhắc đến trong một bài phỏng vấn gần đây, nhân dịp khai mạc hội thảo Hoằng pháp năm 2011.

Theo Thượng tọa Bửu Chánh “ở các nước Phật giáo Nam tông, nhà nước luôn giữ vai trò hộ pháp ủng hộ sự phát triển của Phật giáo. Tình huống đó, nay đã thấy ở Việt Nam…”

Với việc Thủ tướng cung tiến hai pho tượng Phật ngọc quý giá, một việc làm có tính chất biểu trưng hết sức mạnh mẽ, thì quan hệ hộ pháp từ nhà nước đối với Phật giáo Việt Nam đã phát triển lên một tầng nấc mới.

Thủ tướng có thể không phải là một Phật tử, nhưng với việc làm cung tiến hai pho tượng Phật ngọc quý giá, Thủ tướng làm một việc như một lẽ đương nhiên của người Việt Nam, gắn bó mật thiết với truyền thống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc đối với Phật giáo Việt Nam, và đã rõ ràng là một đại thí chủ của Phật giáo Việt Nam, phát tâm cúng dường tượng Phật Ngọc tôn quý và cầu nguyện với công đức vô lượng đó.

Trong lòng tất cả tăng ni Phật tử Việt Nam đều phát tâm tán thán công đức vô lượng của Thủ tướng vì đã tạo lập công đức không khác gì một Phật tử thuần thành, phát tâm cúng dường kim thân chư Phật như các bậc quốc vương đại thần nhiều đạo tâm trong lịch sử.

Tiếp nhận từ một Điều quan trọng là Phật giáo Việt Nam có  thể thấy ở việc cúng dường Phật ngọc nhiều ý nghĩa này tình thế hết sức thuận lợi cho việc phát triển Phật giáo Việt Nam.

vị Thủ tướng có lòng với Phật giáo hai pho tượng Phật ngọc như thế, Phật giáo chúng ta không nên nghĩ rằng việc làm của Thủ tướng chỉ giới hạn ở hai pho tượng Phật.

Mà đó là cả một chặng đường rộng lớn để phát triển Phật giáo Việt Nam đang mở ra thênh thang phía trước.

Đó là con đường hai chiều với những tấm lòng tri ngộ, cảm thông, thấu hiểu.

Một vị lãnh đạo nhà nước tôn kính đưa Phật vào chùa. Thì đáp lại, Phật giáo Việt Nam cũng phải trân trọng đưa Phật vào đời, với tinh thần tốt đời, đẹp đạo, phục vụ dân tộc tích cực hơn nữa.

Mà đưa Phật vào đời, phục vụ dân tộc theo cách của Phật giáo chính là xúc tiến thực hiện quan điểm Đạo Phật nhân sinh, đạo Phật toàn dân, đạo Phật xã hội, đạo Phật cho tất cả mọi người, đạo Phật gắn bó hơn nữa với dân tộc.

Muốn thực hiện điều đó thuận lợi Phật giáo phải có những quốc vương, đại thần hộ pháp tạo thuận duyên.

Phật giáo Việt Nam chúng ta có thể thấy được từ việc Thủ tướng  phát tâm cung tiến hai  pho tượng Phật ngọc một không gian mới của thuận duyên cần phải có.

Điều này không dễ gì mà có. Đây thật là công đức, là phúc báu của Phật giáo Việt Nam.

Có được thuận duyên hộ pháp như vậy, toàn thể Phật giáo Việt Nam đừng để lỡ một cơ hội thuận duyên như vậy.

Hãy đáp lại tấm lòng của Thủ tướng một cách xứng đáng, hợp lễ, tương kính, trân trọng bằng cách nỗ lực cung tiến lại cho xã hội tinh thần từ bi, an lạc, phụng sự dân tộc, và chúng sinh của đạo Phật, bằng nhiều hơn nữa các biện pháp thiết thực, cụ thể, hiệu quả.

Đó là cách mà Phật giáo Việt Nam chúng ta đáp lễ lại thịnh tình và đạo tâm của Thủ tướng một cách tương xứng.

Chúng ta phải hiểu rằng bảo vật Thủ tướng hiến cúng không chỉ là hai pho tượng Phật ngọc, mà bảo vật đó là cả một vùng trời mới cho việc phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Và trong thịnh tình của Thủ tướng, Phật giáo Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng xứng đáng hơn với vai trò “hộ quốc an dân” của mình.

Toàn thể tăng ni Phật tử Phật giáo Việt Nam hết lòng cùng cầu nguyện với Thủ tướng cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi, cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

MT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang