Công việc này đòi hỏi tài năng và đức
độ của từng cá nhân được tin tưởng giao phó trọng trách quan trọng
này.Trên đức độ và tài năng còn có một tiêu chí thiết yếu khác cũng
không kém phần quan trọng, đó là lòng yêu đạo pháp thiết tha.Thiếu yếu
tố này ý nghĩa của những sự cố gắng hoằng pháp sẽ là con số không.
Nói đức độ, chúng ta phải hiểu
theo nghĩa nào đây đối với một hành giã hoằng pháp, ngoài ý nghĩa đức độ
truyền thống Phật giáo? Vấn đề này với tầng lớp đội ngũ hoằng pháp trẻ
càng trở nên cần thiết .Nó sẽ bổ sung cho nhau, đúc kết nên một nền tảng
đạo dức lớn .ĐẠO ĐỨC CỦA HOẰNG PHÁP.
Trên cục diện xã hội ngày nay, với
những tiến bộ nhiều mặt của thời đại, đi kèm theo bên cạnh là sự tha hóa
lối sông, băng hoại đạo dức xã hội, vô hình trung tự nó phân lập từng
tính cách riêng biệt và khoanh vùng thể chế mang cà hai hình thái tích
cực lẫn tiêu cực.
Người mang sứ mạng hoằng pháp tự
hóa thân và đì vào sâu trong từng thể chế phân lập ấy, biết dựa vào hoàn
cảnh để vun bồi, tự lập nên tính cách đạo dức theo từng bối cảnh thâm
nhập. Điều này có nghĩa rằng những khuôn mẫu đạo đức truyền thống ,tùy
theo vùng miền và hoàn cảnh xã hội mình thâm nhập mà uyễn chuyển, thậm
chí đổi khác cho tương xứng. Dù mang tính chất nhất thời, đó cũng là
việc làm cần thiết.
Đạo đức hoằng pháp vượt lên trên
tông môn , định kiến tông phái và truyền thống tu học kinh điển .Có thể
một hình thức tu học nào đó xét thấy phù hợp với nơi hoằng pháp mà theo
truyền thống tông môn hay khả năng nhận thức của mình lâu nay không
chấp nhận,thì cũng vì ích lợi chung, vì sự tiến bộ của quần chúng nơi
nầy, chúng ta cũng nên mạnh dạng thực thi bằng ý thức thuận duyên. Tự
xem mình cũng là bạn đồng hành với họ trong một cung cách ,hình thức tu
học đó.
Thực tế đau lòng đã chỉ cho chúng
ta thấy được những hành động do thiếu cung cách ĐẠO ĐỨC HOẰNG PHÁP này
mà ra, khiến quần chúng Phật tử ngơ ngác, nhưng có lẽ nguy hiểm nhất là
vô tình tạo ra những hình ảnh tương phản, giữa Chủa này Chùa nọ, giữa
Thầy nọ Thầy kia, để rồi - nhất là đối cới thành phần sơ cơ và nặng
nhiều ái lụy – sẽ không ngần ngại cho rằng đây sai đây đúng ,Thầy này tu
sai Thầy nọ tu đúng.
Đã có một dạo, giữa Thiền và Tịnh
độ, Đại thừa và Tiểu Thừa v…v…tạo ra một khỏang cách trong kiến thức của
không ít quần chúng Phật tử một cách hết sức vô lý .Thậm chí có nơi đối
kháng nhau lộ liễu.Vì đâu nên nỗi? Cũng không khó lắm để tìm ra câu trả
lời.
Thiếu đạo đức hoằng pháp, điều
này cũng đồng nghịa với thiếu mục đích, lý tưởng cao quý tối hậu, thì
chuyện gì cũng có thể xảy ra mà hậu quả phải gánh chịu đó chính đạo pháp
thân yêu của chúng ta .Cuối cùng , tự chúng ta vẽ nên một bức tranh
Phật giáo bị xé lẻ ; không đồng nhất ,có chăng chỉ là những mãng chấp vá
.chông chênh ,tạo cảm giác không an toàn cho những ai muốn tìm cầu Phật
đạo lúc ban đầu .
Đội ngũ hoằng pháp ngày nay trẻ
trung, năng động và tràn đầy nhiệt huyết, rất đáng vui mừng, nhưng đó
đây vẫn còn có không ít vị tăng trẻ mang sứ mệnh hoằng pháp mà để chính
tính khí sinh học này lấn lướt, vượt trội quá những phát ngôn ,bài viết
truyền thông; thể hiện cái tôi quá nhiều. Họ đã vô tình tạo nên một
viễn cảnh mà trong đó tâm lý e ngại, mất dần niềm tin rất to lớn với
hình ảnh một vị hoằng pháp trẻ cũng là hính ảnh tươi sáng của đạo pháp ở
tương lai.
Liên tưởng đền vấn nạn cải đạo của
ngoại giáo đang gây nhức nhối hiện nay. Đây là một vấn nạn mà có lẽ Phật
giáo chúng ta đã và đang là nạn nhân to lớn nhất trong quá khứ lẫn
hiện tại ,chưa có dấu hiệu kết thúc .Một thách thức mang tính chất sống
còn ,không đơn giản chỉ là ý thức của mỗi tu sĩ tín đồ vì nó sẽ dễ bị
dẫn dắt tới cái bẩy chực chờ sẵn là xung đột tôn giáo .Người mang sứ
mệnh hoằng pháp – nhất là các hoằng pháp trẻ, nghĩ sao về vấn nạn này.
Ở đây, đạo đức hoằng pháp không cho phép chúng ta đi vào lối sáo mòn, ru ngủ là Đạo nào cũng tốt – Cụng dạy ăn hiền ở lành.
Cao hơn chút nữa thì bộc lộ sự tự tin thái quá ,khi đứng trước những
mối loa âu từ phía những người có chút thiết tha với vận mệnh đạo pháp,
cho rằng Phật giáo chúng ta vốn không ganh tị với ai – không nên đồng hóa với các tôn giáo khác – phật giáo không tranh giành tín đồ.v…v... và sau đó ,buồn thay, lại gán cho cái tội làm cho ngoại đạo cười ! Để rồi như đã nói, chính Phật giáo chúng ta là nạn nhân chấp nhận
sự suy tàn không mong đợi .Tất cả những việc làm ý nghĩ của chúng ta
xưa nay đều có lợi cho ngoại giáo . Họ cải đạo mà có sự giúp sức từ
phía chúng ta.
Như thế đạo đức hoằng pháp đã đi
vắng, tài năng trí tuệ đã xa lìa. Những yếu tố đó chính là vốn liếng cần
thiết trên mặt trận hoằng pháp, mất tất cả thì hoằng pháp chỉ còn là
ngôn từ sáo rỗng. Nói một cách khác là đi hoằng pháp với ai, để làm gì ?
Phật giáo trong thời hội nhập, bước
những bước dài mà từ thời chấn hưng chư liệt tổ sư cũng không thể ngờ
đến.Vậy tầng lớp trẻ hoằng pháp chúng ta phải biết tận dụng, khai thác
triệt để những thuận duyên bên ngoài để công cuộc hoằng pháp mang lại
nhiều thành quả xứng tầm thời đại và vóc dáng một tôn giáo đã được thế
giới công nhận là một tôn giáo vị đại nhất.
Ở khía cạnh hoằng pháp ở các tự
viện ngày nay, chúng ta luôn vui mừng khi nghe đó đây có những đạo tràng
được mọc lên, quy tụ được nhiều thành phần xã hội tham gia tu học. Có
nơi đã trở thành một địa chỉ luôn cuốn hút, là mô hình được các nơi khác
nhân rộng. Đó là những dấu hiệu đáng mừng .Nhưng đó cũng chỉ là dáng
vấp bề nổi, phía sau góc khuất đó hãy còn nhiều câu hỏi băn khoăn. Và
đây cũng là những đề xuất cấp bách trong bối cảnh hiện tại :
- Trong số lượng tham gia tu
học trong mỗi đợt, mỗi kỳ như vậy. Các đạo tràng, các giảng sư đã kêu
gọi được mấy ai về nhà treo một lá cờ Phật giáo – chỉ một lá thôi - nhân
mùa Phật Đản?
- Bên cạnh những giáo lý căn bản
Phật pháp, các đạo tràng, các giảng sư đã truyền đạt bao nhiêu tỷ lệ
kiến thức lịch sử của Phật giáo Việt Nam ?
- Đã có đạo tràng ,giảng sư nào
đưa vấn đề cải đạo ra, làm một tiết trong thời gian tham gia tu học của
Phật tử cư sĩ, để họ làm hành trang tự đề kháng với vấn nạn nguy hiểm
này?
Trên là ba vấn đề thiết yếu bên
cạnh kiến thức tu học đơn thuần. Nó liên quan đến vận mệnh tồn suy của
đạo pháp thời hiện tại. Tâm lý e ngại, sợ sệt không xứng đáng là hậu duệ
tinh thần Phú Lâu Na bất tử. Chúng ta thành công hướng dẫn Phật tử tu
học. Điều đó quá rõ ràng, thậm chí có người còn phát tâm xuất gia. Tuy
nhiên khi trực tiếp hỏi những người tham gia tu học trong các đạo tràng
về sự cải đạo của ngoại giáo, về lịch sử Phật giáo Việt Nam thì không
có câu trã lời .Ngay như hỏi Sao lễ Phật Đản mà đạo hữu không treo cờ ? Họ trã lời Phật tại tâm, cần chi hình thức. Đây cũng là một “thành quả”quá rõ ràng của công việc hoằng pháp thời gian qua.
Như thế ,thử đặt ra một giả dụ
vấn nạn ,khi tình trạng Phật giáo lâm vào vòng khốn khó ( như năm 1963
là một ví dụ hùng hồn nhất ), ai sẽ là người khóc đau cho thân phận Phật
giáo? Nếu có thì nhất định không phải là những người nằm trong các đạo
tràng tu học thiếu ba yếu tố trên. Tất nhiên pháp nạn ngày nay nếu có
thì sẽ không lộ liễu như năm 1963 ,mà sẽ tinh vi hơn ,khốc liệt hơn.
Điều này đã và đang xảy ra với Phật giáo Hàn Quốc với hơn 1600 tồn tại
của mình.
Nếu công tác hoằng pháp hiện nay
vẫn tiếp tục tránh né những vấn nạn đó bằng những cảm quan kiến thức
đóng khung, thì muôn đời sau nó vẫn mãi mãi tồn tại trong nỗi đau nhức
của chúng ta, trong khi lịch sử thì sẽ khắc ghi rõ tên tuổi thời đại
hiện thời với những dòng chữ đậm màu ta thán.
Trên nền tảng truyền thừa của
giáo pháp, chúng ta luôn tự hào về những bước đi không làm tuôn đỗ một
giọt máu nào .Đó chính là tinh thần Phú Lâu Na tuyệt vời nhất mà chúng
ta đang thừa hưởng. Ở một mặt khác, tinh thần bất bạo động vẫn luôn là
kim chỉ nam cho chúng ta dấn bước.Vì thế việc đưa vào môi trường hoằng
pháp hiện nay những mối nguy hại thời đại không phải là đụng chạm hay
đối đầu như ai đó suy viễn để rồi phát sinh tâm lý chướng ngại.
Người mang sứ mệnh hoằng pháp, có
đạo dức hoằng pháp ,có tài năng và tấm lòng tin yêu đạo pháp thiết tha,
sẽ luôn không tự bằng lòng với những bước đi hãy còn vướng vấp vì một
trở ngại nào đó ngay từ trong tâm thức.Trong khi ngoại cảnh chúng ta đã
bước đi những bước khá dài mang dấu ấn của tinh thần Phú Lâu Na bất tận.
Đưa Phật giáo tiến xa đến những bến bờ xa lắc, tỏa rộng ánh sánh từ
quang khắp mọi nơi.
VINH QUANG THAY NHỮNG VỊ HOẰNG PHÁP CÓ ĐẠO ĐỨC HOẰNG PHÁP, CÓ TÀI VÀ TIN YÊU ĐẠO PHÁP THIẾT THA.
DƯƠNG KINH THÀNH
Ban Phật Giáo Việt Nam
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam
THÔNG TIN CÁ NHÂN :
Họ Tên : Dương Kinh Thành
Pháp Danh : Giác Đạo-Như Tâm
Năm sanh : 1955 tại Saigon
Chức vụ : Ủy Viên ban PGVN-VNCPHVN
Hiện ngụ : 130/8 Khu phố 5 .đường số 6 ,phường Bình Trưng Đông, Quận 2 , tp/HCM.
Đề tài Tham Luận : Đức Độ & Tài Năng Trong Hạnh nguyện Hoằng Pháp.