1. Bác sĩ
Nếu bạn nghĩ rằng bé không được khoẻ thì ngay lập tức hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu như bác sĩ không tìm ra bất kì vấn đề nào thì vẫn cứ tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình mà đưa bé đi khám tiếp trong trường hợp bé không có dấu hiệu gì biến chuyển.
Những trẻ dưới 5 tuổi thường mắc khoảng 8 loại virus mỗi năm. Những trẻ ở nhà có thể bị nhiễm ít hơn, tuỳ thuộc vào mức độ thường xuyên bé tiếp xúc với những đứa trẻ khác.
Mỗi trẻ phản ứng khác nhau với cùng một loại virus. Một số trẻ thì bị nghẹt mũi trong khi đó có một số trẻ lại bị sổ mũi, sốt cao. Khi bé có dấu hiệu ốm, đừng chần chừ mà đưa bé đến khám bác sĩ. Trẻ sẽ 'xuống dốc' rất nhanh khi bị bệnh đấy.
2. Sức khoẻ và chuyên gia thể dục
Hãy động viên bé hoạt động thật nhiều ngay từ khi nhỏ bằng cách đưa bé ra ngoài và dạy bé những trò chơi những môn thể thao khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn có thể cho bé học môn khiêu vũ thể thao, tham gia vào các lớp học thể dục hay có thể cho bé đi bơi thường xuyên.
Tránh cho bé ăn những món thức ăn nhanh thường xuyên. Những món ăn được chế biến tại nhà như hoa quả và rau xanh sẽ tốt cho bé và phù hợp với túi tiền hơn.
Với những món ăn vặt, hãy chọn những món mà bé thích nhưng cũng phải tốt cho sức khoẻ như hoa quả, ngô rang, dưa chuột, bánh gạo, cà rốt....
Đựng nước lọc trong những bình nước thật dễ thương để khuyến khích bé uống nước nhiều hơn. Những loại nước như nươc ngọt, nước hoa quả không nên cho bé uống thường xuyên.
3. Nhà tâm lý học
Vào những lúc rảnh rỗi hãy tạo điều kiện cho cả gia đình gần nhau hơn. Nghĩ ra những hoạt động mà cả gia đình có thể hoạt động cùng nhau như nấu ăn, chơi trò chơi, đi dã ngoại...
Những bữa ăn cơm thường xuyên, không có tivi và mọi người nói chuyện với nhau cũng thực sự rất quan trọng. Giup bé bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng của mình. Khi bé giận dữ thì hãy nói chuyên với bé, gỡ rối những cảm xúc mà bé đang giấu kín.
Gúp trẻ giảm bớt lo lắng về một chuyện gì đó bằng cách giải thích những gì đã xảy ra trước đó.
Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi
4. Chuyên gia của giấc ngủ
Bạn phải để ý đến các tín hiệu buồn ngủ của bé. Khi thấy bé mệt mỏi thì bạn phải cho bé đi ngủ càng sớm càng tốt bởi những lúc này bé sẽ đi vào giấc ngủ rất dễ dàng và ngủ ngoan hơn.
Khi bé lớn lên thì những dấu hiệu buồn ngủ cũng thay đổi theo vì vậy bạn hãy dành thời gian để xác định tín hiệu buồn ngủ của bé. Những thói quen trước giờ đi ngủ cũng là một yếu tố trung tâm để bé ngủ nhanh hơn mà không quấy nhiễu mẹ. Tắm táp và đọc sách cho bé nghe trước giờ đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ của bé sâu hơn.
5. Nha sĩ
Bố mẹ nên đánh răng cho bé khoảng 2 phút mỗi tối cho tới khi bé được 5-8 tuổi. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi. Trẻ thường thích tự đánh răng một mình vì thế hãy để bé đánh răng sau khi bố mẹ đánh răng xong.
6. Ăn khoa học để có một hàm răng khỏe mạnh
Ăn vặt cả ngày rất có hại cho răng của bé. Các chuyên gia khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn ba bữa mỗi ngày cộng với một bữa ăn vặt vào giữa sáng và giữa chiều. Đây là một chế độ ăn rất lý tưởng.
Bearein (Eva.vn)