Sống chậm bằng cách buông điện thoại, thảnh thơi ngồi thở - Ảnh: FB Phạm Văn So
Vào hộp thư
hỏi bạn rằng: “Ủa, có chuyện gì vậy M.?”. Bạn trả lời: “Tớ đang hoang mang
trong cuộc sống”, rồi bạn đồ thêm một câu: “Thấy sống như cậu thật thích”. Tôi ờ,
và gợi ý, hay là bạn thử tham dự một khóa tu, đi tập thiền 10 ngày thử xem?
Bạn tò mò và
có lẽ thực sự đã muốn thay đổi cuộc sống hiện tại nên đồng ý ngay: “Cậu chỉ
mình cách đăng ký đi nhé”.
Và bạn đã
đăng ký thành công khóa thiền 10 ngày ở một thiền thất nằm khá xa thành phố. Tại
đó, bạn có 10 ngày để trải nghiệm đời sống không điện thoại, không tiếng gõ
lách cách của bàn phím vi tính, không tin nhắn tới và không những “hạn chót”
công việc... Và nhất là không phải sân si với ai mà chỉ tập trung mỗi một việc
là “làm việc” với chính mình.
Tại sao mình
phiền não nhiều như vậy? Tại sao mình sống vội vàng, mình tạo dựng mọi thứ hào nhoáng,
được gọi là thành công nhưng liệu thành công đó có làm mình hạnh phúc?...
Những câu hỏi
ấy được bạn đem ra chất vấn với chính bản thân trong một không gian trầm lắng,
khi bạn có cơ hội thở thật nhẹ nhàng, ý thức hơi thở của mình và làm cho mọi thứ
lắng dịu xuống. Trong giây phút tĩnh lặng của không gian, của thân và mọi suy
nghĩ lăn tăn được lắng đọng, bạn nhận ra rằng: thực ra, mình phiền não vì mình
quá ôm đồm, mình không chịu buông bỏ nhiều thứ, không biết chăm sóc bản thân
mình (cả thân và tâm).
Bạn kể, “tớ
đã thấy rất rõ con người của mình, mỗi ngày cứ phải căng đầu lên để nạp vào quá
nhiều thứ, bộ não và trái tim tớ giống như ổ cứng đầy những file rác, dù không
dùng tới nhưng vẫn lưu lại, dù đã là file lỗi nhưng vẫn không chịu xóa”. Rồi bạn
“kết luận”: tớ thật ngốc nghếch, nếu không muốn nói là... ngu.
Bạn bày tỏ:
nhờ khóa tu mà mình đã xóa bớt những điều không tốt, để cho lòng mình nhẹ
nhàng, sâu lắng hơn, từ đó nhìn mọi thứ sáng rõ ra.
Theo bạn,
“con người ta thường nghĩ tới việc phải hơn người khác (không bao giờ chịu
thua, bằng mọi giá, kể cả làm sai để đạt được), luôn cho rằng phải thắng người
khác, nhưng nào biết thắng những tham muốn thái quá trong mình mới là chiến thắng...”.
“Khi đã hiểu
nhân quả thì con người sẽ không còn dám làm điều sai quấy, không còn hơn thua
và cũng chẳng buồn ganh đua. Cứ làm tốt vai trò của mình, giúp đỡ mọi người bằng
trái tim yêu thương và sự hiểu biết, như thế mới đích thị là làm cho mình hạnh
phúc”, bạn kết luận!
Thật mừng cho
bạn. Tôi sẻ chia thêm với bạn rằng: “Theo Phật dạy, trí tuệ là sự nghiệp. Khi
mình có thể dừng lại, để định tĩnh và nhìn sâu rồi thấy rõ như bạn thấy, khi đó
mình sẽ có hạnh phúc, an vui dù trải qua hoàn cảnh như thế nào. Khó khăn sẽ
không ngăn được mình hoặc không đè bẹp mình được. Thành công cũng sẽ không làm
mình tự cao, mà sẽ mang lòng biết ơn rồi chia sẻ. Cứ thế đi tới và tiến
lên...”.
Cuối cùng, chúng tôi cam kết với nhau rằng: sẽ luôn dừng
lại mỗi ngày và tập nhìn sâu trong từng biểu hiện để bớt dính mắc vào thế sự,
an yên với chính mình!
Chúc Thiệu