Điều đáng nói hiện nay là mặc
dù tiến bộ đến mức "gần như thần thông" khoa học kỹ thuật không chỉ đánh
mất niềm tin, mà còn gây lo ngại cho hầu hết loài người . Run sợ trước
cảnh thiên tai dồn dập, vũ khí giết người hàng loạt dễ tạo, dễ tìm, và
bệnh tật lan tràn khắp nơi, càng ngày càng có nhiều người chuyển niềm mong
hạnh phúc qua đường hướng khác, đó là tôn giáo .Theo nghiên cứu của các
nhà xã hội học, trong hai thập niên qua đã có sự "phục hưng của tôn giáo"
trên toàn thế giới . Việc mở mang các trung tâm thờ phượng(đền, chùa, nhà
thờ) và sự gia tăng số lượng tín đồ diễn ra không chỉ ở nước ta, một nước
đang phát triển, mà cả tại Hoa Kỳ, một nước tiêu biểu cho nền văn minh
khoa học kỹ thuật .
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ cũng như ở
nhiều nước khác, cảnh phục hưng này lại mang màu khác trước với sự cải
cách của các dòng tôn giáo chính thống và sự ra đời của nhiều tổ chức tôn
giáo mới .Trong quyển "Bách khoa tự điển các tôn giáo Mỹ", người biên tập
chính ước tính giữa năm 1987 và 1989 đã có tới 400 giáo phái được thành
lập ; còn hai tác giả của quyển "Các xu thế mới năm 2000" cho biết :
"Trong khi ở trung tâm những nhóm chính là Thiên Chuá giáo, Tin Lành và Do
Thái giáo bị thu hẹp lại, thì hàng trăm giáo hội nhỏ và phân tán mang nhãn
hiệu Mỹ thuộc chính thống lẫn cải cách đã phát triển mạnh . Tiêu biểu có
hàng chục tổ chức tôn giáo mới, giáo phái hoặc nhóm thờ phượng, ra đời mỗi
năm ; nhưng gần đây con số tổ chức đó tăng lên hàng trăm và rồi tăng gấp
đôi số đó".
Các tài liệu cũng ghi nhận
người Mỹ đang có khuynh hướng tìm theo các tôn giáo phương Đông và năm
1990 đã có bốn phần trăm dân số Mỹ là tín đồ Phật giáo, Hồi giáo hoặc Ấn
Độ giáo .
Điểm đặc biệt của tiến trình
phục hưng tôn giáo trong mấy năm qua là sự xuất hiện của những "đạo sư" có
khả năng thuyết phục quần chúng . Những người này có thể thực thụ hoặc tự
xưng thuộc các tôn giáo chính thống, là đồng tử trung gian hoặc hoá thân
của một vị giáo chủ như Đức Phật, Đức Chúa, v.v.. hoặc có thể chỉ là một
bậc hướng dẫn tâm linh trong phong trào "thời đại mới". Tất cả đều hứa
hẹn"đưa tín đồ tiếp cận một chân lý hoặc thực thể siêu việt và bước vào
cõi hạnh phúc vĩnh hằng", nhưng phần đông lại đưa ra những phương pháp
hành trì "quái dị" thí dụ như tự tử tập thể, tung chất độc giết người hoặc
dấn thân vào cảnh đồi trụy . Đương nhiên cũng có những đạo sư truyền dạy
con đường tốt lành giúp người theo có được thân tâm an lạc trong cuộc sống
.
Dù sao, trước tình trạng bùng
phát của niềm tin tôn giáo, một câu hỏi đã được nêu ra :"Tại sao như thế?"
Theo giới nghiên cứu, tình trạng này có hai nguyên nhân chính : một mang
tính tất yếu và một mang tính phỏng định .
Nguyên nhân tất yếu, như đã nói
ở phần đầu, là sự mất niềm tin vào khoa học kỹ thuật . Tiến sĩ Harvey
Coxta ở Hoa Kỳ nhận định : sự phục hưng của tôn giáo là một hiện tượng
toàn cầu đánh dấu sự cáo chung của thứ niềm tin cho rằng khoa học sẽ khắc
phục mọi vấn đề của con người . Niềm tin khoa học đó đã sinh ra cuộc cách
mạng công nghiệp, đã nêu bật sức mạnh của kỹ thuật . Khi được dùng vào mục
đích phục vụ nhân sinh, khoa học kỹ thuật cống hiến cho loài người những
năng lực gần như thần thánh . Tiếp nối sự công nghiệp hoá là "lý tưởng
tiến bộ" với khái niệm cho rằng những tiến bộ khoa học sẽ "luôn luôn" làm
cho cuộc sống tiến lên tốt đẹp hơn . Đồng thời, theo lời phát biểu của
giáo sư Emaritus Daniel Bell ở trường đại học Harvard, mọi nhà tư tưởng
thuộc phong trào Aùnh sáng duy lý từ thế kỷ XVIII đều nghĩ rằng tôn giáo
sẽ biến mất trong thế kỷ XX vì tôn giáo là mê tín vật linh .
Tuy nhiên, thực tế không như
người ta tưởng vì những biến cố xảy ra trong thế kỷ XX cho thấy khoa học
kỹ thuật có thể tạo ra địa ngục và nguy cơ hủy diệt thế giớị Thêm vào đó,
đời sống công nghiệp biến con người thành những mắt xích luôn luôn chuyển
động và tăng tốc trong một bộ máy được lập sẵn chương trình, điều này đã
gây ra sự căng thẳng và khủng hoảng tâm lý . Bởi vậy, sau những kinh
nghiệm đớn đau như thế, con người thấy cần tìm lại giá trị mỹ cảm của tinh
thần, và tôn giáo thì đề cao cái giá trị đó . Tất nhiên, như người bệnh
nặng thích liều thuốc mạnh, niềm tin tôn giáo trong thời gian qua được đẩy
tới chỗ "cuồng tín, thoát ly hẳn thực tế". Nhưng đến nay, nhận ra sự cuồng
tín đó cũng có thể đưa thế giới đến chỗ rối loạn, người ta lại hướng về
những con đường tôn giáo dung hợp "đạo và đời","thần tính và nhân tính",
thí dụ như phương pháp tu hành do các vị Thiền sư Phật giáo đang truyền bá
ở Âu Mỹ .
Nguyên nhân thứ hai của hiện
tượng bùng phát tôn giáo, nhất là những giáo phái "quái dị", là sự hấp dẫn
của lời tiên đoán "tận thế" dựa theo lý thuyết thiên niên kỷ . Được mô tả
trong sách Khải Huyền của Thiên Chúa giáo,thiên niên kỷ là thời kỳ 1000
năm tính theo dương lịch (lịch Thiên Chúa giaó) khởi đầu bằng những biến
động hủy diệt thế giới và Đức Chúa sẽ tái hiện để đưa các tín đồ thuần
chính bước vào cõi lạc . Người ta cũng tìm thấy quan niệm tương tự trong
những tôn giáo khác, thí dụ như Đạo Phật với lý thuyết "thời kỳ mạt pháp
và Đức Phật Di Lặc thị hiện".
Đến nay, với năm 2000 khởi đầu
một thiên niên kỷ mới, những xôn xao về "ngày tận thế" đã lắng dịu, nhưng
âm hưởng vẫn còn trước những mối nguy chưa được giải quyết . Dù sao, như
một nhà báo phương Tây nhận định sự tái hiện của mỹ cảm tâm linh biểu lộ
trong phong trào phục hưng tôn giáo là dấu hiệu của niềm hy vọng lớn về
một cuộc sống tốt đẹp hơn . Chẳng biết loài người có được cứu vớt nhờ một
đấng cứu thế từ trời giáng xuống bằng phép mầu (theo kinh sách cổ truyền)
hoặc bằng tàu vũ trụ (theo kiểu hiện đại) hay không, nhưng điều kiện tiên
quyết vẫn phải xuất phát từ bản thân của mỗi người; và đây chính là chủ
trương của các tôn giaó, trong đó có đạo Phật .Đức Phật dạy :"Chính ta làm
cho ta ô nhiễm, chính ta làm cho ta trong sạch . Nếu ta nói hay làm với
tâm ác thì sự đau khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo
xe .
Nếu ta nói hay làm với tâm
trong sạch, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình". Ngài còn dạy :"Phước
báo và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì con người làm chủ,
là những gì đưa con người đã là những gì luôn luôn chạy theo bén gót con
ngườỉ Vậy, từ đây con ngừơi hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác trong
tương lai . Hãy tạo một nền tảng vững chắc cho thế gian mai sau".
Tham khảo :
- Đức Phật và Phật pháp của ĐĐ
Narada Thera, bản dịch của Phạm Kim Khánh
-Các xu thế lớn năm 2000 của J.Naisbitt và P.Aburdene