Bìa Nguyệt san Giác Ngộ số 256
Theo đó, trong bài Tăng Ni trẻ và mạng Xã hội Facebook, HT.Thích Trí Quảng lưu
ý: Trong đời sống tu hành, đặc biệt là trong mùa An cư, việc tất yếu của Tăng
Ni cần trau dồi giới, định, tuệ để xứng
đáng là nhà mô phạm sáng suốt, hướng dẫn người người sống thiện lạc, sống ích lợi,
có như vậy Phật giáo mới hưng thạnh.
Tác giả Liên Trí, trong bài Vấn đề sử dụng Facebook của Tăng
Ni hiện nay đã thẳng thắn nêu các thực trạng của Tăng Ni trẻ như: Dành quá nhiều
thời gian cho Facebook, Ảnh hưởng tiêu cực đến sự tu tập của Tăng Ni trẻ, Đăng
tải những hình ảnh mất oai nghi, phản cảm trên Facebook. Qua đó, đề cập một số
giải pháp, bạn đọc quan tâm xem ở trang 7.
* Phật giáo Mỹ & internet (trang 21) - bài dịch của tác giả Nguyên Hiệp
- trong đó cho biết: Khi những quốc gia truyền thống Phật giáo vượt qua đường
phân công nghệ số và trở thành những người tham gia tích cực trong lĩnh vực mạng,
Phật giáo trực tuyến có thể thay đổi rất tốt.
Ngoài ra, trên số này, bạn đọc tiếp tục xem bài Phá chấp -
căn bản của sự tu hành của Chân Hiền Tâm (tiếp theo Nguyệt san Giác Ngộ số
255); Cuộc đời Đức Phật & môi trường (Thích Hạnh Chơn); Tranh ngũ Phật của
Phật giáo Khmer Nam bộ (Huỳnh Thanh Bình), Trạng Trình - một Phật tử kỳ tài (Chu
Minh Khôi); Chùa Phúc Nhạc (Nguyễn Đại Đồng); Bia phụng lệnh chỉ của chùa Bút
Tháp (Thích Thanh Sơn); Quần thể hang động Mạch Tích (Nguyễn Đăng); Bước đầu
bàn về mảng ngôn ngữ Phật học Hán Việt được sử dụng trong ba tạng Kinh Luật Luận
của ĐTK Việt Nam phần Phật giáo Bắc truyền (Đào Nguyên)…
Kính mời bạn đọc theo dõi!
Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528. Nguyệt san Giác Ngộ ra vào ngày 15 mỗi tháng, giá báo: 11.800 đồng/cuốn. |
Giác Ngộ online