Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Những trăn trở của một cư sĩ về sự nghiệp hoằng pháp của Phật Giáo
Nghiêm Minh Kiên
27/02/2011 08:12 (GMT+7)


Tôi mới có duyên biết đến giáo lý của đức Phật được hơn 4 năm nay, nhưng thời gian ngắn ngủi ấy đã đủ cho tôi chuyển hóa được khổ đau của cuộc sống, bứt ra được những lỗi lầm và vươn lên trong cuộc sống.

Tôi thấy mình thật may mắn bởi được làm đệ tử của Phật, được sống trong hào quang của chân lý mà đức Từ Phụ đã thuyết giảng, và thầm xót xa cho những ai đang bị mê hoặc bởi những niềm tin thần quyền, hoặc sống theo chủ nghĩa duy vật mà không biết gì đến thế giới tâm linh.

Giáo lý của Phật về luật Nhân Quả, về Luân Hồi, về Ngũ Uẩn, về 12 nhân duyên, về con đường giải thoát Bát Chính Đạo là ánh mặt trời xóa tan bóng tối của si mê, của tà kiến đã giam hãm nhân loại và chúng sinh trong ngục tù của đau khổ.

Giáo lý của Phật là bài thuốc chữa trị tận gốc các căn bệnh của thân và tâm, giải thoát chúng ta vĩnh viễn khỏi khổ đau. Mỗi lẫn hiểu thêm được một chút chân lý trong kho tàng trí tuệ vĩ đại của đức Phật, trái tim tôi trào dâng những niềm hạnh phúc không thể nào dùng lời diễn tả được.

Nhưng.......

Nhìn lại quá trình đến với Phật pháp của bản thân mình, tôi mới thấy đó là một hành trình .... đơn độc. Tất cả bắt đầu từ những cái click chuột trên web. Khi mệt mỏi bởi những thông tin độc hại tràn ngập, tôi vô tình bấm vào một đường link đến Phật pháp, rồi dần dần khám phá ra kho tàng trí tuệ vĩ đại nơi đó. Chẳng có một người thầy nào hướng dẫn cho tôi cả.

Hàng ngày trên con đường đi làm và đi chơi, tôi bàng quan lướt qua không biết bao nhiêu ngôi chùa, và cũng tự nhận thấy trên đất nước mình thật nhiều chùa. Những gì tôi được học từ nhà trường giúp tôi biết được Việt Nam mình có truyền thống Phật giáo từ mấy ngàn năm nay.

Trước kia tôi làm nghề hướng dẫn viên du lịch, nên hay phải dẫn khách nước ngoài vào chùa. Đối với tôi, chùa chiền chẳng qua là một nơi tham quan không hơn không kém, vì chùa lưu lại những kiến trúc cổ, và hay được đặt ở những nơi có phong cảnh đẹp.

Chùa Thầy - một thắng cảnh có nhiều khách viếng thăm, nhưng việc hoằng pháp tại các danh lam cổ tự như thế này còn bỏ ngỏ

Tôi đã ra vào các ngôi chùa cổ như vậy ở ngoài Bắc không biết bao nhiêu trăm lần, mà chẳng lần nào mang được ra một chút đạo lý gì của nhà Phật. Tôi thỉnh thoảng cũng liếc nhìn thấy đạo lý, nhưng nó được đặt trong những ngăn tủ khóa kín, đôi khi bám đầy bụi và mạng nhện cũng có.

Với tư cách là một hướng dẫn viên, tôi không thể đưa khách vô tham quan mà bản thân mình chẳng hiểu biết 1 chút gì về chùa chiền cả, vậy nên phải tự mua sách mà đọc. Suốt 5 năm làm nghề hướng dẫn viên du lịch, tôi thấy mình không hề bị giáo lý nhà Phật thuyết phục chút nào, vì những gì tôi đọc cũng chẳng có gì hấp dẫn.

Bạn bè tôi hiện còn đang làm hướng dẫn viên du lịch cũng thế, họ làm cả chục năm nay rồi, vào chùa không biết mấy ngàn lần rồi, mà chẳng thấy ai có lòng tín ngưỡng đạo Phật cả. Những ngày Rằm hay mùng Một,  hàng chục nghìn người đi chùa, ai cũng đến, thắp nhang, khấn vái, cầu xin rồi ra về.

Nhiều người đi như vậy có khi mấy chục năm rồi, mà cũng chẳng mang về được từ chùa một chút đạo lý nào cả, nhất là ở ngoài Bắc. Những gì tôi thấy từ đạo Phật toàn là hình thái của mê tín.

Nếu không phải vì tình cờ mà bấm vào cái đường link trên mạng và dẫn tôi đến cuốn sách Nghiệp và Kết quả của tác giả Thích Chân Quang, thì chẳng bao giờ tôi có được ngày như hôm nay cả. Tôi thực sự bị rúng động khi đọc tác phẩm đó, và rồi tìm thấy nẻo vào đạo Phật rực rỡ hào quang của trí tuệ từ đó.

Ngẫm lại, tôi mới thấy Việt Nam mình có bao nhiêu chùa như thế, có bao nhiêu vị sư xuất gia như thế, có bao nhiêu người đến chùa ít nhất 2 lần/tháng như thế, mà tại sao ít người hiểu giáo lý Phật như thế??? Nếu tôi không tự học, không tự tìm hiểu thì tôi cũng sẽ giống như hàng triệu người đang đi chùa hiện giờ, chẳng hiểu gì về Phật pháp cả.

Rồi số phận cho tôi cơ hội sống và công tác tương đối dài tại nước cộng hòa Nam Phi. Quốc gia này có 10% là người da trắng, 5% là người da nâu (gốc Trung Á, và gốc Mã Lai), còn lại là người da đen. Ở đây người ta nói tiếng Anh là chính.

Sự phát triển của đất nước này làm cho tôi choáng ngợp, bởi nó chẳng khác gì một châu Âu thu nhỏ đặt trong lòng châu Phi. Tôi mang theo 1 đĩa CDRom Phật học trong hành trang của mình. Trong thời gian rảnh hàng ngày, tôi say mê đọc các tác phẩm trong đó, dần dần hiểu được cuộc đời Đức Phật, cuộc đời và hành trạng của các vị Đại Đệ Tử của Phật, cuộc đời và sự nghiệp của các vị Đại Tổ Sư trong các tông phái Phật giáo, giáo lý của đức Phật từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa. Từng bước từng bước một tôi tiến sâu vào cung điện nguy nga của Phật Pháp mà say mê, trầm trồ.

Bạn bè và đối tác làm việc của tôi ở nước ngoài thì hầu hết là người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Ở nơi đó không có đạo Phật. Tôi chơi với những người đó và cũng tìm thấy nhiều điều thú vị ở hai tôn giáo đó.

Vì tôi có chút năng khiếu về âm nhạc nên muốn tìm một nơi để tham gia ban nhạc vào cuối tuần cho thư giãn, và tôi đã chọn chơi nhạc trong một nhà thờ Tin Lành. Mỗi tuần chúng tôi tập nhạc 1-2 lần, và chơi nhạc vào tối thứ 7.

Nhạc của họ có giai điệu rất hay, rất hấp dẫn thanh niên, và ngôn từ rất thánh thiện, ca ngợi chúa Giê-su và Thượng Đế. Thanh niên và sinh viên đi nhà thờ rất nhiều, vì khi cầu nguyện bằng tiếng nhạc đó, họ cũng cảm thấy vui và thư giãn, rồi khi được nghe những lời giảng đạo của các vị linh mục, họ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, và được khuyến khích dấn thân vào làm những điều tốt lành phục vụ con người và thế giới.

Nhưng giáo lý của họ thì không bao giờ thuyết phục nổi tôi, vì trong tôi đã có hiểu biết về Nhân Quả, Luân Hồi, Tứ Thánh Đế.. Tôi dấu mình là người Phật giáo, và hòa vào các hoạt động của họ y như 1 người Thiên Chúa giáo thuần thành.

Mỗi lần họ bảo tôi cầu nguyện cùng trước khi biểu diễn, tôi cũng vào với họ, im lặng, và tôn trọng. Mỗi ngày các tín đồ Thiên Chúa giáo đến nhà thờ như vậy, họ được trang bị bao nhiêu là hiểu biết về giáo lý của họ, và trái tim họ được bơm đầy nhiệt huyết khi ra về.

Cuộc sống mà tôn giáo đem lại cho họ đầy những niềm vui, cho dù cũng không phải ít người còn bán tín bán nghi vào việc Thượng Đế tạo ra thế giới trong 7 ngày, hay A đam và Ê va là cha mẹ đầu tiên của loài người, nhất là khi khoa học kỹ thuật đã phát triển như ngày nay.

Những lúc như thế, tôi cứ ao ước sao Phật giáo mình cũng có thể làm được điều như vậy. Triết lý nhà Phật không giống như giáo lý đầy mâu thuẫn của Thiên Chúa giáo, mà có khả năng giải đáp cặn kẽ mọi vấn đề của vũ trụ và nhân sinh, và chỉ ra cho con người con đường giải thoát khỏi mọi đau khổ trong hiện tại.

Nếu ai đi chùa cũng hiểu được giáo lý của Phật thì chắc đất nước Việt Nam sẽ là 1 thiên đường ngay trên trái đất này.

Tôi có chút may mắn là được đào tạo tiếng Anh bài bản nên đối với những giáo lý nhà Phật mà tôi hiểu được thì việc chuyển tải lại bằng tiếng Anh không có gì khó khăn lắm. Trừ những người biết tôi trong nhà thờ, những người bạn da trắng khác của tôi hay cùng tôi nói chuyện về đề tài tâm linh tín ngưỡng.

Lúc đầu là tôi khơi mào trước, và họ rất ham thích khi được tìm hiểu một truyền thống tâm linh khác. Vì tôi sinh hoạt trong nhà thờ nhiều nên giáo lý cơ bản của họ tôi cũng tương đối hiểu. Có lẽ nhờ đó mà tôi nói chuyện với người Thiên Chúa giáo không vất vả lắm.

Khi được nghe về Nhân Quả và Luân Hồi, cùng những sự lý giải những điều thắc mắc mà bản thân đối với họ là “chỉ có Chúa mới biết” thông qua cái nhìn của Đạo Phật, họ ngạc nhiên lắm. Từ trước đến nay những chuyện đó họ không thể hiểu nổi tại sao, hỏi cha đạo thì cha cũng chỉ giải thích quanh co, rồi khuyên họ cầu nguyện.

Nghe tôi nói về đề tài Nhân quả, Luân hồi, thế giới tâm linh, họ hứng thú nhiều lắm, và muốn được biết nhiều hơn nữa. Thế mới thấy giáo lý đạo Phật thật là quý giá!

Có một thời gian tôi ở trọ trong một gia đình Hồi giáo. Cuộc sống của họ tương đối kỷ cương. Người Hồi giáo sống đoàn kết chặt chẽ với nhau theo từng cộng đồng. Đạo Hồi không có tính tổ chức chặt chẽ như Thiên Chúa giáo, nhưng lại sống quây quần thành từng cộng đồng dưới sự cai quản của các Imăm (tu sĩ Hồi giáo).

Người Hồi giáo có một đức tin rất mãnh liệt, và tôi thấy việc cầu nguyện của họ dường như còn quan trọng hơn cả việc ăn ngủ. Họ lúc nào cũng sống với thánh Alah của mình, dù cho làm bất kỳ việc gì. Khi nói chuyện với họ như những người bạn, họ rất dễ mến. Nhưng khi nhắc đến các tôn giáo khác, họ tỏ ra rất không thích, và thậm chí hằn học, vì theo họ những kẻ không tin theo Alah đều là những người xấu xa.

Cộng đồng Hồi giáo thì hoàn toàn do người đàn ông chi phối, người phụ nữ hoàn toàn thụ động, phụ thuộc và rất đáng thương. Sống một thời gian, tôi có một số người bạn Hồi giáo, và họ rất mến tôi. Biết tôi là người theo Phật giáo, họ cũng tò mò hỏi về Phật giáo, và cũng muốn giới thiệu về tôn giáo của họ.

Nói chuyện với người Hồi giáo thì khó hơn người Thiên Chúa giáo nhiều, vì sự cực đoan trong giáo lý của họ rất dễ gây xung đột với người trái quan điểm. Nhưng tôi cũng chẳng gặp vấn đề nào cả, bởi khi sống với họ, làm cho họ yêu mến rồi thì sự khác biệt cũng không gây ra rắc rối.

Một người bạn thân của tôi tên là Tahir, anh ta sống rất hiền và thuần thành. Đức tin của anh ta rất mạnh, cũng giống như tất cả những người khác. Nhưng khi nói chuyện với tôi một cách cởi mở, những gì tôi nói về luật nhân quả, về những dấu vết về luân hồi có thể nhận ra được trong cuộc sống xung quanh, và những lý giải về thế giới và nhân sinh theo triết lý Phật giáo v.v. đã làm cho anh ta rúng động thực sự, rồi dẫn tới hoang mang trước niềm tin mãnh liệt vào đấng Alah lâu nay.

Tuy nhiên tôi không dám đi sâu hơn vì sợ phá vỡ niềm tin thiêng liêng ấy. Tôi nghĩ rằng nếu mình làm lung lay đức tin của một người khác mà không có đủ điều kiện để thay thế cho họ đức tin mới vào Phật pháp thì không phải là một việc hay ho. Giá như người này ở Việt Nam thì chắc chắn sẽ có ngày anh ta quy y Phật. Thế mới thấy một lần nữa rằng giáo pháp của đức Phật thật là quý báu!

Nhìn lại thời gian chung sống với 2 tôn giáo đó, tôi thấy họ đều rất mạnh. Thiên Chúa giáo thì mạnh ở tính tổ chức, sự khôn khéo, năng động, và khả năng thích ứng nhanh với điều kiện mới. Còn Hồi giáo thì mạnh ở đức tin mãnh liệt và ở bạo lực.

Nhưng cả 2 sức mạnh đó, nếu đối đầu với sức mạnh trí tuệ của đạo lý nhà Phật thì sẽ đều bị hóa giải. Tôi cho rằng bất kỳ một người đệ tử Phật nào nắm vững đạo lý thì dù sống với tôn giáo nào khác cũng không bị lung lay, vì chẳng giáo lý nào có thể thuyết phục được họ. Trong đêm tối, đèn đuốc là sáng, nhưng dưới ánh sáng mặt trời thì chẳng có đèn đuốc nào được coi là sáng cả.

Vậy mà...

Các vị hòa thượng tôn túc đang nghĩ gì khi hàng ngày thấy hàng nghìn Phật tử đang rời bỏ Phật pháp để bước sang tôn giáo khác? Đọc báo chí chúng ta thấy người Hàn Quốc đang hồ hởi đón nhận Tin Lành như thế nào? Rồi tại Mông Cổ, nơi Phật giáo có cả gần một ngàn năm tuổi, hàng ngày hàng trăm con người đang rời bỏ Phật giáo để bước sang Tin Lành, sang Thiên chúa giáo La Mã?

Rồi ở Thái Lan và Srilanka, bom nổ đạn rơi làm cho những người Phật tử phải hoảng hốt mà chạy trốn khỏi quê hương, để lại đất đai và tương lai cho Hồi giáo nắm giữ.

Tương lai Phật giáo nằm trong tay thế hệ Phật tử trẻ, nhưng... (Ảnh: TT. Thích Thanh Điện trao quyết định công nhận CLB TTNPT Quán Sứ)

Rõ ràng sức mạnh của đạo Phật là giáo lý, của Thiên Chúa giáo là tổ chức, của Hồi giáo là bạo lực. Trong khi 2 tôn giáo kia luôn tận dụng triệt để sức mạnh của mình, thì Phật giáo lại chẳng biết dùng tới sức mạnh của giáo lý.

... Giáo hội đã có chiến lược gì để hoằng pháp và phát triển phong trào Thanh thiếu niên Phật tử? (Ảnh: CLB TNPT TP. Hồ Chí Minh trong lễ Vu Lan 2008)

Muốn để giáo lý Phật giáo đến với mọi người, muốn duy trì mạng sống của Phật pháp, con khẩn cầu các vị tôn túc hòa thượng hãy trăn trở với sứ mạng hoằng pháp nhiều hơn nữa. Trong thời đại ngày nay khi cạnh tranh là đạo lý của sự sinh tồn, nếu Phật giáo không biết tận dụng sức mạnh của mình là hoằng pháp, chẳng mấy chốc sẽ đến lượt Việt Nam mình đứng trong danh sách các nước “đã một thời là Phật giáo”.

Ngày 24/9/2008

Nguyễn Thị Nhã UyênTân Bình, TP. Hồ Chí Minh (kitty13032004@yahoo.com) Kính thưa các quí Thầy! Con là một Phật Tử, con biết cũng khá nhiều trang web về Phật Giáo. Nhưng thời gian gần đây con không dám đọc bất cứ tin tức nào liên quan đến Phật Giáo cả, vì mỗi lần đọc xong con lại buồn, buồn nhiều lắm. Buồn vì Phật Giáo ngày càng bị mai một theo thời gian. Sáng nay nhớ quá vì lâu ngày chưa xem nên mở web ra xem thử có tin tức gì mới không, ai dè lại đọc được bài "Những trăn trở của một cư sĩ về sự nghiệp hoằng pháp của Phật Giáo" thật sự đã làm con rơi nước mắt! Con tha thiết cầu mong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có ngày ngồi bàn lại và cùng nhau tìm đường giải quyết sao cho Giáo Lý Phật Pháp đi vào lòng Phật tử nhiều hơn, sâu hơn. Giáo Lý Phật Giáo rất tích cực nhưng việc hoằng Pháp hiện nay thì rất thụ động. Con xin có vài lời mong quí Thầy tiếp nhận và tìm cách giải quyết sao cho việc hoằng Pháp ngày càng tích cực hơn. Con kính chào!

Nguyen ThuanQuy Nhơn, Bình Định (thichgiactan@yahoo.com) Chúng tôi, tăng ni trẻ cũng rất băn khoăn với sứ mệnh Phật giáo của chúng ta vào ngày mai, vì hiện tại tình hình không mấy khả quan. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì nên đặt biệt phát triển hệ thống giáo dục, văn hoá và từ thiện của Phật giáo. Chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của một số tổ chức Phật giáo đã thành công trong lĩnh vực này, như hội từ tế của Đài Loan, trung tâm nghiên cứu Phật học của Trung Hoa (Đài Loan), và hệ thống tổ chức tu tập và nghiên cứu của Phật Quang Sơn. Thiết nghĩ chúng ta phải làm việc hết sức thực tế và đàm luận cụ thể hướng đi của các vấn đề này, chúng đệ tử tại gia và xuất gia của đức Phật nên hoà hợp, vì tinh thần Bồ Tát tự lợi lợi tha một cách thiết thực để viên mãn quả vị Phật sau này, nên phải phát huy hết mình trong sự nghiệp tự độ độ tha. Chúc tác giả bài viết an lạc!

Trần Thanh TuấnNha Trang, Khánh Hòa (tttuan.khh@gdt.gov.vn) Rất mong Phật tử Việt Nam và các phương tiện thông tin khác mạnh dạng đăng những bài viết phản ánh tâm tư của Phật tử theo hướng của bài viết này. Hãy phát động một cuộc chấn hưng Phật giáo mới, muộn còn hơn không.

Tùng Bùi - Houston, Texas, USA (tung_edu82@yahoo.com) Tôi cũng là một thanh niên phật tử có cùng trăn trở như bạn. Trong khi các tôn giáo khác giở nhiều “thủ đọan” để cải đạo những phật tử thì Phật Giáo vẫn cứ bình chân như vại! Tôi không nói là Phật Giáo không có những họat động hoằng pháp, nhưng những họat động đó rất thụ động và không mấy hiệu quả. Thụ động ở chổ phải đợi người dân đến chùa mà ít thấy chùa đến với làng xóm, với người dân. Thận chí khi người dân đến chùa rồi thì những tập tục xấu trong chùa (như những mê tín dị đoan mà bạn đề cập) có khi còn khiến những người có suy nghĩ nản lòng! Tôi viết vậy để thấy những tồn tại trong đạo Phật chứ không than vãn, kêu ca. Tôi nhận thấy bạn là một người họat bát nên hi vọng bạn sẽ tích cực hơn trong việc truyền bá Phật Pháp, đừng nên trông chờ vào các bậc tôn túc. Câu nói "Việt Nam ĐÃ TỪNG là một nước Phật Giáo" là đúng trong thì hiện tại rồi đó bạn. Hi vọng những người trẻ có tâm huyết như bạn sẽ đổi được thì của câu nói trên. Mong lắm!

Van Nguyen - května 1987 Tábor Czech republika (vannguyen@seznam.cz) Kính thua quy toa soan! con la mot Phat tu hien nay dang sinh song o CH Séc, rat day dut voi su nghiep Hoang phap Phat phap, dac biet la o cac vung nong thon Viet Nam, noi do du da co nhung ngoi chua lau doi ,nhung nhung loi hay y dep cua Duc Phat van chua duoc thau long dan.Viec nay la do su tri tre ve cong tac Hoang Phap trong rat nhieu nam qua.Nay la thoi ky de chan hung Phat giao, con de nghi GHPGVN bo nhiem dan dan nhung tang ni da duoc dao tao co ban o cac vien Phat giao nhu da lam o mot so noi va nhan manh cong viec Hoang phap la dung dau trong cac hoat dong cua nha chua, co nhu vay su giac ngo cua chung sinh moi tien trien mot cach nhanh chong va hieu qua khong kem gi cac ton giao khac. Con rat tin tuong su phuc hung cua Phat giao Viet Nam trong thoi gian gan day. PT Phuc Duoc.

Nguyễn Xuân Linh - An Xuân - Xuân Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận (nguyenlinhvnt07@yahoo.com) trước tiên con kính chúc quý sư cùng các phật tử kính mến, vừa rồi con có đọc bài viết về ( sự nghiệp hoằng pháp của phật giáo ) con mong quý sư hãy cùng phật tử hãy cùng nhau cố gắng hơn nữa để giúp thêm cho phật tử những điều hiểu biết thêm về phật pháp và nhất là thanh thiếu niên tuổi trẻ hôm nay luôn luôn nghe hiểu và biết thêm về phật pháp và trong tư tưởng của của thanh thiếu niên và phật tử luôn có những thuyết giảng dễ hiểu và sâu sắc hơn, vì chính những người phật tử đa số đến chùa chỉ biết thắp nhang khấn nguyện rồi ra về thậm chí có người đến chùa mà chẳng biết đôi chút gì về phật pháp.

Điều mà con mong muốn nhất là một vị sư hay một phật tử .v.v. luôn có những nổ lực hết mình vì đạo pháp và mọi chúng sinh, thứ nhất là tìm cách động viên thêm và giáo hoá phật pháp cho thanh thiếu niên tuổi trẻ vì đó cũng là nền móng cho tương lai phật pháp mai sau phát triển, và cổ động tinh thần cho phật tử từng đoàn đến từng nhà để thăm hỏi và động viên cho gia đình thanh thiếu niên cùng học hiểu về phật pháp, và tạo một tinh thần đoàn kết gắn bó với những người chưa biết hoặc chưa hiểu về đạo pháp.

Theo con biết ở những miền quê có những người muốn đi chùa và tưởng phật nhưng họ lại còn ngại và không đến chùa như thế nào vì không có những tinh thần cổ động đi chùa thì họ còn e dè không đi, thật ra bản thân con cũng là người phật tử khi những người chưa biết về phật pháp nhưng khi con làm quen với họ tiếp xúc với họ dần dần rủ họ đi chùa một vài lần cho biết, khi đến chùa quen dần họ quen dần và có đức tin nơi đức phật và họ càng tỏ ra mạnh mẽ và gắn bó với chùa như không muốn rời xa như một nhà và họ còn cổ động thêm những người khác để tiếp tục đến chùa như vậy, để tạo một đạo pháp ngày càng vững mạnh và đoàn kết hơn.

Con cầu mong quý sư luôn giáo pháp tốt hơn dễ hiểu hơn nhất là thanh thiếu niên vì thiếu niên là mầm móng cho tương lai mai sau, mong quý sư luôn tiếp tục làm tốt đạo pháp cho tương lai mai sau, thành lập ra một đoàn phật tử đi động viên các gia đình và thăm hỏi chia sẻ cho những gia đình khi gặp những khó khăn và phát triển thêm nhiều đoàn động viên chia sẻ cho những ai đang còn gặp khó khăn, đó là tinh thần đoàn kết vừa hiểu đạo pháp vừa ấm áp tinh thần và thư giản để cùng nhau đoàn kết cho tương lai phật giáo cho muôn thế hệ sau. Kính chúc quý sư và phật tử luôn an tâm thường lạc, nguyện cho phật giáo toả khắp mênh mong trong muôn loài.

Đạo Hạnh - 72 Lê Đình Lý - Đà Nẵng (daohanhkyvien@yahoo.com) Điều bạn thao thức là có thực. Một hiện tượng phổ biến ở Miền Bắc nói riêng và vùng sâu vùng xa nói chung. Giáo Hội chưa có một chiến lược để đi Hoằng Pháp mang tính chuyên nghiệp. Ngày trước Giáo Hội tiền nhiệm có chiến lược Hoằng Pháp vùng sâu vùng xa bằng chương trình NHƯ LAI SỨ GIẢ. Còn bây giờ một Thầy muốn mở Đạo Tràng tu tập phải xin phép rất khó. Muốn thỉnh giảng sư về thuyết pháp đôi khi còn lệ thuộc vào chính quyền sở tại nữa.

Tôi vào nhìn thấy Miền Nam có phần thoáng hơn. Những chùa lớn thì có chương trình giảng dạy, thuyết pháp hằng tuần cho Phật tử nghe pháp để tu. Còn ở Miền Trung thì chỉ tổ chức Tu Bát Quan Trai rồi kèm theo thuyết pháp một thời là hơi thịnh. Ngay tại Đà Nẵng là T/P Trung Ương điều kiện rất thuận lợi nhưng vẫn chưa có thực hiện được thường xuyên.

Đôi lúc tôi lại có suy nghĩ nếu Bộ Giáo Dục biết áp dụng năm Giới Cấm của Đức Phật vào dạy trong chương trình học thì rất hay. Bởi lẽ hiện nay tình hình Đạo Đức theo đánh giá chung của xã hội có phần xuống cấp trầm trọng. Mà năm Giới Cấm của Phật chế thì rất hay, rất phù hợp cho mọi lứa tuổi. Cuối cùng tôi chia sẻ với bạn rằng; Bạn hãy gõ cửa đi, sẽ có người mở cửa. Ngày trước tôi cũng như bạn bây giờ. Nay tôi đã có duyên nên xuất gia. Phật pháp là Tuỳ Duyên. Chúc bạn tinh tấn tu học.

Minh Đức - Đà Lạt (mcsaks2@yahoo.com) Bài viết say hay phản ánh rất trung thực. Nhưng lý thuyết thôi chưa đủ.Phật giáo muốn phát triển và tồn tại thì phải hành động. Bằng những việc làm thiết thực một năm 4 qu , mỗi qúy nên tổ chức một ngày hội từ thiện, quét rác, trồng cây xanh bảo vệc môi trường, giúp đỡ,chăm sóc, chăm nom các bà mẹ già cô đơn,các em bé tật nguyền mồ côi.Ngày lễ lớn của Đất nước nên đến thăm,động viên chia sẻ. Thì từ đó hình ảnh Phật giáo mới thực sự đi dần vào trong cuộc sống được. Chứ nếu chỉ lý thuyết, chứ cứ nói đạo Phật là từ bi, là trí tuệ.. thì chúng ta phải chứng minh hành động cụ thể. Cho mọi người thấy được cái giá trị đó........thì lúc đó đạo Phật mới thực sự Đạo Phật

Nếu quý vị độc giả có ý kiến về các vấn đề bài viết này nêu ra, xin bấm vào đây, hoặc gửi email về địa chỉ: trisu@phattuvietnam.net.


Subscribe to comments feed Phản hồi (9 bài gửi):

Tai Hy vào lúc 03/08/2009 23:15
avatar
Xin thưa, sao cứ quy trách nhiệm vào giáo hội, vào các thầy, vào các nghi lễ cổ truyền và nhảm nhí và hồ đồ hết sức vào các chùa cổ đã làm yếu dần đi Phật giáo. Tất cả quý vị đều có thể là sứ giả của như lai và đều có thể thực tập và truyển trao các trí tuệ và lòng từ bi của mình. Quý thầy cũng có những giới hạn và cản trở từ nhiều mặt khác nhau và hơn hết là Phật giáo thì không có sự bắt buột cho nên sự truyền giáo của Phật giáo rất đa dạng và không có được một hệ thống từ trên đến dưới. Vì vậy phương cách truyền đạo của Phật giáo hoàn toàn dựa trên tính tự giác và thực tế để tạo uy tín. Còn việc chuyển đối tính ngưởng cũng ích hiều do tính chất xã hội gây ra. Phật giáo là của mọi tính đồ, chẳng của riêng ai. Đó là nhược điểm của Phật giáo khi so với tính ngưỡng độc thần giáo và cũng là ưu điểm rất hòa bình. Vì vậy mà tín đồ Phật giáo rất uyển chuyển thích nghi mọi tình huống. Xin ngưng ngay việc quy trách nhiệm vào các nghi lễ cổ truyền và các ngôi chùa cổ xưa. Thấy gia đình thua súp chẳn lẽ cứ quy trách nhiệm nơi ông cha bà mẹ sao ko cố gắng học giỏi để nâng cấp gia đình lên.
Nguyen Xuan Mai vào lúc 27/08/2009 21:48
avatar
Pháp Phật như con Thuyền đưa chúng sinh qua biển khổ cuộc đời. Sinh hoạt tâm linh không thể thiếu trong đời sống con người. Do Vô minh, chấp Ngã tạo Nghiệp mà có khổ có sướng. Phật pháp như Sen nở ngát hương trong bùn nhơ cuộc đời. Giáo dục bằng phương cách nào đó mà không ngoài tiêu chí Nhà Phật. Có gieo thì có gặt. Xin Phật học viện rộng mở khai giảng những lớp Hàm thụ Phật học liên thông, lãnh đạo được pháp khí. Gieo giống Từ Bi duy trì Phật pháp cho hậu thế là "sự nghiệp" của toàn thể chúng sinh
Trương Quang Hưng vào lúc 17/10/2009 14:01
avatar
Cần phải xem lại mục tiêu hoằng dương Chánh Pháp. Nhìn nhận một vấn đề cụ thể: hoằng dương là hoằng dương cái gì? Hoằng dương như thế nào, bằng cách nào? Nếu Chánh Pháp là kho tàng kinh điển đồ sộ của Phật Giáo thì thật sự: bản thân những người đang hoằng dương kia cho đến tận cuối đời cũng không thể đọc hết chứ chưa nói đến chuyện nhớ và hiểu một cách đúng đắn.
Hi vọng mọi người hiểu được, nắm bắt được những luận thuyết thâm sâu, lịch sử, nguồn gốc, hay đại tạng kinh là một ảo tưởng. Hoàn toàn mơ hồ và không hề có tính khả thi.
Làm như vậy là tạo nên những nhà hùng biện, lý luận, đào tạo nên những tiến sĩ Phật học chứ không phải xây dựng một nền tảng cơ bản vững chắc cho sự phát triển về ý thức và nhận thức của mọi người về Phật Giáo.
Cốt tuỷ của Hoằng Dương là phải làm cho mọi người nhận thức rằng: Ở đâu có con người, ở đó Phật Giáo có mặt, Chánh Pháp luôn tồn tại song hành cùng con người.
Không cần phải tìm đâu xa, không có sự ngăn cách nào hết. Một hành động mang lại lợi ích cho cộng đồng là hành động của Phật. Nơi nào xuất hiện tình yêu, lòng vị tha, sự hướng thiện, nơi đó có một vị Phật xuất hiện.
Chánh Pháp chân chính là những hành động cụ thể chứ không phải là một mớ bòng bong lý thuyết. Là sự trự nhận thực sự rõ ràng về bản chất của cuộc sống, của tâm thức, của cái tôi và những ảo tưởng mà nó tạo nên.
Chân lý luôn nằm trong những cái đơn giản nhất. Nếu nó mang tính chất cao siêu, mù mờ, khiến cho nhiều người không thể hiểu nổi thì đó không còn là chân lý.
Chánh Pháp với mục tiêu cốt lõi là giúp con người nhận được bản chất của đời sống.
Giáo lý của Đức Phật thật sự đơn giản, rõ ràng, tinh tế và thuần khiết. Nhưng với lớp vỏ bọc của ngôn từ khó hiểu, sự cường điệu hoá, phức tạp hóa của nhiều đạo sư nhằm khẳng định trình độ cao thâm của mình. Tất cả đã tạo nên một lực đẩy vô hình đưa Phật Giáo ra xa con người. Vì bản chất của trí não là chỉ tiếp nhận những gì thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Công Giáo đã làm rất tốt điều đó. Nhưng một số đệ tử Phật Giáo làm rất tồi.

Phật Giáo là nguồn sống, là mục đích sống, là cuộc sống tươi đẹp này.
Chánh pháp chính là sự thông hiểu, tình yêu của con người dành cho muôn loài. Chỉ đơn giản như vậy thôi, thuần khiết như vậy thôi.
Nhìn thấy bản thân mình nơi mọi người, mọi loài nghĩa là đang nhìn bằng ánh sáng chân lý của cuộc sống. Điều này đặc biệt quan trọng, là cốt tuỷ trong việc thực hành sống với tình yêu chân chính, cao thượng. Có ai lại bạc bẽo, thù oán, lừa dối và làm tổn thương chính mình? Phải vậy không?

Chúng ta nỗ lực, cảm thấy trách nhiệm đối với việc phát triển Đạo Phật nhưng còn quá mơ hồ với việc xác định những gì cần làm. Bản thân từ hoằng dương còn quá khó hiểu với rất nhiều người chứ chưa nói đến ý nghĩa sâu sắc của Chánh Pháp. Nghe quá lớn lao, nhưng lại quá chung chung. Nếu nhân danh Phật Giáo ở mọi nơi, sẽ nhận được sự phản đối từ các tôn giáo khác. Sự lo lắng bị mất uy tín, suy giảm số lượng tín đồ sẽ biến thành những hành động cụ thể của các lãnh đạo hay tín đồ của tôn giáo bạn. Thậm chí nó có thể gây nên những tác động tiêu cực, sự đối kháng, đề phòng với Đạo Phật.


Muốn truyền đạt lý thuyết Phật Giáo cho mọi người? Đến bao giờ họ mới có thể học được, hiểu được, chiêm nghiệm và phát triển niềm tin chân chính được?
Thay vào đó, hãy mang đến mọi người tư tưởng nòng cốt, những chân lý sống đơn giản và dễ hiểu đến mức không ai không nhận ra, không ai có thể chối cãi. Hãy tìm kiếm cái đồng ý, gật đầu thuận tình đầu tiên của mọi người rồi thì mới có cơ hội thứ hai. Nếu cái cửa ngỏ dẫn lối đi vào tâm trí con người bị đóng chặt thì việc giúp đỡ họ chấm dứt tại đây...
Quảng ninh vào lúc 27/10/2009 22:59
avatar
Qua bài viết của ngừoi cư sĩ ,và bài phản hồi của Trương Quang Hưng chún Tôi có ý kiến như sau: Đã đến lúc Người cư sĩ phải hoàng dương Phật Pháp,phải cùng những quí Thầy chấn hưng lại Đạo Pháp.Những chùa ở Miền bắc hiện nay chỉ lo đến cúng lễ cho những người chết,nghi lễ cho tín ngưỡng của quê hương,Thử hỏi bạn "Hưng cứ tự mình làm ở chỗ mình ở thì ánh sáng Phật pháp chỉ tồn tại ở nơi đó .Mỡi con người Phật tử có duyên đọc ,hiểu biêt,vận dụng kinh Phật khác nhau" chuyển tâm" Một ví dụ : Nếu các Thầy chùa Phật Quang của TT Thích Chân Quang chỉ có lo cho chùa ,cho Phật tử tại à rịa vũng Tàu ,thì những bài giảng của Thượng tọa làm sao chuyển tâm cho phật tử trong nước,ngoài nước đến thế.nếu không có ánh sáng phương pháp tu luyện của Phật Quang sao có 35 đạo tràng trong một chùa,có hàng triệu người chuyển tâm ,chưa nói đến chuyện hoàng pháp ,từ thiện,mở kháo học đạo đức cho các trẻ em ở khắp 3 miền của dất nước.Trương Quang Hưng có biết không việc thành lập một Đạo tràng tu tập hàng tháng ngoài bắc cực kỳ là khó ,các Thầy các Chùa ,các lãnh đạo Phật giáo chưa hoan hỷ đâu.Ở miền bắc chỉ lo cho phân cúng lẽ người chết thôi ,con dậy cho người sống tu tập chuyển nghiệp khó lắm" các thầy không có thời gian " Mời bạn đến các chùa miền bắc thăm qan nhé ,chứ chưa vội viết những lời bình thân tại chỗ cho những người như Nghiêm minh Kiên nhé.Chúc Hưng Hoan hỷ.
.
Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=5600
 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang