Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Kỹ năng sống Phật giáo cho thanh niên: ứng xử với của cải và tiền bạc
20/05/2011 07:37 (GMT+7)

con người quay lưng lại với của cải, giàu sang, tiền bạc, vật chất… Người tu sĩ muối

 dưa, chay lạt, thanh bần đã đành, theo đúng truyền thống, thì ngay đến tiền cũng

 phải không có, y phục thì làm bằng vải vụn, đã bị vứt bỏ khâu lại…, còn người

 cư sĩ nếu chăm lo việc làm ăn, tạo tác được tài sản, hưởng thụ việc giàu có, thì

 chừng như đã có một cái gì đó trái với tinh thần đạo Phật.

 Một quan niệm như vậy không thể trở thành nguyên tắc sống cho đa số thanh niên, khi

 nguyện vọng chung là học thành tài để kiếm tiền, vừa giúp đỡ gia đình, vừa hưởng thụ

 vật chất. Ước mơ cụ thể và bình thường của họ là từ cái điện thoại di động, đến

 một chiếc xe tươm tất, rồi TV LCD, cho đến một căn nhà, con cái học hành tử tế

 thỉnh thoảng đi du lịch… Những nguyện vọng như thế có thực sự đối lập với đạo

 Phật hay không, mà một số tôn giáo thường khi vin vào đó để cho là đạo Phật

 yếm thế, bi quan, tiêu cực, không thích hợp với ý chí tiến thủ, làm giàu của thanh

 niên, từ đó cải đạo những thanh niên xuất thân gia đình Phật giáo bằng những

 quan điểm giáo lý được cho là kỹ năng sống hợp thời, đáp ứng được nguyện

 vọng của đa số thanh niên hiện nay.

 Như vậy, chúng ta cần làm rõ vấn đề này để tránh những ngộ nhận không hay về đạo

 Tuy đạo Phật khuyến khích con người thiểu dục (ít muốn), tri túc (biết đủ), diệt lòng

 tham…, nhưng điều đó không có nghĩa là đạo Phật hoàn toàn đối lập với việc nỗ lực

 kiếm tiền, kinh doanh làm giàu.

 Đức Phật là một vị thầy thuốc. Ngài tùy theo căn bệnh của chúng sinh mà thuyết giảng

 những khái niệm được coi là phương dược. Kích thích lòng tham muốn vô tận, làm giàu

 bằng mọi giá chắc chắn là điều không nên, không chỉ với đạo Phật.

 Thế nhưng đức Phật có đề cập đến những định hướng trong việc kinh doanh làm giàu,

 thúc đẩy việc tiến thủ trong tạo lập của cải, từ đó có thể áp dụng như những nguyên

 tắc kỹ năng sống căn bản cho một bộ phận thanh niên hiện nay, khi mà trình độ, tâm

 lý, hoàn cảnh sống của họ chưa cho phép hướng đến những mục tiêu như xả ly,

 giải thoát…

 Xin phép dẫn lại dưới đây một đoạn kinh trích từ Tăng chi bộ kinh (III 77-78), dẫn lại

 từ tác phẩm Đức Phật của chúng ta của Hòa thượng Thích Minh Châu (Nhà xuất

 bản Tôn giáo, Hà Nội, 2005 trang 87-88):

 “Đức Phật nói tới bốn niềm vui chính đáng của người Phật tử tại gia, niềm vui có của

 cải, niềm vui được giàu có, niềm vui không có nợ nần và niềm vui không có gì bị chê

trách.

 “Thế nào là niềm vui có của cải? Ở đây, gia chủ có của cải nhờ phấn đấu tích cực,

 góp gom được bằng sức của bàn tay, bằng mồ hôi, đúng pháp, và tích lũy được một

 cách đúng pháp và có ý nghĩa: “Của cải này là của tôi có được nhờ phấn đấu

tích cực tích lũy đúng pháp”, cho nên niềm vui và thỏa mãn đến với ông ta. Đó là

niềm vui có của cải”,

 “Thế nào là niềm vui được giàu có? Ở đây, vị gia chủ được giàu có nhờ phấn đấu tích

 cực, vui vẻ nhờ giàu có và làm nhiều việc lành. Vì có ý nghĩa: “Nhờ giàu có mà có thể

 hưởng thụ sự giàu có và làm các việc lành”, cho nên niềm vui và sự thỏa mãn đến với

ông ta. Đó là niềm vui được giàu có”.

 Thế nào là niềm vui không có nợ nần? Ở đây, vị gia chủ không có nợ nần, lớn hay nhỏ

 đối với bất cứ ai. Vì có ý nghĩ: “Tôi không có nợ nần, dù lớn hay nhỏ đối với bất cứ

 một ai”, cho nên niềm vui và sự thỏa mãn đến với ông ta. Đó là niềm vui không có nợ

 “Thế nào là niềm vui không bị chê trách? Ở đây, vị gia chủ có niềm vui vì các hành động

 của thân, miệng và ý đều không có gì đáng chê trách ở thân, miệng và ý”, cho nên niềm

 vui và thỏa mãn đến với ông ta.” (Tăng Chi III, 77-78).”

 Đoạn kinh rất rõ rang, thiết tưởng không cần bàn luận gì thêm. Chỉ bám sát văn bản

 kinh là hiểu đúng lời Phật dạy. Riêng khái niệm “đúng pháp”, thì cách hiểu cơ bản

 của đạo Phật là không được lấy của không cho, tức là không do trộm cướp mà

 Bài kinh này có thể là một căn cứ hết sức sinh động và cần thiết để xây dựng kỹ năng

 sống cho đa số thanh thiếu niên. Trừ một số, mà thường là không nhiều, có trình độ và

 nhân duyên Phật pháp, có thể lĩnh hội những khái niệm cao sâu, còn số đông thanh thiếu

 niên Phật giáo, có thể lấy những lời dạy trên của Đức Phật làm kỹ năng sống, làm hành

 trang vào đời, làm bệ phóng để phấn đấu, nỗ lực.

 Thật mầu nhiệm, vì đức Phật đã cho chúng ta, người Phật tử tại gia, những quan điểm

 cơ bản về của cải vật chất, tiền bạc, có thể phấn đấu tích cực vì nó, vui với nó, thỏa

 mãn với nó, hưởng thụ nó, và nhờ nó làm các điều lành. Như vậy, theo đạo Phật không

 chỉ là hướng tới mặc đồ rách, ăn tương chao, nghèo vật chất để giàu tinh thần, như

 có người cố khai thác, với dụng tâm đối lập đạo Phật với xu hướng của số đông thanh

 thiếu niên hiện nay, nhằm tách giới trẻ ra khỏi đạo Phật, cải đạo sang tôn giáo khác.

http://hoangphap.info

Các tin đã đăng:
Về đầu trang