Thế là, lại một quốc gia mới ra đời, mà nguyên nhân dẫn tới việc thành lập là tôn giáo. Tôn giáo, chứ không phải dân tộc.
Chúng tôi vẫn hình dung quốc gia luôn gắn liền với dân tộc.
Nhưng không, thế kỷ XX, thế kỷ XXI lại cho thấy xu hướng hình thành quốc gia theo tôn giáo, trải dài từ Âu sang Á.
Một Ấn Độ chia làm ba nước: một theo Ấn giáo, một theo Hồi giáo (sau đó tách thành hai), một theo Phật giáo.
Liên Bang Nam Tư và Liên Bang Xô Viết tan rã, cùng với những ranh
giới dân tộc, ta thấy những đường ranh giới tôn giáo rất rõ ràng.
Bây giờ đến Sudan.
Yếu tố dân tộc gắn kết để tạo thành sự thống nhất quốc gia, trong nhiều trường hợp đã tỏ ra không mạnh như yếu tố tôn giáo.
Chúng ta thấy ở trường hợp Sudan hai quá trình diễn ra song song, là đoàn kết thống nhất, và phân ly chia cắt.
Điều oái ăm là chính tôn giáo lại chi phối cả 2 quá trình này. Tôn giáo
tạo nên sự đoàn kết nhất trí tạo nên tỷ lệ quyết định áp đảo trong cuộc
trưng cầu dân ý. Tôn giáo cũng tạo nên sự cục bộ chia cắt một quốc gia
trước đó là thống nhất.
Do vậy, trước bài học của nhiều trường hợp trên thế giới, có thể thấy
rằng đoàn kết quốc gia, ngoài tinh thần dân tộc, còn phải tính đến tinh
thần tôn giáo.
Một nền tảng tôn giáo của quốc gia cũng quan trọng như nền tảng dân tộc của quốc gia, trong mục tiêu đoàn kết quốc gia.
Vấn đề hầu như không nằm ở tôn giáo đa số, mà ở tôn giáo thiểu số.
Yếu tố thiểu số cộng với yếu tố mạnh về giáo quyền sẽ tạo nên xu hướng
cục bộ, phân ly. Khi đó, người ta không đặt quốc gia dân tộc lên hàng
đầu, mà hướng tới sự thành lập một quốc gia tôn giáo.
Tại Sudan, ở miền Nam theo Cơ Đốc giáo, trước đây trong quốc gia
Sudan thống nhất, bên cạnh đơn vị hành chánh quốc gia do chính phủ trung
ương tổ chức, có các đơn vị hành chính tôn giáo (giáo phận, giáo xứ) do
tôn giáo có giáo quyền mạnh ấn định.
Với những trường hợp như vậy, tình trạng quốc gia trong quốc gia đã hình thành.
Tình trạng Sudan cho thấy, trong 2 quốc gia lồng vào nhau trong một
nước đó. Khi quốc gia dân tộc suy yếu, quốc gia tôn giáo sẽ trỗi dậy,
biến các đơn vị hành chánh tôn giáo riêng của mình thành đơn vị hành
chính quốc gia.
Quốc gia mới nhất trên thế giới tách ra từ Sudan tên gì thì người ta
chưa rõ, nhưng trên nền tảng tôn giáo, nó đã hình thành những đơn vị
hành chính mới từ những đơn vị tôn giáo đã có.
Như vậy, vì sự đoàn kết, thống nhất quốc gia, cần hết sức cẩn thận
đối với các tôn giáo có đơn vị tổ chức riêng, theo cách phân chia của
họ.
Đây không phải chỉ là vấn đề tôn giáo, mà là vấn đề thống nhất dân tộc.
Tôn giáo chính đã từng tạo nên sự thống nhất dân tộc trong quá khứ
cần phải được quan tâm như một yếu tố góp phần nên sự đoàn kết thống
nhất dân tộc.
Nó chống lại sự cát cứ dựa trên tinh thần cục bộ tôn giáo, đặc biệt,
đối với những tôn giáo có giáo quyền mạnh, nhưng thiểu số và sinh hoạt
tách biệt.
Các quốc gia trên thế giới nhìn về trường hợp Sudan, chắc chắn, không
với tâm trạng hoàn toàn thoải mái trước sự kiện người dân miền Nam
Sudan ý thức mình là một tín đồ tôn giáo trước khi ý thức là một công
dân của quốc gia.
Với tư duy đó, nếu không có một nước mới hình thành từ sự chi phối tôn giáo, thì vẫn tiềm ẩn sự bất ổn.
Và do vậy, càng cần phải có một tôn giáo nền tảng dân tộc phục vụ cho việc đoàn kết dân tộc.
MT