Thử
hỏi vấn đề tuổi tác có phải là nguyên nhân chính tạo nên những giá trị
trên hay không? Dạ thưa không phải. Bởi vì sao? Bởi vì quyết định tới
thịnh suy, thành bại, hạnh phúc, bất hạnh của một gia đình bao gồm nhiều
yếu tố chứ không phải chỉ một yếu tố tuổi tác và hơn nữa các yếu tố này
có thể triệt tiêu lẫn nhau.
Yếu tố quan trọng nhất chính là
phúc đức ba đời của hai người. Hai người có được hưởng phúc từ kiếp
trước do mình tạo hay không, có được hưởng hồng phúc do ông bà tổ tiên
đã tạo ra cho mình hay không, và trong cuộc sống hiện tại mình có tạo
được phúc cho mình và con cái mình hay không. Nếu cả ba đời đều có phúc
thì chắc chắn hai người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.
Yếu tố
thứ hai là vấn đề sức khỏe và phong thủy. Cả hai người có đều được khỏe
mạnh hay không? Môi trường sinh sống và làm việc của hai người có hợp
hay không? Hợp ở đây là hợp về hướng nhà, hướng cửa, cách bố trí phòng
ăn, phòng ngủ, phòng làm việc có đúng với khoa học về môi trường sống
hay không?
Yếu tố thứ ba là yếu tố về tâm linh. Cả hai người có
được một sức mạnh tâm linh hay không? Có đồng tâm đồng đạo hay không?
Nghĩa là có một điểm tựa tâm linh vững chắc hay không? Ví dụ như người
theo đạo Phật lấy đức Phật cùng giáo lý của Phật làm điểm tựa tâm linh
cũng như kim chỉ nam cho cuộc sống của mình; người theo đạo Thiên Chúa
Giáo lấy Chúa và giáo lí của Chúa làm điểm tựa tâm linh cũng như kim chỉ
nam cho cuộc sống của mình.
Yếu tố thứ tư là gia cảnh hai
người có được sự tương đồng cần thiết hay không, trình độ nhận thức và
sở thích của hai người có tương hợp hay không? Hai người có hai gia cảnh
khác nhau sẽ rất khó hòa hợp trong lối sống gia đình. Hai người không
có được sự tương đồng về trình độ nhận thức cũng như sở thích sẽ rất khó
chia sẻ và cảm thông cùng nhau.
Yếu tố thứ năm là vấn đề tuổi
tác- vấn đề thứ yếu chứ không phải chủ yếu. Nếu chia theo % thì yếu tố
này chỉ chiếm khoảng 10/100%. Để biết tuổi hai người có hợp nhau hay
không, người ta thường dựa trên sự sung hợp giữa 12 con giáp với nhau;
dựa trên sự tương sinh tương khắc của cung mệnh chiếu theo thập can với
nhau; dựa trên cung phi là đông tứ trạch hay tây tứ trạch chiếu theo bát
quái với nhau.
Mặt khác trong Liễu Phàm Tứ Huấn, ông Liễu Phàm
có nói: Mạng do mình lập, phúc tự mình tìm, người năng làm thiện thì
không những chỉ được hưởng phúc đời hiện tại mà con dư phúc để giành cho
con cháu đời sau. Nên số mệnh hoàn toàn có thể cải tạo được bằng cách
tích đức hành thiện. Nói về cải số thì tìm hiểu luật nhân quả của đạo
Phật là rõ hơn hết cả. Theo luật nhân quả đến số mệnh còn hoán cải được
huống chi là vấn đề tuổi tác giữa hai người.
Từ những yếu tố
như vậy ta có thể đi đến kết luận vấn đề hợp tuổi hay không hợp tuổi
không phải là vấn đề chính quyết định đến sự thịnh suy, thành bại, hạnh
phúc hay bất hạnh của đời người mà vấn đề chính chính là nhân quả ba đời
chứa nhân lành hay nhân ác, là môi trường sống bố trí khoa học hay
không khoa học, là sức mạnh tâm linh có hay không, là gia cảnh và trình
độ nhận thức có hợp nhau hay không.
Tại sao trong thực tế có
những đôi vợ chồng mặc dù tuổi sung, mệnh khắc mà sự nghiệp vẫn hanh
thông, vẫn hạnh phúc, con cái vẫn thành đạt. Ngược lại có những đôi vợ
chồng mặc dù tuổi hợp, mệnh tương sinh mà sự nghiệp vẫn suy bại, gia
đình vẫn bất hạnh, con cái vẫn hư hỏng cũng bởi những lẽ đó. Tại sao Tử
vi tướng số lại chỉ xem được cho người phàm chứ không xem được cho người
tu hành xem ra cũng vì những lẽ đó.
Tóm
lại yếu tố phúc đức là gốc là thân, còn những yếu tố khác chỉ là cành
là lá mà thôi. Vốn sống mỗi người mới là quan trọng, có đủ để thực hiện
những trải nghiệm cho cuộc sống còn dài và làm những việc thiện lành hữu
ích với đời. Dại gì tự bỏ thân mạng mình, bỏ hạnh phúc của mình vì một
lí do vô lí hợp tuổi hay không cơ chứ.
Trần Thái Minh
http://khaidoan.com.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tet/Chuyen-hop-tuoi-hay-khong-hop-tuoi-nen-quan-niem-nhu-the-nao-2846