Sau
8 bài viết phân tích những lý do chính dẫn đến nhu cầu về một ngôi chùa
lớn ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong bài này, chúng tôi sẽ hình dung
về ngôi chùa nói trên, với các phương án có thể.
Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là loạt bài phân tích các nguyên nhân
dẫn đến nhu cầu xây dựng ngôi chùa như trên đã kết thúc. Chúng tôi sẽ
còn trở lại vấn đề này và rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến, bổ sung ý
tưởng.
PHẢI LÀ NGÔI CHÙA CÓ BẢO THÁP, BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN, NHÌN TỪ BẾN BẠCH ĐẰNG
Vì
là kiến trúc biểu tượng cho diện mạo Phật giáo của TPHCM, nên ngôi chùa
đề xuất bên sông Sài Gòn tốt nhất phải là một ngôi chùa lớn, lấy sông
Sài Gòn là mặt tiền, nhìn sang trung tâm TPHCM. Biểu tượng Phật giáo này
có thể nhìn thấy từ đại lộ Nguyễn Huệ, đại lộ dẫn vào trung tâm hành
chính thành phố, hoặc từ đại lộ Hàm Nghi, đại lộ dẫn vào trung tâm
thương mại thành phố.
Vì
lấy sông Sài Gòn là mặt tiền, nên không gian trước ngôi chùa đề xuất sẽ
là mặt nước rộng lớn, tạo khoảng thoáng đãng mênh mông cho mặt tiền
chùa. Hình ảnh kiến trúc chùa soi bóng xuống dòng sông, đặc biệt khi
chiếu sáng về đêm, sẽ tăng vẻ đẹp và tính biểu tượng của ngôi chùa.
Để
tăng tính khả thi cho đề xuất biểu tượng Phật giáo ở khu trung tâm
TPHCM, tạo diện mạo Phật giáo cho kiến trúc thành phố, chúng tôi phác
thảo các phương án sau:
PHƯƠNG ÁN 1: CHÙA, BẢO THÁP VÀ SÂN VƯỜN
Đây
là phương án nếu có đất rộng. Bảo tháp chùa theo kiến trúc dân tộc
truyền thống, có chiều cao phù hợp với yêu cầu nhìn thấy từ các địa điểm
ở quận 1 như đã nói trên và tương xứng với kiến trúc phía sau (là bối
cảnh nếu nhìn từ quận 1).
Chùa
có sân rộng dùng làm quảng trường cử hành các buổi lễ Phật giáo lớn có
sức chứa khoảng 10.000 người (1). Để tôn cao kiến trúc chùa, chánh điện
được đưa lên các tầng trên của một kiến trúc nhiều tầng, diện tích cân
đối với bảo tháp.
PHƯƠNG ÁN 2: CHỈ CÓ BẢO THÁP
Phương
án này được triển khai khi không có đủ diện tích đất để xây dựng kiến
trúc chùa (như chánh điện, giảng đường) và sân làm quảng trường. Trong
hoàn cảnh này, một ngôi bảo tháp cao bên bờ sông cũng đủ là biểu tượng
Phật giáo ở trung tâm thành phố. Một bảo tháp với khuôn viên nhỏ chỉ cần
diện tích đất nhỏ hơn nhiều so với phương án 1. Chính điện nhỏ đưa vào
trong bảo tháp như kiểu Việt Nam Quốc Tự hiện nay.
Như thế, điều cốt yếu vẫn đạt được là kiến trúc Phật giáo có tính biểu tượng ở trung tâm thành phố.
PHƯƠNG ÁN 3: TƯỢNG PHẬT CAO
Tượng
Phật với chiều cao tối đa có thể cũng là một biểu tượng Phật giáo cho
khu trung tâm. Trước tượng Phật là không gian lớn của mặt sông Sài Gòn.
Tượng Phật là phiên bản trong số những tượng Phật cổ Việt Nam hiện có,
vì vậy cũng là một biểu tượng lịch sử văn hóa dân tộc. Chánh điện đặt
bên trong bệ tượng.
Phương án này cũng là phương án khi chỉ có được diện tích đất hẹp, không đủ xây kiến trúc chùa.
Tượng
Phật như thế đương nhiên trở thành tượng Phật có đông người chiêm bái,
lễ lạy do vị trí ở trung tâm thành phố, là tượng đài biểu trưng văn hóa
Phật giáo của TPHCM và cả nước, và còn có ý nghĩa phù hộ bình an cho
TPHCM, thành phố mà tượng được xây dựng ở khu trung tâm.
Hai
phương án sau (bảo tháp hoặc tượng Phật) đều là những phương án yêu cầu
diện tích đất không lớn, do vậy, giảm bớt gánh nặng tài chính, mà vẫn
tạo được biểu tượng Phật giáo ở khu trung tâm Sài Gòn.
Nếu
không thực hiện được một trong ba phương án kể trên, thì sau khi đô thị
mới Thủ Thiêm có thể không còn cơ hội nào nữa để đưa kiến trúc Phật
giáo vào trung tâm TPHCM. Đó là điều đáng tiếc không những cho Phật
giáo, cho TPHCM mà còn cho cả nước, với TPHCM là một trung tâm văn hóa,
du lịch.
Vì
vậy, xin tiếp tục hướng về Ban Trị sự GHPGVN TPHCM với lòng mong mỏi
chư tôn đức giáo phẩm nghĩ đến cơ hội gần như là cuối cùng này để xây
chùa hoặc tạo tượng ở trung tâm TPHCM. Nếu chỉ xây bảo tháp hay dựng
tượng Phật, diện tích đất cần đến không bao nhiêu, mà tác động về mặt
tinh thần của biểu tượng Phật giáo ở trung tâm TPHCM.
Hơn
nữa, bảo tháp được xây dựng ở khu trung tâm có thể là một địa điểm lưu
giữ phụng thờ trái tim thiêng liêng của Bồ tát Thích Quảng Đức rất thích
hợp. Vị trí này vừa đáp ứng yêu cầu nghi lễ phụng tự, vừa có tác dụng
tốt trong việc giáo dục truyền thống Phật giáo Việt Nam đối với tăng ni
Phật tử, tạo niềm kính ngưỡng về thánh tăng Việt Nam đối với bạn bè quốc
tế, tiện bề thăm viếng, lễ bái. Nhân việc vừa rồi Trung ương GHPGVN có
nêu ý kiến bàn luận về nơi tôn trí và thờ phượng vĩnh viễn quả tim bất
diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, chúng tôi xin mạo muội nêu đề xuất như
trên.
MT
(1)
Hiện nay, Thiên Chúa giáo La Mã Tổng giáo phận TPHCM đã có một quảng
trường hành lễ tập trung đông người, là sân Trung tâm Mục vụ và Đại
chủng viện, ở trung tâm TPHCM, đặt tên là “Quảng trường Các Thánh tử đạo
Việt Nam”, sức chứa cao điểm có thể đến 10.000 người. Phật giáo TPHCM
vẫn chưa có nơi hành lễ tập trung ở khu trung tâm thành phố.