Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Nỗi đau mang tên… từ thiện
19/02/2012 08:32 (GMT+7)

thương hiệu công ty, hoặc hứa ủng hộ từ thiện rồi sau đó “xù”, hoặc đem ủng hộ từ thiện bằng những bao đồ cũ không thể dùng được nữa… Tất cả những hành động ấy đã làm mất đi giá trị của hoạt động từ thiện, chà xát lên nỗi đau, và tệ hại hơn là tạo sự hoài nghi, làm cho xã hội bị mất thăng bằng, đảo lộn các giá trị sống càng thêm rối ren vì sự hoài nghi…

Những hành động bất thiện

Tuần qua, tất cả các cơ quan thông tấn báo chí đã liên tục đưa tin về vụ đấu giá từ thiện “ảo” do Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức trên đài truyền hình. Sau buổi truyền hình trực tiếp đấu giá nhằm ủng hộ đồng bào miền Trung, Ban tổ chức đã công bố con số gần 75 tỷ đồng - số tiền của các cá nhân, đơn vị hứa mua cũng như quyên góp được. Ai cũng hoan hỷ vì sự chung tay của cộng đồng trước cơn đói rét, hoàn cảnh ngặt nghèo của đồng bào miền Trung sau đợt bão lũ kéo dài nhiều ngày và diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong thời gian qua. Nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu thì sau đó những người trong Ban tổ chức đã khóc ròng vì có những số điện thoại gọi đấu giá hoặc hứa yểm trợ đã tắt máy hoặc gọi hoài không bắt. Có vị giám đốc của một công ty chuyên về đá quý đấu giá 47 tỷ một cặp kỳ lân đã thoái thác trách nhiệm, đổ thừa qua lại và rồi cuối cùng chỉ hứa sẽ chuyển 1 tỷ đồng đóng góp cho chương trình cứu trợ đồng bào miền Trung thông qua Hội Chữ thập đỏ TP.HCM. Báo chí truy vấn, các luật sư lên tiếng, Ban tổ chức thì rối lên, còn dư luận thì tỏ rõ thái độ: hành vi đấu giá, ủng hộ từ thiện rồi “xù” kiểu đó là quá ác!

Dư luận bức xúc cũng phải, bởi số tiền thu được từ phiên đấu giá là khá cao, thắp lên niềm vui từ đồng bào miền Trung, vì họ nghĩ số tiền ấy ít nhiều cũng giải quyết được một phần khó khăn, giúp xoa dịu phần nào nỗi đau, mất mát sau bão lũ. Riêng, việc xã hội chung tay cho công tác từ thiện từ buổi hướng về đồng bào vùng bão lũ cũng kịp thắp lên niềm tin rằng lương tâm con người vẫn còn đâu đó trong cộng đồng giữa thời buổi nhiễu nhương, đọc đâu cũng thấy những thông tin cướp-hiếp-giết-tham ô, tham nhũng…

Và càng vui, càng tin bao nhiêu thì thông tin thất bại từ cuộc đấu giá công khai, được phát trên truyền hình đã nhanh chóng lan đi, như một gáo nước lạnh tạt vào mặt của nhiều người. Các diễn đàn mạng xôn xao bình luận, và ai cũng chung một nỗi lòng đắng nghét, những câu than hỡi, than ôi của cư dân mạng cứ liên tục được thốt lên. “Sao người ta lại có thể làm như thế với người nghèo cơ chứ?”, “tại sao người ta có thể bợt cỡn với niềm tin như thế?”… đó cũng là tâm trạng của mọi người khi đọc thông tin này trên báo.

Bàn chuyện mới nhất và nhớ về chuyện cũng mới toanh đây, trong mùa lũ tháng 10-2010, dư luận đã bức xúc trước thông tin một container hàng cứu trợ trở thành giẻ lau xe. Nhân đó, một số nơi tiếp nhận hàng cứu trợ cũng xem lại quần áo đóng góp và điều đáng buồn là trong số những áo quần lành lặn còn có những áo quần cũ rách bươm… y như rác thải. Từ quần áo rách rưới đến nội y của phụ nữ cũng được người ta đem đến nơi quyên góp để… ủng hộ đồng bào vùng lũ! Hàng hóa cứu trợ có nơi là loại quá “đát” (hạn sử dụng). Nhiều người làm từ thiện đã cảm thấy bị tổn thương bởi của cho (không xứng đáng) và cả cách cho (có phần xem thường) của nhiều người khi đem đồ bỏ đi như đã nêu để “ủng hộ lũ lụt”.

Từ trong vùng lũ, một nhà báo đang công tác tại Báo Thanh Niên đã phải kể câu chuyện đau lòng mà anh nghe nhiều từ những cuộc gọi của các công ty. Chuyện kể là trong những giây phút cấp bách nhất, cần cứu đói ngay cho dân thì có những công ty gọi tới, họ muốn ủng hộ nhưng với điều kiện phải đăng báo đơn vị của họ (mà phải đăng trang nhất nữa). Anh hỏi một câu chua chát trên blog cá nhân của mình rằng: “Vậy cuối cùng công ty ấy muốn làm từ thiện hay là quảng cáo không biết?”. Rõ ràng, trong những lúc ngặt nghèo, đồng bào cần sự chung tay “lá lành đùm lá rách” với truyền thống “thương người như thể thương thân” thì vẫn có những nơi “đục nước béo cò”. Có kẻ nhân danh làm từ thiện vì cái danh, cái lợi chứ không phải toàn tâm toàn ý vì con người, vì muốn xoa dịu vết thương, nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Cũng may là số ấy không nhiều, bởi chúng ta vẫn bắt gặp nhiều cá nhân, đơn vị âm thầm chia sẻ, quà và tấm lòng được trao tận tay cho người nghèo với sự ấm nóng tình người…

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”

Lời một ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh vẫn cứ nguyên giá trị khi chúng ta ca lên để nhắc về tình thương chân thật cần phải được nuôi dưỡng ở mỗi con người. Chất phác mà gọi, lòng từ chính là “tấm lòng”, sự sẻ chia từ trái tim dành cho con người, nhất là trong tình huống ngặt nghèo, khổ đau, mất mát vì thiên tai, tai nạn, đau ốm, bệnh tật… Từ trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng nhận ra những “tấm lòng” rất đáng tuyên dương với hạnh nguyện bố thí - hiến tặng rất cao đẹp. Trong đó hình ảnh của những thầy, sư cô và Phật tử trên mặt trận từ thiện luôn là những hình đẹp, tạo được sự tin cậy nơi người nhận lẫn mạnh thường quân đóng góp.

Người viết bài này được tháp tùng nhiều chuyến từ thiện với các phái đoàn của quý thầy, sư cô đi đến nhiều vùng đất nghèo, hẻo lánh và những nơi thiên tai nên cảm nhận rất rõ “tấm lòng” ấy. Mỗi chuyến đi từ vài chục đến vài ba trăm triệu đồng đều là tiền của tín đồ Phật tử hoan hỷ hiến tặng. Phật dạy người con Phật cần có hạnh bố thí, đó là một trong những phương pháp để nuôi lớn từ tâm, xả bỏ tham lam… Do đó, bất kỳ người con Phật nào cũng thấm nhuần lời dạy đó, đồng thời áp dụng triệt để vào đời sống, luôn lắng nghe nỗi khổ của nhân gian và sẵn lòng chung tay cứu khổ, chung tay chia sớt nỗi đau, bất hạnh bằng hành động cụ thể. Điều đó được minh chứng rõ ràng qua những kỳ tổng kết từ các tổ chức xã hội như Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM chẳng hạn, năm nào Phật giáo cũng tiên phong trong việc đóng góp từ thiện. Đợt lũ lụt vừa qua, theo thông tin mới nhất từ Ban Từ thiện xã hội báo Giác Ngộ thì số tiền 3 tỷ đồng, Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm và bạn đọc đóng góp bằng tiền mặt, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đã được chuyển đến đồng bào nơi vùng lũ. Con số ấy không phải là nhỏ so với quy mô một tờ báo Phật giáo mỗi tuần ra một số. Nói điều đó để chứng minh thêm một điều rằng: bạn đọc Giác Ngộ đa phần là Tăng Ni, Phật tử và chính họ cũng là những mạnh thường quân tích cực để Ban Từ thiện của báo có nhiều việc để làm, giúp được nhiều mảnh đời đáng thương.

Vậy là, với tinh thần từ bi, trí tuệ mà Phật dạy cho chúng sinh, Phật tử đã kịp lãnh hội để rồi mang bi tâm của mình đến với chúng sinh, với đồng bào còn khổ, với nguyên tắc được nhắc nhở trên mỗi chuyến từ thiện: đó là một trong những pháp tu thiết thực, “Cách cho hơn của cho”. Và những chuyến từ thiện của Phật giáo cũng chính là bài pháp được diễn bày với ý nghĩa “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”.

Lưu Đình Long

http://giacngo.vn/tuthienxahoi/xahoi/2012/02/19/375450/

Các tin đã đăng:
Về đầu trang