Ngày
29/7/2013, nhiều tờ báo, trang web đồng loạt đưa tin, Công ty Tương
Lai, đơn vị đang quản lý và điều hành tòa nhà Vincon Center A, đã thôi
không dùng tên Catinat cho tòa nhà này, như dự định đổi tên ban đầu.
Catinat là tên đường Đồng Khởi trước đây, do thực dân Pháp đặt cho con đường dẫn vào nhà thờ Đức Bà.
Catinat
còn là tên chiến hạm Pháp đã dự các trận đánh xâm chiếm Việt Nam cuối
thế kỷ XIX, như các trận Đà Nẵng 1856; Sài Gòn 1859. Tên Catinat dùng
cho một đường phố ở Sài Gòn có từ 1865, để kỷ niệm chiến hạm Pháp nói
trên. Chế độ Sài Gòn sau đó đã xóa bỏ tên Catinat, thay vào đó, họ gọi
là đường Tự Do.
Quyết
định không chọn tên Catinat để làm tên mới cho tòa nhà Vincom Center A
cho thấy một nhận thức mà người dân TPHCM đáng lấy làm mừng. Đó là cần
xóa đi những dấu tích mà thực dân Pháp để lại.
Trước
đây, việc dùng tên An Nam, tên thực dân Pháp gọi nước ta vào cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX làm tên một số quán ăn, quán cà phê, cửa hàng ở
TPHCM đã bị báo chí và người dân TPHCM phản đối. Danh từ “An Nam” sau đó
đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong các tên gọi hàng quán ở TPHCM. Điều đó
cũng nằm trong nhận thức cần xóa bỏ dấu tích của thực dân Pháp, như
trường hợp tên gọi Catinat.
Đây là ý thức tự nhiên của người dân của một đất nước độc lập, thống nhất, đối với quá khứ bị đô hộ, chia cắt.
Một
người bạn của tôi có dịp đi Hàn Quốc về kể rằng, những công thự do Nhật
xây dựng ở Hàn Quốc trong thời gian chiếm đóng nước này phần lớn đều bị
chính phủ Hàn Quốc phá dỡ để xây mới, và điều này được nhân dân Hàn
Quốc hết sức ủng hộ, vì tất cả người dân đều muốn xóa sạch những vết
tích đô hộ của Phát xít Nhật, quên hẳn quá khứ đau thương.
Như
thế, xem ra, có phần hơi cực đoan. Nhưng điều đáng lưu ý là đối với
những công trình mang tính biểu tượng và những hệ quả văn hóa, tư tưởng
của nó, cần có sự quan tâm và biện pháp thích hợp. Xóa bỏ không chỉ là
việc phá dỡ. Mà còn có những biện pháp khác như trung hòa tác động tinh
thần của nó.
Dấu
tích một thành phố Sài Gòn toàn tòng đạo Ca tô La Mã mà thực dân Pháp,
chế độ Ngô Đình Diệm để lại, những gì phải tháo dỡ để xóa bỏ thì đã tháo
dỡ, như tượng thiên thần Micae chẳng hạn. Còn đối với cái còn lại, như
đặt biểu tượng giáo quyền trên chính quyền, cấu trúc khu trung tâm theo
kiểu xóm đạo… thì vẫn cần tiếp tục điều chỉnh.
Giải
pháp được đề nghị ở đây là giải pháp trung hòa những dấu tích quy hoạch
mà thực dân Pháp để lại bằng cách bổ sung những quy hoạch mới, có tác
dụng làm giảm tác động từ quy hoạch của thực dân Pháp.
Cách
quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng là đi theo hướng này. Nó trung
hòa trung tâm cũ với nhà nhà thờ Đức Bà giữ vai trò chính bằng một trung
tâm mới. TPHCM sẽ có môt quảng trường mới. Như thế, những cuộc lễ lớn
của thành phố sẽ không còn phải tổ chức ở quãng trường trước Dinh Độc
Lập, tức là sau lưng nhà thờ Đức Bà. Một bước trung hòa cái cấu trúc
“xóm đạo” (xem bài 3) đã được thực hiện.
Nhưng
hình thái thượng tôn duy nhất đạo Ca tô La Mã vẫn còn, vì khu trung tâm
thành phố thiếu những kiến trúc tôn giáo truyền thống dân tộc, mà cụ
thể ở đây là Phật giáo. Để trung hòa hình ảnh độc tôn đạo Ca tô La Mã
của trung tâm thành phố Sài Gòn do thực dân Pháp để lại tất nhiên cần
một kiến trúc Phật giáo ở khu trung tâm.
Trong
bối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu trung tâm mở rộng của Sài Gòn ở
ngay bên kia sông, đối diện khu trung tâm hiện tại, đang được quy hoạch,
thì một ngôi chùa lớn, có độ cao phù hợp để nổi bật trên nền khu đô thị
mới và có thể nhìn thấy từ bờ sông quận 1, là giải pháp thích hợp hơn
cả.
Một
ngôi chùa như vậy càng cần thiết trong bối cảnh các cơ sở của đạo Ca tô
La Mã trước đây được nhà nước trưng dụng, nay chuyển trả lại, sẽ phục
hồi gần như nguyên vẹn diện mạo quy hoạch thành phố Sài Gòn theo đạo Ca
tô La Mã mà thực dân Pháp để lại. Nếu không có một ngôi chùa lớn làm
biểu tượng cân xứng, hài hòa tôn giáo ở khu trung tâm, thì trung tâm tôn
giáo của TPHCM vẫn là nhà thờ Đức Bà, tức là còn nguyên ý đồ của thực
dân Pháp khi thiết kế đô thị Sài Gòn cuối thế kỷ XIX, không xóa bỏ được
gì (trừ việc đổi tên quảng trường trước nhà thờ thành quảng trường Công
xã Paris như đã nói).
Quy hoạch, đương nhiên, thuộc thẩm quyền của chính quyền thành phố. Nhưng Phật giáo TPHCM cũng có trách nhiệm đề xuất.
Hàng
bao ngôi chùa ở trung tâm thành phố Sài Gòn mà thực dân Pháp phá hủy
khi xâm lược nước ta cần được khôi phục bằng một ngôi chùa thích hợp nằm
ở trung tâm mới, trung tâm mở rộng của thành phố, lấy mặt tiền là bờ
sông nhìn qua khu trung tâm hiện hữu.
Người
dân thành phố đã không chấp nhận những dấu tích như Catinat, An Nam…,
thì người dân thành phố cũng không thể chấp nhận duy trì quy hoạch kiến
trúc đặt kiến trúc biểu tượng giáo quyền đạo Ca tô La Mã trên kiến trúc
biểu tượng chính quyền, quy hoạch kiến trúc lấy nhà thờ chính tòa đạo Ca
tô La Mã làm trung tâm, quy hoạch kiến trúc trung tâm thành phố theo
kiểu xóm đạo mà thực dân Pháp để lại.
Xây
dựng ngôi chùa lớn bên bờ sông Sài Gòn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là
tìm trái cân để cân bằng hình ảnh tôn giáo sai lệch của Sài Gòn mà thực
dân Pháp để lại. Việc xây dựng như thế, chính ra, đó là việc xóa bỏ tàn
tích đô hộ của thực dân Pháp một cách tích cực và phù hợp. Tích cực, vì
chỉ là sự bổ sung nhưng mang trong nó tác động điều chỉnh rất mạnh mẽ
đối với diện mạo kiến trúc trung tâm thành phố, khắc phục yếu tố tiêu
cực mà thực dân Pháp để lại. Phù hợp, vì nó phản ánh chân thực hiện
trạng đa tôn giáo, hài hòa tôn giáo ở TPHCM và trên phạm vi cả nước.
Vấn
đề đã được được lên qua 4 bài viết. Mong rằng sẽ sớm nhận được tín hiệu
những bước đi đầu tiên từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM. Đây không
phải chỉ là việc xây dựng một ngôi chùa bình thường, mà đây là vấn đề
diện mạo của thành phố, là đi tiếp những bước đi trên con đường độc lập,
tự chủ dân tộc. Tăng, tín đồ Phật giáo tất yếu phải góp phần trách
nhiệm vào diện mạo TPHCM đổi mới, trong bối cảnh đất nước độc lập, thống
nhất, xóa bỏ những tàn tích đô hộ của thực dân Pháp.