Mới cách đây mấy ngày, các đài nước ngoài lại đưa tin Bắc và Nam Sudan lại đánh nhau. Lần này thì phi pháo được sử dụng.
Người ta nghĩ rằng khi đã đạt được sự chia cắt, Giáo hội Ca tô La
Mã thực sự chấp chính trên lãnh địa tôn giáo riêng cho họ, có đường biên
giới rõ ràng, được quốc tế công nhận, thì xung đột do các tôn giáo tạo
ra, trong đó có phía Giáo hội Ca tô La Mã Sudan, sẽ chấm dứt.
Cái gì khơi nguồn từ bạo lực, chia rẽ thì sẽ không kết thúc dễ dàng
bằng hòa bình, hòa hợp một cách dễ dàng, dù có sự bảo đảm của quốc tế,
sự can thiệp của các siêu cường.
Giáo hội Ca tô La Mã ở Sudan đã lợi dụng tình huống mâu thuẫn dẫn
đến xung đột bạo lực, để cuối cùng dẫn đến sự chia cắt nước Sudan theo
đường ranh giới tôn giáo. Trong quá trình đó, Giáo hội trở thành lực
lượng cầm quyền ở miền Nam.
Trang Dũng Lạc có đăng bài “Vai trò của Giáo hội Công giáo trong cuộc trưng cầu dân ý ở miền Nam Sudan” của tác giả Trần Mạnh Trác.
Bài viết dẫn lại nhiều ý từ một nhân vật có tên là Dan Griffin, với chức danh “cố vấn Sudan Catholic Relief Services, điều hợp viên giữa Hoa Kỳ và các nhân viên ở Sudan”.
Phần lớn các ý kiến dẫn lại đều hướng đến việc xem hoạt động chia cắt
Nam Sudan, đưa Giáo hội Ca tô La Mã lên nắm quyền chính trị ở Nam Sudan
là điều cần thiết cho hòa bình.
Bài viết đưa ra lời Dan Griffin, quan chức một tổ chức Catholic, nói không dấu giếm: “Đây
là trường hợp mà Giáo hội đã cung cấp một viễn kiến rất hữu hiệu”,
“Giáo hội đang dẫn đầu, đưa ra viễn tượng của một nước Sudan chưa tồn
tại kêu gọi người dân tham gia và đóng góp vào việc xây dựng quốc gia”.
Một vị trí quyền lực được chuẩn bị cho Giáo hội từ sự mâu thuẫn,
bất ổn tranh chấp, xung đột rồi chiến tranh. Không có những cái đó thì
Giáo hội Ca tô La Mã không có cái để nắm lấy quyền ảnh hưởng chính trị ở
bên trong đường ranh giới tạo ra dành cho họ.
Chính Giáo hội, từ xung đột, đã vẽ nên và thúc đẩy xu hướng chia cắt. Bài viết đã dẫn cho biết rõ: “Một
số nhà quan sát cho rằng miền Nam đã không xử lý tốt việc chuyển tiếp
này cho nên không nên triệt để tiến tới độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo
Giáo hội [Ca tô La Mã – chú thích của người viết bài này], là những
người hiểu biết tường tận những thiếu sót của chính quyền miền Nam qua
kinh nghiệm, đã đánh giá rằng cuộc bỏ phiếu độc lập cần được thực hiện”.
Sự loạn lạc, bất ổn đã tạo nên tình huống thuận lợi để Giáo hội Ca
tô La Mã nắm lấy quyền “bảo đảm an ninh”, tức là chính quyền, chứ không
gì khác. Bài báo viết “Qua con đường ngoại giao và các cơ quan quốc tế, các giám mục Sudan đã tìm cách “bảo đảm an ninh…”.
Trước đó, bài viết dẫn trên cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố bất ổn tạo
ra trách nhiệm lãnh đạo [tức nắm chính quyền] của Giáo hội [Ca tô La
Mã, trong ngoặc vuông là chú thích của người viết bài này]. Một kết luận
của bài viết đang được trích dẫn không ngần ngại nói rõ “Các điều kiện này [tức sự bất ổn], đã buộc Giáo hội [Ca tô La Mã] vào vai trò lãnh đạo”.
Như vậy, một công thức đã hiện hình:
Bất ổn -> nhu cầu bảo đảm an ninh của Giáo hội [La Mã] + chia cắt + chiếm chính quyền.
|
Người ta nói đến hòa bình, vãn hồi trật tự như là kết quả của công
thức đó. Nhưng thực tế cho thấy, khi sự thù hận, chia rẽ được kích thích
để có xung đột, rồi lại tìm kiếm hòa bình bằng sự chia cắt, thì không
có hòa bình căn bản và bền vững. Ở Sudan, bây giờ không đánh nhau bằng
súng trường, đại bác trên mặt đất, thì người ta dùng máy bay vượt qua
biên giới.
Trong khi đó, nếu giáo hội Ca tô La Mã giữ quyền “bảo đảm an ninh”
cho một phía, thì tất yếu cũng phải sử dụng đến súng phòng không hay
không chiến. Và thế là quốc gia đó, khu vực đó lại quay về lại thời
trung cổ, với các cuộc chiến có liên hệ đến các cha cố.
Đây không phải là chuyện Sudan xa xôi, để chúng ta có thể bị phê bình là không cần thiết khi bàn luận. Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta.
Rồi những mâu thuẫn dẫn tới bất ổn, điều đó không lạ, cũng kể cả ở ta,
mà phần lớn từ những vụ “đòi đất”. Nếu cường độ lên đến mức nào đó, thì
họ có thể áp dụng công thức ở trên.
Nghiệm bài học như thế vào hoàn cảnh nước ta, thì trách nhiệm của
Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam, là phải đẩy mạnh hoạt động của
mình khắp mọi miền đất nước, sao cho những nỗ lực hoằng hóa có thể đưa
đạo Phật hiện diện ở khắp cả mọi nơi, từ miền đồng bằng ven biển đến
vùng rừng sâu núi thẳm, không để hình thành các đường ranh giới tôn
giáo, một yếu tố trong công thức Sudan, hay công thức Đông Timor, công
thức Croatia…
Từ Sudan bài học lớn trong việc bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ, giữ gìn ổn định xã hội, cũng cố hòa bình, là không để định hình các
đường ranh giới tôn giáo. Để làm được điều này, thì phương thức cụ thể
tùy theo hoàn cảnh từng nước. Còn riêng ở Việt Nam, thì trước hết là sự
thúc đẩy Đạo Phật phát triển ở những vùng manh nha các đường ranh giới
tôn giáo như vậy. Đạo Phật tại Việt Nam trong sự phát triển của mình,
không hướng tới việc thiết lập các lãnh địa tôn giáo, kẽ vạch các đường
ranh giới tôn giáo, mà ngược lại, đạo Phật là yếu tố hóa giải các xu
hướng tiêu cực đó.
MT